Phương Nga
Tích Cực
Béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được can thiệp thì béo phì có thể dẫn đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn.
Béo phì nghiêm trọng được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35. BMI được sử dụng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể và xác định xem một người có đang ở mức cân nặng phù hợp với chiều cao hay không. BMI không phải là một chỉ số đánh giá chính xác tuyệt đối nhưng sẽ giúp biết được phạm vi cân nặng lý tưởng tùy theo chiều cao của mỗi người.
Khi chúng ta ăn uống, cơ thể sẽ sử dụng lượng calo (năng lượng) nạp vào để thực hiện các chức năng cơ bản và phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể cũng cần calo để tim bơm máu và tiêu hóa thức ăn. Khi lượng calo nạp vào đó lớn hơn calo mà cơ thể sử dụng mỗi ngày thì lượng calo dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ. Mỡ sẽ ngày càng tăng nếu tiếp tục ăn nhiều calo hơn lượng calo tiêu hao mỗi ngày. Béo phì là kết quả của sự tích trữ quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như suy giáp cũng có thể dẫn đến tăng cân, nhưng thường có thể kiểm soát để không bị béo phì. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tăng cân cũng có thể là do một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm.
Bất cứ ai cũng có thể tăng cân và béo phì nếu thường xuyên nạp vào cơ thể quá nhiều calo.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền là một trong những yếu tố chính quyết định cách mà cơ thể dự trữ năng lượng. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm ra mối liên hệ giữa gen di truyền và cân nặng.
Lối sống cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến cân nặng và tỷ lệ mỡ cơ thể, bao gồm cả thói quen ăn uống và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày. Nhiều người có thói quen ăn uống không tốt ngay từ khi còn nhỏ và khi lớn lên lại khó điều chỉnh nên bị thừa cân và béo phì. Hơn nữa, khi trưởng thành, chúng ta thường phải ngồi nhiều và có ít thời gian hơn để vận động mỗi ngày nên nguy cơ thừa cân lại càng cao.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tăng cân, chẳng hạn như căng thẳng, lo âu và thiếu ngủ. Những người mới cai thuốc lá cũng thường bị tăng cân tạm thời. Phụ nữ thường khó giảm cân khi mang thai và tăng cân do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù những yếu tố này không phải lúc nào cũng gây bệnh béo phì nhưng có thể góp phần làm tăng nguy cơ.
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, kiểm tra cân nặng, hỏi về cân nặng trước đây, thói quen ăn uống, sinh hoạt và bệnh sử.
BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Bạn có thể tính chỉ số BMI của mình bằng cách truy cập vào trang web này hoặc tự tính bằng công thức trên.
Dưới đây là các phạm vi BMI và mức cân nặng tương ứng:
Phương pháp sử dụng chỉ số BMI để chẩn đoán béo phì có một số điểm hạn chế. Chỉ số BMI không tính đến khối lượng cơ và tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Ví dụ, các vận động viên thường có cơ phát triển nên cân nặng lớn và chỉ số BMI có thể nằm trong phạm vi béo phì trong khi thực tế thì chỉ có một lượng mỡ rất nhỏ trong cơ thể. Do đó, bác sĩ thường phải sử dụng các phương pháp khác để đánh giá chính xác về tỷ lệ mỡ cơ thể.
Để đánh giá béo phì, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sử dụng thước kẹp (caliper) để đo độ dày của một vùng da nhéo lên từ bắp tay, bụng hoặc đùi. Một cách khác để kiểm tra tỷ lệ mỡ cơ thể là dùng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học, thường được thực hiện bằng một loại thiết bị đặc biệt. Thiết bị này đưa dòng điện nhẹ qua cơ thể và dựa trên phản ứng của các mô để ước tính lượng mỡ. Cuối cùng, tỷ lệ mỡ trong cơ thể có thể được đo chính xác hơn bằng các thiết bị chuyên dụng, ví dụ như cân thủy tĩnh hay đo chuyển vị không khí nhưng những phương pháp này khá phức tạp và không phổ biến.
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nội tiết tố hoặc tìm ra các vấn đề sức khỏe khác có thể gây tăng cân.
Béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được can thiệp thì béo phì có thể dẫn đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
Có một số phương pháp điều trị bệnh béo phì.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là cách đơn giản nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Những người bị béo phì nên tránh các chế độ ăn kiêng cấp tốc và cần phải thực hiện các thay đổi thói quen ăn uống về lâu dài. Một số điều chỉnh cần thực hiện đối với chế độ ăn là ăn nhiều trái cây và rau xanh, ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, cá, tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường,…
Đối với những trường hợp bị béo phì, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và tập luyện để giảm cân một cách an toàn, hiệu quả.
Khi mới bắt đầu tập luyện, người béo phì thường chỉ tập được những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó khi cân nặng đã giảm và thể chất tăng thì có thể tăng dần cường độ và thời lượng tập lên.
>>> Các phương pháp giảm an toàn, lành mạnh
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm cân. Những loại thuốc này hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn nhưng vẫn phải kết hợp cùng với chế độ ăn uống và tập luyện. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều tăng cân trở lại khi ngừng dùng thuốc. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc bán trên thị trường.
Đối với các trường hợp béo phì nghiêm trọng và đã thử hết các phương pháp nêu trên nhưng vẫn không thể giảm cân thành công thì cần cân nhắc đến phương án phẫu thuật, chẳng hạn như thắt đai dạ dày, cắt vạt dạ dày, nối tắt dạ dày, đặt bóng dạ dày. Những phương pháp phẫu thuật này thường có cơ chế là thu nhỏ kích thước dạ dày, dẫn đến ăn ít đi và giảm cân. Ngoài ra, phẫu thuật giảm cân còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ - đều có liên quan đến béo phì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ đi kèm với một số rủi ro và biến chứng nên cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Hai ví dụ về phẫu thuật giảm cân là:
Trong quy trình này, bác sĩ sẽ buộc một sợi dây có thể bơm phồng quanh phần trên của dạ dày để chia dạ dày thành hai phần. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn khi ăn và từ đó làm giảm lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.
Phương pháp phẫu thuật này sẽ thay đổi con đường di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa bằng cách bỏ qua một phần dạ dày và ruột non. Phương pháp này cũng làm cho bạn cảm thấy no nhanh hơn.
Béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Một lối sống lành mạnh gồm có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên vừa là cách giảm cân và vừa giúp ngăn ngừa béo phì.
Một số thay đổi trong chế độ ăn để ngăn ngừa tăng cân gồm có:
Hoạt động thể chất thường xuyên là điều rất tốt cho sức khỏe tổng thể và cân nặng. Mỗi người trưởng thành được khuyến nghị nên tập thể dục cường độ vừa đến cao 150 – 180 phút mỗi tuần. Tập luyện cường độ cao sẽ làm tăng nhịp tim đáng kể và giúp cơ thể đốt cháy được nhiều calo. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục nếu đang có các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, bệnh tim mạch,… Ngoài các hình thức tập cardio như chạy bộ hoặc đi bộ, bơi lội, nhảy dây, đạp xe,… bạn nên kết hợp thêm tập thể hình, ví dụ như tập tạ để tăng khối lượng cơ và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Tỷ lệ trao đổi chất càng cao thì càng đốt cháy nhiều calo, kể cả vào những lúc nghỉ ngơi.
Ngoài tập thể dục, bạn cũng nên vận động nhiều hơn trong suốt cả ngày.
Xem tiếp...
Béo phì nghiêm trọng là gì?
Béo phì nghiêm trọng được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 35. BMI được sử dụng để ước tính lượng mỡ trong cơ thể và xác định xem một người có đang ở mức cân nặng phù hợp với chiều cao hay không. BMI không phải là một chỉ số đánh giá chính xác tuyệt đối nhưng sẽ giúp biết được phạm vi cân nặng lý tưởng tùy theo chiều cao của mỗi người.
Nguyên nhân gây béo phì
Khi chúng ta ăn uống, cơ thể sẽ sử dụng lượng calo (năng lượng) nạp vào để thực hiện các chức năng cơ bản và phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Ngay cả khi nghỉ ngơi, cơ thể cũng cần calo để tim bơm máu và tiêu hóa thức ăn. Khi lượng calo nạp vào đó lớn hơn calo mà cơ thể sử dụng mỗi ngày thì lượng calo dư thừa sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ. Mỡ sẽ ngày càng tăng nếu tiếp tục ăn nhiều calo hơn lượng calo tiêu hao mỗi ngày. Béo phì là kết quả của sự tích trữ quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Nhiều vấn đề sức khỏe, ví dụ như suy giáp cũng có thể dẫn đến tăng cân, nhưng thường có thể kiểm soát để không bị béo phì. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây tăng cân cũng có thể là do một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm.
Ai có nguy cơ bị béo phì?
Bất cứ ai cũng có thể tăng cân và béo phì nếu thường xuyên nạp vào cơ thể quá nhiều calo.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng di truyền là một trong những yếu tố chính quyết định cách mà cơ thể dự trữ năng lượng. Nhiều nghiên cứu đang được thực hiện để tìm ra mối liên hệ giữa gen di truyền và cân nặng.
Lối sống cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến cân nặng và tỷ lệ mỡ cơ thể, bao gồm cả thói quen ăn uống và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày. Nhiều người có thói quen ăn uống không tốt ngay từ khi còn nhỏ và khi lớn lên lại khó điều chỉnh nên bị thừa cân và béo phì. Hơn nữa, khi trưởng thành, chúng ta thường phải ngồi nhiều và có ít thời gian hơn để vận động mỗi ngày nên nguy cơ thừa cân lại càng cao.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tăng cân, chẳng hạn như căng thẳng, lo âu và thiếu ngủ. Những người mới cai thuốc lá cũng thường bị tăng cân tạm thời. Phụ nữ thường khó giảm cân khi mang thai và tăng cân do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù những yếu tố này không phải lúc nào cũng gây bệnh béo phì nhưng có thể góp phần làm tăng nguy cơ.
Chẩn đoán bệnh béo phì
Trước tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe, kiểm tra cân nặng, hỏi về cân nặng trước đây, thói quen ăn uống, sinh hoạt và bệnh sử.
Tính chỉ số BMI
BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Bạn có thể tính chỉ số BMI của mình bằng cách truy cập vào trang web này hoặc tự tính bằng công thức trên.
Dưới đây là các phạm vi BMI và mức cân nặng tương ứng:
- Thiếu cân: dưới 18.5
- Bình thường: 18.5 - 24.9
- Thừa cân: 25.0 - 29.9
- Béo phì độ 1: 30.0 - 34.9
- Béo phì độ 2: 35 – 39.9
Phương pháp sử dụng chỉ số BMI để chẩn đoán béo phì có một số điểm hạn chế. Chỉ số BMI không tính đến khối lượng cơ và tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Ví dụ, các vận động viên thường có cơ phát triển nên cân nặng lớn và chỉ số BMI có thể nằm trong phạm vi béo phì trong khi thực tế thì chỉ có một lượng mỡ rất nhỏ trong cơ thể. Do đó, bác sĩ thường phải sử dụng các phương pháp khác để đánh giá chính xác về tỷ lệ mỡ cơ thể.
Tính tỷ lệ mỡ cơ thể
Để đánh giá béo phì, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sử dụng thước kẹp (caliper) để đo độ dày của một vùng da nhéo lên từ bắp tay, bụng hoặc đùi. Một cách khác để kiểm tra tỷ lệ mỡ cơ thể là dùng phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học, thường được thực hiện bằng một loại thiết bị đặc biệt. Thiết bị này đưa dòng điện nhẹ qua cơ thể và dựa trên phản ứng của các mô để ước tính lượng mỡ. Cuối cùng, tỷ lệ mỡ trong cơ thể có thể được đo chính xác hơn bằng các thiết bị chuyên dụng, ví dụ như cân thủy tĩnh hay đo chuyển vị không khí nhưng những phương pháp này khá phức tạp và không phổ biến.
Xét nghiệm máu
Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ nội tiết tố hoặc tìm ra các vấn đề sức khỏe khác có thể gây tăng cân.
Các biến chứng của béo phì nghiêm trọng
Béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nếu không được can thiệp thì béo phì có thể dẫn đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Viêm xương khớp
- Bệnh tim mạch
- Mỡ máu cao
- Đột quỵ
- Tiểu đường tuýp 2
- Chứng ngưng thở khi ngủ (hô hấp bị gián đoạn nhiều lần trong khi ngủ)
- Vấn đề về khả năng sinh sản
- Sỏi mật
- Một số bệnh ung thư
- Hội chứng giảm thông khí liên quan đến béo phì
- Hội chứng chuyển hóa
Điều trị béo phì
Có một số phương pháp điều trị bệnh béo phì.
Ăn kiêng và tập thể dục
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là cách đơn giản nhất để giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Những người bị béo phì nên tránh các chế độ ăn kiêng cấp tốc và cần phải thực hiện các thay đổi thói quen ăn uống về lâu dài. Một số điều chỉnh cần thực hiện đối với chế độ ăn là ăn nhiều trái cây và rau xanh, ăn nhiều thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng, cá, tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường,…
Đối với những trường hợp bị béo phì, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống và tập luyện để giảm cân một cách an toàn, hiệu quả.
Khi mới bắt đầu tập luyện, người béo phì thường chỉ tập được những bài tập nhẹ nhàng. Sau đó khi cân nặng đã giảm và thể chất tăng thì có thể tăng dần cường độ và thời lượng tập lên.
>>> Các phương pháp giảm an toàn, lành mạnh
Thuốc giảm cân
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm cân. Những loại thuốc này hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn nhưng vẫn phải kết hợp cùng với chế độ ăn uống và tập luyện. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều tăng cân trở lại khi ngừng dùng thuốc. Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên mua những loại thuốc không rõ nguồn gốc bán trên thị trường.
Phẫu thuật
Đối với các trường hợp béo phì nghiêm trọng và đã thử hết các phương pháp nêu trên nhưng vẫn không thể giảm cân thành công thì cần cân nhắc đến phương án phẫu thuật, chẳng hạn như thắt đai dạ dày, cắt vạt dạ dày, nối tắt dạ dày, đặt bóng dạ dày. Những phương pháp phẫu thuật này thường có cơ chế là thu nhỏ kích thước dạ dày, dẫn đến ăn ít đi và giảm cân. Ngoài ra, phẫu thuật giảm cân còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, ví dụ như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và chứng ngưng thở khi ngủ - đều có liên quan đến béo phì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ đi kèm với một số rủi ro và biến chứng nên cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện. Hai ví dụ về phẫu thuật giảm cân là:
Phẫu thuật thắt đai dạ dày
Trong quy trình này, bác sĩ sẽ buộc một sợi dây có thể bơm phồng quanh phần trên của dạ dày để chia dạ dày thành hai phần. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy no nhanh hơn khi ăn và từ đó làm giảm lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày.
Phẫu thuật nối tắt dạ dày
Phương pháp phẫu thuật này sẽ thay đổi con đường di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa bằng cách bỏ qua một phần dạ dày và ruột non. Phương pháp này cũng làm cho bạn cảm thấy no nhanh hơn.
Ngăn ngừa béo phì
Béo phì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Một lối sống lành mạnh gồm có chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên vừa là cách giảm cân và vừa giúp ngăn ngừa béo phì.
Ăn kiêng và tập thể dục
Một số thay đổi trong chế độ ăn để ngăn ngừa tăng cân gồm có:
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Tính lượng calo trong bữa ăn
- Tập trung khi ăn uống, không làm những việc khác như xêm TV hay lướt điện thoại.
- Ăn chậm và nhai kỹ
- Hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường
Hoạt động thể chất thường xuyên là điều rất tốt cho sức khỏe tổng thể và cân nặng. Mỗi người trưởng thành được khuyến nghị nên tập thể dục cường độ vừa đến cao 150 – 180 phút mỗi tuần. Tập luyện cường độ cao sẽ làm tăng nhịp tim đáng kể và giúp cơ thể đốt cháy được nhiều calo. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục nếu đang có các vấn đề sức khỏe như viêm khớp, bệnh tim mạch,… Ngoài các hình thức tập cardio như chạy bộ hoặc đi bộ, bơi lội, nhảy dây, đạp xe,… bạn nên kết hợp thêm tập thể hình, ví dụ như tập tạ để tăng khối lượng cơ và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Tỷ lệ trao đổi chất càng cao thì càng đốt cháy nhiều calo, kể cả vào những lúc nghỉ ngơi.
Ngoài tập thể dục, bạn cũng nên vận động nhiều hơn trong suốt cả ngày.
Xem tiếp...