Phương Nga
Tích Cực
Nhổ răng khôn không đơn thuần là rút chiếc răng ra khỏi xương hàm, mà nó phức tạp hơn, đặc biệt nếu nó bị mọc kẹt.
Khi răng khôn (răng số 8 – răng hàm lớn thứ 3) không có đủ chỗ để mọc, nó sẽ bị chèn ép và kẹt ở bên dưới lợi, đôi khi là ở một góc nào đó. Răng khôn mọc kẹt là tình trạng tương đối phổ biến, có thể gây đau, nhiễm trùng, mọc nghiêng vẹo, mọc chen chúc, u nang răng, sâu răng, khó há miệng và đau hàm. Nếu răng khôn gây ra (hoặc sẽ gây ra) các vấn đề trên, nha sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ nó.
Nhổ răng khôn không đơn thuần là rút chiếc răng ra khỏi xương hàm, mà nó phức tạp hơn, đặc biệt nếu nó bị mọc kẹt. Một số bác sĩ thực hiện quy trình gây tê tại chỗ ở phòng khám, một số khác lại thích gây mê toàn thân cho bệnh nhân tại bệnh viện.
Thời gian nhổ răng khôn thường mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ tiêm thuốc tê vào gần vị trí nhổ răng. Nếu bạn tỉnh táo trong suốt quy trình, bạn có thể cảm nhận được một chút áp lực và chuyển động lên răng, mà không hề đau.
Nếu răng khôn mọc kẹt, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch để tiếp cận vào răng. Nếu chiếc răng đó nằm dưới xương, đòi hỏi cần phải khoan xuyên qua xương và tạo đường cho bác sĩ tiếp cận vào chân răng. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa khác nhau nhằm nới lỏng răng khỏi mô liên kết. Bác sĩ có thể cắt răng khôn thành nhiều phần để dễ dàng đánh bật và nhổ bỏ.
Cuối cùng, bác sĩ khâu đóng vết thương và đắp gạc tạm thời lên lỗ chân răng. Bạn sẽ tỉnh lại dần dần và cắn thêm gạc ở chỗ răng vừa nhổ, giúp kiểm soát sự chảy máu và tạo điều kiện hình thành cục máu đông.
Những người có bệnh liên quan tới răng khôn hoặc răng khôn mọc kẹt thường là đối tượng phù hợp nhất với quy trình này. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên nhổ răng số 8 khi còn trẻ (tuổi teen hoặc những năm đầu của tuổi 20), vì nếu chân răng phát triển đầy đủ sẽ khó nhổ hơn và tạo cơ hội phát triển u nang răng hoặc áp xe răng cao hơn.
Đối với những người đang hóa trị, xạ trị, đang điều trị nhiễm trùng, hoặc đang đối phó với bệnh tiểu đường mất kiểm soát: nên chờ một thời gian rồi mới phẫu thuật nhổ răng số 8. Nếu bạn bị gãy hàm hoặc hạn chế chuyển động của hàm, bạn có thể cần giữ lại răng số 8 (hoặc lựa chọn gây mê toàn thân trong một quy trình nhổ răng khó hơn).
Đối với phụ nữ đang mang thai: tránh phẫu thuật răng miệng và chụp X-quang, trừ khi cấp bách. Nếu răng số 8 mọc kẹt và gây đau hoặc nhiễm trùng, có nhiều cách để gây mê an toàn và nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên chờ đợi ít nhất tới tam các nguyệt thứ 2 (tháng thứ 4,5,6) rồi hãy thực hiện quy trình.
Đối với những người đang đeo niềng răng: có thể nhổ bỏ răng khôn. Điều này không ảnh hưởng tới quá trình hồi phục hay kết quả nắn thẳng răng của bạn.
Một số chuyên gia khuyên bệnh nhân không nên nhổ răng khôn bởi vì họ dựa vào thăm khám lâm sàng và chụp X-quang răng. Kết quả cho thấy răng khôn “mọc khôn”, không có bệnh hoặc không tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác, nên các chuyên gia chỉ định không cần thiết nhổ răng khôn.
Răng khôn được xem như là “Răng thừa” vì không có chức năng gì. Tuy nhiên, nếu răng khôn “mọc khôn”, nó cũng có chức năng ăn nhai như các răng hàm khác.
Hiếm khi xảy ra biến chứng do nhổ răng khôn. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu để tránh nhiễm trùng, tránh khô ổ xương răng (một tình trạng đau đớn mà trong đó bị mất cục máu đông tại vị trí phẫu thuật và xương bị lộ ra – thường là rủi ro trong vài ngày đầu).
Rất hiếm, nhưng một vài bệnh nhân đã từng bị tổn thương dây thần kinh. Biến chứng này thường chỉ xảy ra tạm thời, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy như có “kim châm hoặc đinh ghim” trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài tháng. Có một khả năng là chiếc răng bên cạnh sẽ bị hư hỏng trong suốt quy trình.
Thậm chí hiếm hơn nữa, bệnh nhân bị chết do nhổ răng khôn khi thực hiện gây mê toàn thân. Nghiên cứu năm 2017 về Tỷ lệ tử vong của gây mê nha khoa, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán, đã đưa ra tỷ lệ này là 3 trường hợp tử vong trên 1.000.000 bệnh nhân.
Phụ thuộc vào số lượng răng khôn cần loại bỏ, mức độ mọc kẹt của chúng và ngưỡng chịu đau của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức gây mê tốt nhất cho bạn, đảm bảo bạn được thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng. Các hình thức đó bao gồm hít khí nitơ oxit (khí gây cười), tiêm tĩnh mạch ở cách tay, hoặc các loại thuốc đường uống như Valium hay Halcion (nếu lo lắng), hoặc một sự kết hợp, cùng với gây tê để giảm đau.
Cho dù bạn được gây mê/tê dưới hình thức nào thì bạn cũng cảm thấy thoải mái và không đau. Nếu được gây mê toàn thân, bạn sẽ mất ý thức lúc đó. Một nhóm bác sĩ phẫu thuật sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hô hấp, huyết áp,… của bạn.
Không nên trải qua quy trình nhổ răng khôn mà không được gây tê/mê dưới mọi hình thức.
Nếu cần phải gây mê toàn thân, bạn nên tránh ăn, uống vào buổi tối trước ngày phẫu thuật để tránh bị nôn. Bạn nên đánh răng và xỉa răng trước mỗi lần thăm khám. Không nuốt nước hoặc kem đánh răng khi đánh răng.
Hỏi bác sĩ về các loại thuốc cần dùng và các loại thuốc,thực phẩm bổ sung tránh dùng trong từng khoảng thời gian.
Hãy nhờ ai đó đi cùng bạn tới phòng khám, vì sau khi nhổ răng, bạn có thể bị chuếnh choáng.
Mẹo: Trước khi phẫu thuật răng miệng, bạn nên tự chuẩn bị thêm gạc. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể cắn 1 gói trà túi lọc cũng có thể có lợi. Trong trà có chứa acid tannic, giúp co mạch và giảm chảy máu.
Trải nghiệm hồi phục của bạn phụ thuộc vào tốc độ lành thương của cơ thể, số lượng răng khôn đã nhổ bỏ và mức độ mọc kẹt của chúng.
“Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu trong 7-10 ngày sau phẫu thuật, trong đó ngày thứ 3 là khó chịu nhất”. Vết bầm tím trên má sẽ biến mất sau vài ngày.
Một số chuyên gia y tế sẽ kê thuốc giảm đau gây nghiện, nhưng nhiều khuyến cáo khuyên dùng các biện pháp thay thế không gây nghiện, như là ibuprofen, acetaminophen, cho đến khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Có thể họ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chườm lạnh lên trên hàm giúp giảm sưng, giảm đau. Sau 48 giờ chườm lạnh, chuyển sang chườm nóng để giảm sự khó chịu.
Liên lạc với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở, chảy máu nhiều, sốt, đau dữ dội, sưng tấy, tê bì hoặc rỉ dịch từ lỗ chân răng trong khi hồi phục.
Nên nằm nghỉ sau phẫu thuật và nên gối cao đầu, nằm ngửa.
Vào tối ngày phẫu thuật, bạn có thể đánh răng nhưng chú ý súc miệng nhẹ nhàng và tránh chà xát lên vết mổ.
Bắt đầu từ ngày hôm sau, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm 6 lần mỗi ngày (đặc biệt là sau khi ăn). Tại các vị trí phẫu thuật, bạn dùng ống xy lanh và bơm nhẹ nhàng lên đó để làm sạch. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Dùng nước máy sau khi nhổ răng khôn là cách hiệu quả nhất để giảm các biến chứng viêm (vì thế bạn hãy dùng nước máy để hòa tan muối và làm dung dịch súc miệng).
Biến chứng phổ biến nhất sau khi nhổ răng khôn là khô ổ xương răng. Tình trạng này phát triển khi các cục máu đông trong vết mổ bị bong ra hoặc tan ra, để lộ xương và đầu dây thần kinh. Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội, lộ xương, hôi miệng, sưng hạch bạch huyết và sốt. Tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu mà bác sĩ đưa ra sẽ giúp bạn có răng miệng khỏe mạnh, giữ sạch vị trí nhổ răng, cục máu đông nguyên vẹn và tránh nhiễm trùng.
Trong ít nhất 72 giờ sau khi phẫu thuật, tránh:
Thông thường, mất khoảng 10 ngày để các vết bầm tím biến mất. Cần 3 tuần để sưng và đau giảm bớt, cần 4-6 tuần trước khi ổ răng hoàn toàn lành lại sau khi nhổ răng khôn.
Nếu các vết khâu dùng chỉ tự tiêu, chúng sẽ biến mất sau một vài tuần. Nếu không, bạn cần tới phòng khám để được cắt chỉ.
Trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, hãy dùng các thực phẩm mềm như kem, soup, sữa chua, xốt táo và khoai tây nghiền.
Sau ngày đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thử các thực phẩm mềm như mì, bánh pancake, trứng, pasta, và bất kỳ thực phẩm nào mà có thể dễ dàng cắt nhỏ bằng dĩa.
Trong tuần đầu tiên, tránh ăn/uống:
Sau 1 tuần, bạn có thể ăn thỏa thích các món yêu thích như khoai tây chiên, pizza hay salad.
Nếu chân răng khôn gần sát dây thần kinh và việc phẫu thuật nhổ bỏ nó có thể gây tổn thương dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gần khu vực nhổ răng, bác sĩ có thể cắt bỏ phần thân răng và giữ nguyên phần chân răng ở trong xương hàm. Đây là một lựa chọn thay thế tốt ở trong trường hợp này.
Xem tiếp...
Quá trình nhổ răng khôn
Khi răng khôn (răng số 8 – răng hàm lớn thứ 3) không có đủ chỗ để mọc, nó sẽ bị chèn ép và kẹt ở bên dưới lợi, đôi khi là ở một góc nào đó. Răng khôn mọc kẹt là tình trạng tương đối phổ biến, có thể gây đau, nhiễm trùng, mọc nghiêng vẹo, mọc chen chúc, u nang răng, sâu răng, khó há miệng và đau hàm. Nếu răng khôn gây ra (hoặc sẽ gây ra) các vấn đề trên, nha sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ nó.
Nhổ răng khôn không đơn thuần là rút chiếc răng ra khỏi xương hàm, mà nó phức tạp hơn, đặc biệt nếu nó bị mọc kẹt. Một số bác sĩ thực hiện quy trình gây tê tại chỗ ở phòng khám, một số khác lại thích gây mê toàn thân cho bệnh nhân tại bệnh viện.
Thời gian nhổ răng khôn thường mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau khi bạn được gây mê, bác sĩ tiêm thuốc tê vào gần vị trí nhổ răng. Nếu bạn tỉnh táo trong suốt quy trình, bạn có thể cảm nhận được một chút áp lực và chuyển động lên răng, mà không hề đau.
Nếu răng khôn mọc kẹt, bác sĩ sẽ tạo một đường rạch để tiếp cận vào răng. Nếu chiếc răng đó nằm dưới xương, đòi hỏi cần phải khoan xuyên qua xương và tạo đường cho bác sĩ tiếp cận vào chân răng. Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa khác nhau nhằm nới lỏng răng khỏi mô liên kết. Bác sĩ có thể cắt răng khôn thành nhiều phần để dễ dàng đánh bật và nhổ bỏ.
Cuối cùng, bác sĩ khâu đóng vết thương và đắp gạc tạm thời lên lỗ chân răng. Bạn sẽ tỉnh lại dần dần và cắn thêm gạc ở chỗ răng vừa nhổ, giúp kiểm soát sự chảy máu và tạo điều kiện hình thành cục máu đông.
Ưu điểm và nhược điểm của nhổ răng khôn
Ưu điểm
- Nhổ răng khôn có thể giúp giảm đau hàm, đặc biệt nếu bạn gặp khó khăn khi há miệng.
- Giúp giữ sạch răng dễ dàng, bởi vì răng hàm mọc nghiêng vẹo có nhiều khả năng “bẫy” thức ăn.
- Giảm khả năng phát triển các bệnh nha chu – các bệnh ảnh hưởng đến lợi, xương và dây chằng nha chu quanh răng.
- Răng số 8 không có chức năng ăn nhai.
- Nhổ bỏ răng khôn không làm thay đổi hình dạng khuôn mặt và đường viền hàm, ngoại trừ một số trường hợp hiếm.
Nhược điểm
- Cần lên kế hoạch nghỉ dưỡng vài ngày hoặc cả tuần, phụ thuộc vào tốc độ lành thương của bạn. Đa số mọi người quay trở lại làm việc và học tập bình thường sau khi nhổ răng khôn 2-3 ngày.
- Quá trình hồi phục có thể đau đớn, mặc dù bác sĩ đã kê thuốc giảm đau.
- Tuy rất hiếm nhưng vẫn tiềm ẩn một số biến chứng phẫu thuật như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và khô ổ xương răng. Người lớn tuổi có thể gặp biến chứng thường xuyên hơn.
- Cần kiêng một số loại thực phẩm và đồ uống trong vài tuần đầu tiên (xem bên dưới).
Đối tượng phù hợp
Những người có bệnh liên quan tới răng khôn hoặc răng khôn mọc kẹt thường là đối tượng phù hợp nhất với quy trình này. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên nhổ răng số 8 khi còn trẻ (tuổi teen hoặc những năm đầu của tuổi 20), vì nếu chân răng phát triển đầy đủ sẽ khó nhổ hơn và tạo cơ hội phát triển u nang răng hoặc áp xe răng cao hơn.
Đối với những người đang hóa trị, xạ trị, đang điều trị nhiễm trùng, hoặc đang đối phó với bệnh tiểu đường mất kiểm soát: nên chờ một thời gian rồi mới phẫu thuật nhổ răng số 8. Nếu bạn bị gãy hàm hoặc hạn chế chuyển động của hàm, bạn có thể cần giữ lại răng số 8 (hoặc lựa chọn gây mê toàn thân trong một quy trình nhổ răng khó hơn).
Đối với phụ nữ đang mang thai: tránh phẫu thuật răng miệng và chụp X-quang, trừ khi cấp bách. Nếu răng số 8 mọc kẹt và gây đau hoặc nhiễm trùng, có nhiều cách để gây mê an toàn và nhổ răng. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ bầu nên chờ đợi ít nhất tới tam các nguyệt thứ 2 (tháng thứ 4,5,6) rồi hãy thực hiện quy trình.
Đối với những người đang đeo niềng răng: có thể nhổ bỏ răng khôn. Điều này không ảnh hưởng tới quá trình hồi phục hay kết quả nắn thẳng răng của bạn.
Tại sao một số chuyên gia nói không nên nhổ răng khôn?
Một số chuyên gia khuyên bệnh nhân không nên nhổ răng khôn bởi vì họ dựa vào thăm khám lâm sàng và chụp X-quang răng. Kết quả cho thấy răng khôn “mọc khôn”, không có bệnh hoặc không tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác, nên các chuyên gia chỉ định không cần thiết nhổ răng khôn.
Răng khôn được xem như là “Răng thừa” vì không có chức năng gì. Tuy nhiên, nếu răng khôn “mọc khôn”, nó cũng có chức năng ăn nhai như các răng hàm khác.
Nhổ răng khôn có an toàn không?
Hiếm khi xảy ra biến chứng do nhổ răng khôn. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn các hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu để tránh nhiễm trùng, tránh khô ổ xương răng (một tình trạng đau đớn mà trong đó bị mất cục máu đông tại vị trí phẫu thuật và xương bị lộ ra – thường là rủi ro trong vài ngày đầu).
Rất hiếm, nhưng một vài bệnh nhân đã từng bị tổn thương dây thần kinh. Biến chứng này thường chỉ xảy ra tạm thời, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy như có “kim châm hoặc đinh ghim” trong khoảng vài tuần, thậm chí là vài tháng. Có một khả năng là chiếc răng bên cạnh sẽ bị hư hỏng trong suốt quy trình.
Thậm chí hiếm hơn nữa, bệnh nhân bị chết do nhổ răng khôn khi thực hiện gây mê toàn thân. Nghiên cứu năm 2017 về Tỷ lệ tử vong của gây mê nha khoa, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu lâm sàng và chẩn đoán, đã đưa ra tỷ lệ này là 3 trường hợp tử vong trên 1.000.000 bệnh nhân.
Nhổ răng khôn có đau không?
Phụ thuộc vào số lượng răng khôn cần loại bỏ, mức độ mọc kẹt của chúng và ngưỡng chịu đau của bạn mà bác sĩ sẽ lựa chọn hình thức gây mê tốt nhất cho bạn, đảm bảo bạn được thoải mái trong suốt quá trình nhổ răng. Các hình thức đó bao gồm hít khí nitơ oxit (khí gây cười), tiêm tĩnh mạch ở cách tay, hoặc các loại thuốc đường uống như Valium hay Halcion (nếu lo lắng), hoặc một sự kết hợp, cùng với gây tê để giảm đau.
Cho dù bạn được gây mê/tê dưới hình thức nào thì bạn cũng cảm thấy thoải mái và không đau. Nếu được gây mê toàn thân, bạn sẽ mất ý thức lúc đó. Một nhóm bác sĩ phẫu thuật sẽ theo dõi chặt chẽ nhịp tim, hô hấp, huyết áp,… của bạn.
Không nên trải qua quy trình nhổ răng khôn mà không được gây tê/mê dưới mọi hình thức.
Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật nhổ răng khôn?
Nếu cần phải gây mê toàn thân, bạn nên tránh ăn, uống vào buổi tối trước ngày phẫu thuật để tránh bị nôn. Bạn nên đánh răng và xỉa răng trước mỗi lần thăm khám. Không nuốt nước hoặc kem đánh răng khi đánh răng.
Hỏi bác sĩ về các loại thuốc cần dùng và các loại thuốc,thực phẩm bổ sung tránh dùng trong từng khoảng thời gian.
Hãy nhờ ai đó đi cùng bạn tới phòng khám, vì sau khi nhổ răng, bạn có thể bị chuếnh choáng.
Mẹo: Trước khi phẫu thuật răng miệng, bạn nên tự chuẩn bị thêm gạc. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể cắn 1 gói trà túi lọc cũng có thể có lợi. Trong trà có chứa acid tannic, giúp co mạch và giảm chảy máu.
Đau do nhổ răng khôn kéo dài bao lâu?
Trải nghiệm hồi phục của bạn phụ thuộc vào tốc độ lành thương của cơ thể, số lượng răng khôn đã nhổ bỏ và mức độ mọc kẹt của chúng.
“Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu trong 7-10 ngày sau phẫu thuật, trong đó ngày thứ 3 là khó chịu nhất”. Vết bầm tím trên má sẽ biến mất sau vài ngày.
Một số chuyên gia y tế sẽ kê thuốc giảm đau gây nghiện, nhưng nhiều khuyến cáo khuyên dùng các biện pháp thay thế không gây nghiện, như là ibuprofen, acetaminophen, cho đến khi các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Có thể họ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chườm lạnh lên trên hàm giúp giảm sưng, giảm đau. Sau 48 giờ chườm lạnh, chuyển sang chườm nóng để giảm sự khó chịu.
Hướng dẫn chăm sóc khi hồi phục
Liên lạc với bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở, chảy máu nhiều, sốt, đau dữ dội, sưng tấy, tê bì hoặc rỉ dịch từ lỗ chân răng trong khi hồi phục.
Nên nằm nghỉ sau phẫu thuật và nên gối cao đầu, nằm ngửa.
Vào tối ngày phẫu thuật, bạn có thể đánh răng nhưng chú ý súc miệng nhẹ nhàng và tránh chà xát lên vết mổ.
Bắt đầu từ ngày hôm sau, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm 6 lần mỗi ngày (đặc biệt là sau khi ăn). Tại các vị trí phẫu thuật, bạn dùng ống xy lanh và bơm nhẹ nhàng lên đó để làm sạch. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Dùng nước máy sau khi nhổ răng khôn là cách hiệu quả nhất để giảm các biến chứng viêm (vì thế bạn hãy dùng nước máy để hòa tan muối và làm dung dịch súc miệng).
Biến chứng phổ biến nhất sau khi nhổ răng khôn là khô ổ xương răng. Tình trạng này phát triển khi các cục máu đông trong vết mổ bị bong ra hoặc tan ra, để lộ xương và đầu dây thần kinh. Các triệu chứng bao gồm đau dữ dội, lộ xương, hôi miệng, sưng hạch bạch huyết và sốt. Tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu mà bác sĩ đưa ra sẽ giúp bạn có răng miệng khỏe mạnh, giữ sạch vị trí nhổ răng, cục máu đông nguyên vẹn và tránh nhiễm trùng.
Trong ít nhất 72 giờ sau khi phẫu thuật, tránh:
- Hút thuốc lá hoặc cần sa (nó có thể cản trở quá trình chữa lành và hoạt động hút thuốc có thể dẫn đến khô ổ răng).
- Sử dụng ống hút (cũng có thể gây khô ổ răng).
- Tập thể dục quá sức hoặc hoạt động mạnh.
- Xì mũi
Thông thường, mất khoảng 10 ngày để các vết bầm tím biến mất. Cần 3 tuần để sưng và đau giảm bớt, cần 4-6 tuần trước khi ổ răng hoàn toàn lành lại sau khi nhổ răng khôn.
Nếu các vết khâu dùng chỉ tự tiêu, chúng sẽ biến mất sau một vài tuần. Nếu không, bạn cần tới phòng khám để được cắt chỉ.
Nên ăn gì và tránh ăn gì sau khi nhổ răng khôn?
Trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật, hãy dùng các thực phẩm mềm như kem, soup, sữa chua, xốt táo và khoai tây nghiền.
Sau ngày đầu tiên, bạn có thể bắt đầu thử các thực phẩm mềm như mì, bánh pancake, trứng, pasta, và bất kỳ thực phẩm nào mà có thể dễ dàng cắt nhỏ bằng dĩa.
Trong tuần đầu tiên, tránh ăn/uống:
- Thực phẩm giòn hoặc quá dẻo như bắp rang, các loại hạt, thịt bò khô, kẹo cao su hoặc khoai tây chiên, vì chúng có thể làm bung mũi khâu.
- Các loại ngũ cốc (như gạo và quinoa) hoặc các loại hạt, vì chúng dễ dàng bị mắc kẹt tại vị trí nhổ răng.
- Đồ uống có cồn hoặc có ga.
- Các thực phẩm nhiều lớp như pizza hoặc bánh sandwich.
- Thực phẩm cay nóng có thể gây đau.
Sau 1 tuần, bạn có thể ăn thỏa thích các món yêu thích như khoai tây chiên, pizza hay salad.
Các lựa chọn thay thế
Nếu chân răng khôn gần sát dây thần kinh và việc phẫu thuật nhổ bỏ nó có thể gây tổn thương dây thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gần khu vực nhổ răng, bác sĩ có thể cắt bỏ phần thân răng và giữ nguyên phần chân răng ở trong xương hàm. Đây là một lựa chọn thay thế tốt ở trong trường hợp này.
Xem tiếp...