Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Tương lai của Nintendo đang ở rất cận kề, và tương lai này có tên gọi là Switch. Và theo đúng tên gọi của mình, hệ thống mới mẻ này hứa hẹn xóa nhòa ranh giới giữa máy console gia đình và máy cầm tay portable. Tất nhiên chưa ai có thể khẳng định rằng Switch sẽ hay ho và ưu việt đến đâu bởi nó còn chưa phát hành chính thức, nhưng trên mặt ý tưởng nguyên bản, nó là một sản phẩm có sự đầu tư trí tuệ rõ ràng của Nintendo.
Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên Nintendo khiến người ta phải chú ý đến mình, bởi họ vốn là huyền thoại của ngành công nghiệp game thế giới và đã sản xuất ra rất nhiều cỗ máy chơi mang tính cách mạng, đi sâu vào ký ức của hàng trăm triệu fan hâm mộ. Một vài trong số đó là những thành công khổng lồ, một số khác sớm gặp thất bại hoàn toàn, nhưng đó là chuyện bình thường trong công chuyện kinh doanh.
Số phận của Switch sẽ ngả sang bên nào, ta vẫn chưa rõ, nhưng chắc hẳn Ninteno biết mình đang làm gì sau thất bại của hệ thống console trước đó. Sau đây, ta sẽ cùng nhìn lại một vòng những phần cứng chơi game Nintendo đã phát hành trong lịch sử.
Trước khi có NES, đã có sự tồn tại của Color TV-Game. Nintendo có bước di đầu tiên vào lĩnh vực game console bằng cách cho ra mắt 5 phiên bản của hệ thống này trong khoảng thời gian 1977 – 1980, và tất cả đều chỉ ở trong nội địa Nhật Bản.
Và trước khi có Game Boy, người ta đã từng biết đến Game & Watch. Nintendo đã cho ra đời 6 mẫu khác nhau của hệ thống này và tiêu thụ khoảng 43 triệu đơn vị trong giai đoạn năm 1980 – 1991.
Xây dựng trên thành công từ những hệ thống arcade của mình, Nintendo cho ra mắt Family Computer (Famicom) vào năm 1983 ở Nhật Bản. Hai năm sau, nó được phát hành phiên bản Mỹ và lấy tên là Nintendo Entertainment System (NES). Và nó cũng chính là dấu ấn lớn đầu tiên của Nintendo đối với ngành công nghiệp game thế giới.
Đến năm 1989, Nintendo đã vượt qua thành công của chính mình khi cho ra đời Game Boy, một thiết bị trở thành tiêu chuẩn cho nền tảng chơi game cầm tay portable. Nhờ nó, “Tetris” đã trở thành một hiện tượng, và giúp doanh số bán hàng của pin AA lên đỉnh chưa từng thấy.
Người kế nhiệm của NES là Super Nintendo (SNES) và cho dù không thàn công như người tiền nhiệm, nhưng nó vẫn là hệ thống bán chạy nhất của kỷ nguyên 16-bit với sức mạnh xử lý hơn hẳn và một hệ thống tay điều khiển phức tạp hơn.
Sau SNES, Nintendo đã phải ném trải thất bại đầu tiên của mình với: Virtual Boy. Đây là một thiết bị chơi game thực tế ảo ra mắt năm 1995, với rất nhiều sự giới hạn và nhanh chóng chết yểu trong vòng chưa đến một năm.
Nintendo 64 được phát hành một năm sau đó và tương tự như SNES, nó có phần cứng mạnh hơn hẳn (“64” có nghĩa là bộ xử lý 64-bit), cho phép người chơi trải nghiệm rất nhiều tựa game tuyệt vời và giới thiệu một hệ thống tay điều khiển rất phức tạp (phức tạp đến độ nó không hề tái xuất lần nào nữa).
Trong khi Nintendo có cho ra mắt một số phiên bản cải tiến của Game Boy nguyên gốc trong năm 1998, và Game Boy Color là cái tên giá trị nhất trong số đó với sự ưu việt hơn về phần cứng, có màu sắc rõ ràng.
Sự nâng cấp thực sự đầu tiên cho series máy Game Boy là Game Boy Advance ra mắt năm 2001. Nó có thiết kế khác hẳn các phiên bản Game Boy cổ điển và mang đến trải nghiệm tốt hơn hẳn, rồi được tiếp tục nâng cao với Game Boy Advance SP năm 2003 và Game Boy Micro năm 2005.
Nintendo GameCube được ra mắt cuối năm 2001 để đối đầu với PlayStation 2 của Sony và Xbox của Microsoft. Nhưng tiếc rằng nó không hề đạt thành công khi thiếu hộ trợ bên thứ ba và PS2 tỏ ra vượt trội hơn hẳn.
Tuy nhiên hệ thống cầm tay tiếp theo của Nintendo thì có số phận hoàn toàn ngược lại. Nintendo DS với thiết kế hai màn hình đã bán được 154 triệu đơn vị từ năm 2004 – 2014, biến nó trở thành thiết bị bán chạy nhất trong lịch sử của công ty và đánh bại PlayStation Portable của Sony.
Quãng thời gian tươi đẹp của họ được tiếp tục với Nintendo Wii ra mắt năm 2006. Thay vì bám đuổi Sony và Microsoft trên phương diện sức mạnh phần cứng, Nintendo và hệ thống điều khiển cảm ứng của nó lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác, nhắm tới thị trường “casual”, thuyết phục được cả những người chơi bao giờ chơi game console và trở thành một thành công cực lớn.
Ra mắt năm 2011, Nintend 3DS (và cả những phiên bản cải tiến của nó) là hệ thống cầm tay hiện tại của Nintendo. Nó có sự kế thừa và cải tiến dựa trên DS, với điểm nhấn chính là khả năng hỗ trợ hiệu ứng hình ảnh 3D mà không bắt người chơi phải đeo một đôi kính đặc biệt.
Thất bại mới nhất của Nintendo là với hệ thống console Wii U mà ai cũng biết rõ. Nó yếu hơn hẳn PlayStation 4 và Xbox One, thiếu hộ trợ bên phát triển thứ ba, và mang đến một thiết bị điều khiển to tướng khá là vô duyên. Kết quả là nó chưa bán nổi 14 triệu đơn vị kể từ khi ra măt năm 2012 và Nintendo đã chính thức khai tử dòng sản phẩm này.
Thất bại của Wii U mang đến cho chúng ta Switch, một thiết bị cố gắng hoàn chỉnh ý tưởng tốt đẹp của Wii U. Nó là một thiết bị lai: bạn vừa có thể chơi như một console gia đình, và vừa có thể mang ra ngoài chơi một cách tiện lợi thông qua màn hình máy tính bảng cơ bản của nó. Dự kiến, Nintendo Switch sẽ chính thức lên kệ từ ngày 3 tháng 3 năm 2017 với mức giá khởi điểm là 300 USD và liệu có phải là một thành công mới hay không thì chưa ai dám chắc.
Theo BusinessInsider
Thời xưa không có CGI, người ta đã làm kỹ xảo cho các phim câm như thế này
Xem tiếp...
Tất nhiên đây không phải là lần đầu tiên Nintendo khiến người ta phải chú ý đến mình, bởi họ vốn là huyền thoại của ngành công nghiệp game thế giới và đã sản xuất ra rất nhiều cỗ máy chơi mang tính cách mạng, đi sâu vào ký ức của hàng trăm triệu fan hâm mộ. Một vài trong số đó là những thành công khổng lồ, một số khác sớm gặp thất bại hoàn toàn, nhưng đó là chuyện bình thường trong công chuyện kinh doanh.
Số phận của Switch sẽ ngả sang bên nào, ta vẫn chưa rõ, nhưng chắc hẳn Ninteno biết mình đang làm gì sau thất bại của hệ thống console trước đó. Sau đây, ta sẽ cùng nhìn lại một vòng những phần cứng chơi game Nintendo đã phát hành trong lịch sử.
Trước khi có NES, đã có sự tồn tại của Color TV-Game. Nintendo có bước di đầu tiên vào lĩnh vực game console bằng cách cho ra mắt 5 phiên bản của hệ thống này trong khoảng thời gian 1977 – 1980, và tất cả đều chỉ ở trong nội địa Nhật Bản.
Và trước khi có Game Boy, người ta đã từng biết đến Game & Watch. Nintendo đã cho ra đời 6 mẫu khác nhau của hệ thống này và tiêu thụ khoảng 43 triệu đơn vị trong giai đoạn năm 1980 – 1991.
Xây dựng trên thành công từ những hệ thống arcade của mình, Nintendo cho ra mắt Family Computer (Famicom) vào năm 1983 ở Nhật Bản. Hai năm sau, nó được phát hành phiên bản Mỹ và lấy tên là Nintendo Entertainment System (NES). Và nó cũng chính là dấu ấn lớn đầu tiên của Nintendo đối với ngành công nghiệp game thế giới.
Đến năm 1989, Nintendo đã vượt qua thành công của chính mình khi cho ra đời Game Boy, một thiết bị trở thành tiêu chuẩn cho nền tảng chơi game cầm tay portable. Nhờ nó, “Tetris” đã trở thành một hiện tượng, và giúp doanh số bán hàng của pin AA lên đỉnh chưa từng thấy.
Người kế nhiệm của NES là Super Nintendo (SNES) và cho dù không thàn công như người tiền nhiệm, nhưng nó vẫn là hệ thống bán chạy nhất của kỷ nguyên 16-bit với sức mạnh xử lý hơn hẳn và một hệ thống tay điều khiển phức tạp hơn.
Sau SNES, Nintendo đã phải ném trải thất bại đầu tiên của mình với: Virtual Boy. Đây là một thiết bị chơi game thực tế ảo ra mắt năm 1995, với rất nhiều sự giới hạn và nhanh chóng chết yểu trong vòng chưa đến một năm.
Nintendo 64 được phát hành một năm sau đó và tương tự như SNES, nó có phần cứng mạnh hơn hẳn (“64” có nghĩa là bộ xử lý 64-bit), cho phép người chơi trải nghiệm rất nhiều tựa game tuyệt vời và giới thiệu một hệ thống tay điều khiển rất phức tạp (phức tạp đến độ nó không hề tái xuất lần nào nữa).
Trong khi Nintendo có cho ra mắt một số phiên bản cải tiến của Game Boy nguyên gốc trong năm 1998, và Game Boy Color là cái tên giá trị nhất trong số đó với sự ưu việt hơn về phần cứng, có màu sắc rõ ràng.
Sự nâng cấp thực sự đầu tiên cho series máy Game Boy là Game Boy Advance ra mắt năm 2001. Nó có thiết kế khác hẳn các phiên bản Game Boy cổ điển và mang đến trải nghiệm tốt hơn hẳn, rồi được tiếp tục nâng cao với Game Boy Advance SP năm 2003 và Game Boy Micro năm 2005.
Nintendo GameCube được ra mắt cuối năm 2001 để đối đầu với PlayStation 2 của Sony và Xbox của Microsoft. Nhưng tiếc rằng nó không hề đạt thành công khi thiếu hộ trợ bên thứ ba và PS2 tỏ ra vượt trội hơn hẳn.
Tuy nhiên hệ thống cầm tay tiếp theo của Nintendo thì có số phận hoàn toàn ngược lại. Nintendo DS với thiết kế hai màn hình đã bán được 154 triệu đơn vị từ năm 2004 – 2014, biến nó trở thành thiết bị bán chạy nhất trong lịch sử của công ty và đánh bại PlayStation Portable của Sony.
Quãng thời gian tươi đẹp của họ được tiếp tục với Nintendo Wii ra mắt năm 2006. Thay vì bám đuổi Sony và Microsoft trên phương diện sức mạnh phần cứng, Nintendo và hệ thống điều khiển cảm ứng của nó lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác, nhắm tới thị trường “casual”, thuyết phục được cả những người chơi bao giờ chơi game console và trở thành một thành công cực lớn.
Ra mắt năm 2011, Nintend 3DS (và cả những phiên bản cải tiến của nó) là hệ thống cầm tay hiện tại của Nintendo. Nó có sự kế thừa và cải tiến dựa trên DS, với điểm nhấn chính là khả năng hỗ trợ hiệu ứng hình ảnh 3D mà không bắt người chơi phải đeo một đôi kính đặc biệt.
Thất bại mới nhất của Nintendo là với hệ thống console Wii U mà ai cũng biết rõ. Nó yếu hơn hẳn PlayStation 4 và Xbox One, thiếu hộ trợ bên phát triển thứ ba, và mang đến một thiết bị điều khiển to tướng khá là vô duyên. Kết quả là nó chưa bán nổi 14 triệu đơn vị kể từ khi ra măt năm 2012 và Nintendo đã chính thức khai tử dòng sản phẩm này.
Thất bại của Wii U mang đến cho chúng ta Switch, một thiết bị cố gắng hoàn chỉnh ý tưởng tốt đẹp của Wii U. Nó là một thiết bị lai: bạn vừa có thể chơi như một console gia đình, và vừa có thể mang ra ngoài chơi một cách tiện lợi thông qua màn hình máy tính bảng cơ bản của nó. Dự kiến, Nintendo Switch sẽ chính thức lên kệ từ ngày 3 tháng 3 năm 2017 với mức giá khởi điểm là 300 USD và liệu có phải là một thành công mới hay không thì chưa ai dám chắc.
Theo BusinessInsider
Thời xưa không có CGI, người ta đã làm kỹ xảo cho các phim câm như thế này
Xem tiếp...