Lê Hoài Thương
Tích Cực
Tôi đoán người mẹ này chở con đi học, bởi sau lưng cu cậu có đeo một chiếc ba lô nhỏ xinh. Lúc tới một ngã tư, khi dừng đèn đỏ tôi quan sát thấy cháu bé ngồi vắt vẻo ở yên xe phía sau, vòng tay bé nhỏ và ngắn ôm hờ lưng mẹ, đôi mắt lim dim chừng như còn ngái ngủ.
Tôi thầm nghĩ, nếu như với những đứa trẻ vào tuổi cấp 1, cấp 2, khi chúng đã đủ lớn và cảm nhận được sự nguy hiểm thì việc chúng ngồi phía sau xe gắn máy và chủ động vòng tay qua hết bụng cha mẹ để ôm chặt, đảm bảo sự an toàn, thì chẳng nói làm gì! Đằng này, với cu cậu còn quá nhỏ, chưa hề biết sự nguy hiểm như thế nào, nên việc người phụ nữ kia chở con và để bé ngồi phía sau ôm hờ như vậy là quá nguy hiểm. Nghĩ dại, nếu trên đoạn đường được mẹ chở đến trường, chẳng may cậu bé buồn ngủ (trường hợp này rất dễ xảy ra vì vào thời điểm sáng sớm) mà buông tay thì dễ rơi xuống đường trong giờ cao điểm khi xe cộ lưu thông đông đúc, chắc lúc đó hậu họa và những diễn biến xấu là khó tránh khỏi.
Thực ra, từ lâu khi đi trên đường phố tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ, những người lớn chở trẻ em trên xe gắn máy kiểu tương tự như trường hợp người phụ nữ mà tôi bắt gặp kể trên. Chắc chắn họ đều không ý thức được sự nguy hiểm, cũng như hậu quả xấu có thể ập tới bất cứ lúc nào khi lưu thông trên đường, vì vậy họ mới... liều như vậy.
Đó là chưa kể những trường hợp nguy hiểm hơn khi cha mẹ, người lớn để cho con trẻ đứng trên yên xe máy phía sau, tay vịn vào vai, vậy mà họ vẫn cho xe lưu thông trên đường. Với kiểu chở con trẻ kiểu này thì các tình huống bất khả kháng dẫn tới tai nạn là cực cao. Cũng có trường hợp cho con trẻ đứng ở phía trước mình, ngay gần tay lái, trong khi một tay vòng ôm giữ trẻ, tay kia cầm lái điều khiển xe. Việc chở con trẻ và cầm một tay điều khiển xe máy như vậy cũng là cực kỳ nguy hiểm, vì đâu có phải lúc nào ta cũng có thể lưu thông bình thường, mà đôi khi còn phải dừng đỗ, phanh, rồi bật tín hiệu đèn xin đường...
Thông thường, khi chở trẻ em trên xe máy dù ngồi sau hay ngồi trước, những người mẹ có ý thức, cũng như lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra họ đều sử dụng đai thắt chắc chắn, ghế ngồi bằng chất liệu song mây, nhựa, thép... được nai nịt cố định an toàn vào yên xe để trẻ ngồi cho vững chãi, cho an toàn. Như vậy, khi có tình huống bất ngờ xảy ra, tính an toàn sẽ cao hơn.
Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ an toàn cho con trẻ khi lưu thông bằng xe máy trên đường. Có như vậy mới không xảy ra những việc đáng tiếc, những chuyện đau lòng, bi kịch cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó cũng là thiết thực góp phần cùng cộng đồng thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...
|
Trẻ em cần được học cách tham gia an toàn giao thông đúng cách từ sớm |
TN |
Tôi thầm nghĩ, nếu như với những đứa trẻ vào tuổi cấp 1, cấp 2, khi chúng đã đủ lớn và cảm nhận được sự nguy hiểm thì việc chúng ngồi phía sau xe gắn máy và chủ động vòng tay qua hết bụng cha mẹ để ôm chặt, đảm bảo sự an toàn, thì chẳng nói làm gì! Đằng này, với cu cậu còn quá nhỏ, chưa hề biết sự nguy hiểm như thế nào, nên việc người phụ nữ kia chở con và để bé ngồi phía sau ôm hờ như vậy là quá nguy hiểm. Nghĩ dại, nếu trên đoạn đường được mẹ chở đến trường, chẳng may cậu bé buồn ngủ (trường hợp này rất dễ xảy ra vì vào thời điểm sáng sớm) mà buông tay thì dễ rơi xuống đường trong giờ cao điểm khi xe cộ lưu thông đông đúc, chắc lúc đó hậu họa và những diễn biến xấu là khó tránh khỏi.
Thực ra, từ lâu khi đi trên đường phố tôi cũng đã gặp rất nhiều trường hợp cha mẹ, những người lớn chở trẻ em trên xe gắn máy kiểu tương tự như trường hợp người phụ nữ mà tôi bắt gặp kể trên. Chắc chắn họ đều không ý thức được sự nguy hiểm, cũng như hậu quả xấu có thể ập tới bất cứ lúc nào khi lưu thông trên đường, vì vậy họ mới... liều như vậy.
Đó là chưa kể những trường hợp nguy hiểm hơn khi cha mẹ, người lớn để cho con trẻ đứng trên yên xe máy phía sau, tay vịn vào vai, vậy mà họ vẫn cho xe lưu thông trên đường. Với kiểu chở con trẻ kiểu này thì các tình huống bất khả kháng dẫn tới tai nạn là cực cao. Cũng có trường hợp cho con trẻ đứng ở phía trước mình, ngay gần tay lái, trong khi một tay vòng ôm giữ trẻ, tay kia cầm lái điều khiển xe. Việc chở con trẻ và cầm một tay điều khiển xe máy như vậy cũng là cực kỳ nguy hiểm, vì đâu có phải lúc nào ta cũng có thể lưu thông bình thường, mà đôi khi còn phải dừng đỗ, phanh, rồi bật tín hiệu đèn xin đường...
Thông thường, khi chở trẻ em trên xe máy dù ngồi sau hay ngồi trước, những người mẹ có ý thức, cũng như lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra họ đều sử dụng đai thắt chắc chắn, ghế ngồi bằng chất liệu song mây, nhựa, thép... được nai nịt cố định an toàn vào yên xe để trẻ ngồi cho vững chãi, cho an toàn. Như vậy, khi có tình huống bất ngờ xảy ra, tính an toàn sẽ cao hơn.
Thiết nghĩ, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm hơn đến việc bảo vệ an toàn cho con trẻ khi lưu thông bằng xe máy trên đường. Có như vậy mới không xảy ra những việc đáng tiếc, những chuyện đau lòng, bi kịch cho bản thân, gia đình và xã hội. Đó cũng là thiết thực góp phần cùng cộng đồng thực hiện nghiêm túc pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Để hưởng ứng và lan tỏa tinh thần của Hội nghị văn hóa toàn quốc, từ ngày 4.1, Báo Thanh Niên mở "Diễn đàn văn hóa giao thông" với mục tiêu góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.
Chúng tôi rất mong quý độc giả, bạn đọc trên toàn quốc tham gia đóng góp bằng cách gởi bài, hình ảnh đẹp, tích cực cũng như những mặt hạn chế, tiêu cực diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày về các sự việc, hiện tượng, vấn đề liên quan đến việc chấp hành pháp luật về giao thông cũng như các hành vi, thói quen, văn hóa giao thông để cùng chung tay xây dựng một nền văn minh giao thông tại Việt Nam.
Địa chỉ email của Diễn đàn: vanhoagiaothong@thanhnien.vn
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả!
Thanh Niên
Xem tiếp...