Thu Thủy
Nổi Tiếng
Nhiều cửa hàng kinh doanh giữa phố cổ Hà Nội đóng cửa, chủ nhà phải treo biển tìm khách thuê.
Những con phố cổ Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông...vốn nổi tiếng là nơi buôn bán, kinh doanh sầm uất bậc nhất Thủ đô. Mỗi tấc đất ở đây thường được ví "tấc vàng" vì cả giá bán và giá thuê rất đắt đỏ. Để thuê được mặt bằng những nơi này, người thuê phải chi lớn và cũng phải trụ lại được trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt.
Thế nhưng, từ sau đại dịch COVID-19 xảy ra, rất nhiều cửa hàng tại đây không thể cầm cự, lần lượt phải trả mặt bằng vì chi phí quá lớn. Đến nay, dù dịch bệnh đã qua nhưng nhiều nơi vẫn chưa thể hồi phục. Có thể thấy hàng loạt cửa hàng im lìm đóng cửa, khiến chủ nhà phải treo biển cho thuê, ngóng tìm khách mới.
Một vị trí đắc địa trên phố Hàng Ngang được gắn biển cho thuê.
Mặt bằng này trước kia được thuê để mở ngân hàng nay cũng đang tìm khách mới.
Không ít cửa hàng trên phố Hàng Đào đóng cửa im lìm. "Nhiều khách ngay từ sau Tết đã ngừng kinh doanh, trả mặt bằng, thậm chí không ít người đóng cửa từ trước Tết", anh Phương Nam sinh sống trên phố Hàng Đào nói. Anh Nam cho biết thêm, chính anh cũng đang phải tìm khách thuê mới, sau khi khách cũ ngừng kinh doanh vì không chịu nổi chi phí thuê quá cao trong khi việc kinh doanh ế ẩm.
Chị Hồng, chủ một mặt bằng cho thuê trên phố Lò Sũ cho biết: "Năm nay, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang mua bán online, vì thế nhu cầu thuê mặt bằng mở cửa hàng ngày càng thấp. Tôi đã sử dụng nhiều cách quảng cáo cho thuê mặt bằng trên các hội nhóm, trung tâm rao bán bất động sản nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được người thuê. Phần lớn đều e ngại vì chi phí đắt đỏ còn tình hình buôn bán ngày càng khó khăn".
Một cửa hàng khóa cửa, bỏ mặt bằng nên bị biến thành địa điểm bán trà đá.
Lo cho bài toán tài chính, chủ nhiều cửa hàng phải chuyển địa điểm để tiết kiệm chi phí.
Trong đó, không ít người chọn cách chuyển vào những con ngõ nhỏ, thay vì mặt bằng nhà phố đắt đỏ hơn.
Nhiều cửa hàng trên phố Huế cũng đóng cửa, chuyển sang kinh doanh online để tiết kiệm chi phí mặt bằng.
Bãi đỗ xe, hàng ăn mọc tự phát trên vỉa hè, trước cửa những mặt bằng đang chờ khách thuê.
Một chủ nhà đang sửa chữa lại mặt bằng để mời chào người thuê mới.
Không chỉ phố cổ, trên những tuyến phố thuộc quận Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng...nhiều cửa hàng cũng đang đóng cửa hoặc treo biển cho thuê.
Chủ nhà này cho biết, mặc dù đã treo biển từ nhiều ngày nay nhưng vẫn chưa "chốt" được khách thuê.
Xem tiếp...
Những con phố cổ Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông...vốn nổi tiếng là nơi buôn bán, kinh doanh sầm uất bậc nhất Thủ đô. Mỗi tấc đất ở đây thường được ví "tấc vàng" vì cả giá bán và giá thuê rất đắt đỏ. Để thuê được mặt bằng những nơi này, người thuê phải chi lớn và cũng phải trụ lại được trong bối cảnh cạnh tranh khắc nghiệt.
Thế nhưng, từ sau đại dịch COVID-19 xảy ra, rất nhiều cửa hàng tại đây không thể cầm cự, lần lượt phải trả mặt bằng vì chi phí quá lớn. Đến nay, dù dịch bệnh đã qua nhưng nhiều nơi vẫn chưa thể hồi phục. Có thể thấy hàng loạt cửa hàng im lìm đóng cửa, khiến chủ nhà phải treo biển cho thuê, ngóng tìm khách mới.
Một vị trí đắc địa trên phố Hàng Ngang được gắn biển cho thuê.
Mặt bằng này trước kia được thuê để mở ngân hàng nay cũng đang tìm khách mới.
Không ít cửa hàng trên phố Hàng Đào đóng cửa im lìm. "Nhiều khách ngay từ sau Tết đã ngừng kinh doanh, trả mặt bằng, thậm chí không ít người đóng cửa từ trước Tết", anh Phương Nam sinh sống trên phố Hàng Đào nói. Anh Nam cho biết thêm, chính anh cũng đang phải tìm khách thuê mới, sau khi khách cũ ngừng kinh doanh vì không chịu nổi chi phí thuê quá cao trong khi việc kinh doanh ế ẩm.
Chị Hồng, chủ một mặt bằng cho thuê trên phố Lò Sũ cho biết: "Năm nay, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang mua bán online, vì thế nhu cầu thuê mặt bằng mở cửa hàng ngày càng thấp. Tôi đã sử dụng nhiều cách quảng cáo cho thuê mặt bằng trên các hội nhóm, trung tâm rao bán bất động sản nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm được người thuê. Phần lớn đều e ngại vì chi phí đắt đỏ còn tình hình buôn bán ngày càng khó khăn".
Một cửa hàng khóa cửa, bỏ mặt bằng nên bị biến thành địa điểm bán trà đá.
Lo cho bài toán tài chính, chủ nhiều cửa hàng phải chuyển địa điểm để tiết kiệm chi phí.
Trong đó, không ít người chọn cách chuyển vào những con ngõ nhỏ, thay vì mặt bằng nhà phố đắt đỏ hơn.
Nhiều cửa hàng trên phố Huế cũng đóng cửa, chuyển sang kinh doanh online để tiết kiệm chi phí mặt bằng.
Bãi đỗ xe, hàng ăn mọc tự phát trên vỉa hè, trước cửa những mặt bằng đang chờ khách thuê.
Một chủ nhà đang sửa chữa lại mặt bằng để mời chào người thuê mới.
Không chỉ phố cổ, trên những tuyến phố thuộc quận Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng...nhiều cửa hàng cũng đang đóng cửa hoặc treo biển cho thuê.
Chủ nhà này cho biết, mặc dù đã treo biển từ nhiều ngày nay nhưng vẫn chưa "chốt" được khách thuê.
Xem tiếp...