Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Kiều Nguyệt Oanh, Phó trưởng khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, thời gian qua, nơi đây đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp bất ngờ phát hiện căn bệnh nguy hiểm ở não.
Khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Đang khỏe mạnh bỗng la hét, co giật nguy kịch
Như bệnh nhân N.Q. (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), nhập viện ngày 23/1 trong tình trạng kích động, rối loạn hành vi, la hét, co giật… Theo lời kể của người cha, trước đó cô gái hoàn toàn khỏe mạnh, đang đi làm phụ giúp gia đình thì xuất hiện các cơn nhức đầu, sốt rồi lâm dần vào không tự chủ được bản thân.
Khi được đưa vào bệnh viện ở TPHCM, dựa vào triệu chứng và các xét nghiệm, cô gái được chẩn đoán bị viêm não tự miễn. Đáng chú ý, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân có khối u quái ở buồng trứng. Đây là một trong những nguyên nhân thường gây khởi phát tình trạng viêm não tự miễn.
Bệnh nhân N.Q. nằm điều trị nhiều tháng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngay sau đó, phía Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã liên hệ với Bệnh viện Từ Dũ để phối hợp thực hiện ca phẫu thuật xử lý khối u buồng trứng cho bệnh nhân. Trải qua hơn 2 tháng điều trị tích cực, thay huyết tương (một thành phần của máu), thở máy, bệnh nhân vẫn lơ mơ, tiên lượng dè dặt. Ngoài ra, cô gái còn có tình trạng hẹp khí quản, nên chưa thể dự kiến ngày xuất viện.
Đáng chú ý, vì thời gian điều trị kéo dài, viện phí của cô gái hơn 100 triệu đồng. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình bệnh nhân nay đã lâm vào cảnh kiệt quệ.
Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân tên M.C. (30 tuổi, quê Kiên Giang), nhập viện vào nửa cuối tháng 3 trong tình trạng rối loạn hành vi, kích động, mất ngủ… Trước đó, bệnh nhân cũng có sức khỏe hoàn toàn bình thường, vừa sinh con thứ hai.
"Vợ tôi ở nhà chăm mấy đứa nhỏ, đang ăn uống bình thường thì bỗng lên cơn co giật. Gia đình đưa lên bệnh viện tỉnh, họ thấy triệu chứng lạ quá mới chuyển tiếp lên TPHCM. Từ nào giờ ở nhà không có ai bị như vậy", anh G., chồng bệnh nhân chia sẻ.
Bệnh nhân M.C. liên tục co giật khiến các nhân viên y tế chăm sóc rất khó khăn (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngay khi vào viện, bệnh nhân đã được chẩn đoán bị viêm não tự miễn. Người mẹ trẻ được điều trị bước đầu bằng corticoid để ức chế hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân cần sớm được thay huyết tương, nhưng hiện chưa đủ khả năng vì chi phí khá đắt.
"Chúng tôi cũng đi tìm nguyên nhân, nhưng chưa xác định vì sao bệnh nhân C. mắc bệnh. Thông thường, việc điều trị sẽ tính bằng tháng, tỷ lệ điều trị thành công với các trường hợp này lên đến 70-80%. Vấn đề là bệnh nhân phải đủ điều kiện thay huyết tương phối hợp, nếu chỉ đơn trị liệu thì xác suất thành công không cao", bác sĩ chia sẻ.
Viện phí cao, dễ nhầm bệnh tâm thần
Cũng theo bác sĩ Nguyệt Oanh, mỗi năm qua thống kê, khoa Nhiễm Việt - Anh tiếp nhận hơn 10 trường hợp bị viêm não tự miễn. Bệnh càng ngày càng được phát hiện nhiều hơn, không thể phòng ngừa và dễ nhầm lẫn với rối loạn tâm thần. Viêm não tự miễn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ trẻ.
Khi người dân mắc bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động bất thường, tấn công nhầm vào tế bào và mô khỏe mạnh ở não hay tủy sống. Về nguyên nhân gây bệnh, một số trường hợp bị rối loạn đáp ứng miễn dịch do có u quái buồng trứng, tổn thương ở phổi, nhiễm trùng, hoặc cũng có thể không xác định.
Một cô gái bị viêm não tự miễn nhưng ban đầu gia đình không biết, đưa đi điều trị tâm thần (Ảnh: Hoàng Lê).
Để điều trị viêm não tự miễn, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương hoặc truyền kháng thể IVIg cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, kháng thể này khá đắt tiền và không được bảo hiểm y tế chi trả.
Khi bị viêm não tự miễn, viện phí của bệnh nhân thường rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng do phải điều trị bằng các biện pháp can thiệp chuyên sâu. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý các triệu chứng nghi ngờ nêu trên để đến bệnh viện kiểm tra, can thiệp phù hợp.
Xem tiếp...
Khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Đang khỏe mạnh bỗng la hét, co giật nguy kịch
Như bệnh nhân N.Q. (22 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), nhập viện ngày 23/1 trong tình trạng kích động, rối loạn hành vi, la hét, co giật… Theo lời kể của người cha, trước đó cô gái hoàn toàn khỏe mạnh, đang đi làm phụ giúp gia đình thì xuất hiện các cơn nhức đầu, sốt rồi lâm dần vào không tự chủ được bản thân.
Khi được đưa vào bệnh viện ở TPHCM, dựa vào triệu chứng và các xét nghiệm, cô gái được chẩn đoán bị viêm não tự miễn. Đáng chú ý, các bác sĩ còn phát hiện bệnh nhân có khối u quái ở buồng trứng. Đây là một trong những nguyên nhân thường gây khởi phát tình trạng viêm não tự miễn.
Bệnh nhân N.Q. nằm điều trị nhiều tháng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngay sau đó, phía Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM đã liên hệ với Bệnh viện Từ Dũ để phối hợp thực hiện ca phẫu thuật xử lý khối u buồng trứng cho bệnh nhân. Trải qua hơn 2 tháng điều trị tích cực, thay huyết tương (một thành phần của máu), thở máy, bệnh nhân vẫn lơ mơ, tiên lượng dè dặt. Ngoài ra, cô gái còn có tình trạng hẹp khí quản, nên chưa thể dự kiến ngày xuất viện.
Đáng chú ý, vì thời gian điều trị kéo dài, viện phí của cô gái hơn 100 triệu đồng. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình bệnh nhân nay đã lâm vào cảnh kiệt quệ.
Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân tên M.C. (30 tuổi, quê Kiên Giang), nhập viện vào nửa cuối tháng 3 trong tình trạng rối loạn hành vi, kích động, mất ngủ… Trước đó, bệnh nhân cũng có sức khỏe hoàn toàn bình thường, vừa sinh con thứ hai.
"Vợ tôi ở nhà chăm mấy đứa nhỏ, đang ăn uống bình thường thì bỗng lên cơn co giật. Gia đình đưa lên bệnh viện tỉnh, họ thấy triệu chứng lạ quá mới chuyển tiếp lên TPHCM. Từ nào giờ ở nhà không có ai bị như vậy", anh G., chồng bệnh nhân chia sẻ.
Bệnh nhân M.C. liên tục co giật khiến các nhân viên y tế chăm sóc rất khó khăn (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngay khi vào viện, bệnh nhân đã được chẩn đoán bị viêm não tự miễn. Người mẹ trẻ được điều trị bước đầu bằng corticoid để ức chế hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân cần sớm được thay huyết tương, nhưng hiện chưa đủ khả năng vì chi phí khá đắt.
"Chúng tôi cũng đi tìm nguyên nhân, nhưng chưa xác định vì sao bệnh nhân C. mắc bệnh. Thông thường, việc điều trị sẽ tính bằng tháng, tỷ lệ điều trị thành công với các trường hợp này lên đến 70-80%. Vấn đề là bệnh nhân phải đủ điều kiện thay huyết tương phối hợp, nếu chỉ đơn trị liệu thì xác suất thành công không cao", bác sĩ chia sẻ.
Viện phí cao, dễ nhầm bệnh tâm thần
Cũng theo bác sĩ Nguyệt Oanh, mỗi năm qua thống kê, khoa Nhiễm Việt - Anh tiếp nhận hơn 10 trường hợp bị viêm não tự miễn. Bệnh càng ngày càng được phát hiện nhiều hơn, không thể phòng ngừa và dễ nhầm lẫn với rối loạn tâm thần. Viêm não tự miễn có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ trẻ.
Khi người dân mắc bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động bất thường, tấn công nhầm vào tế bào và mô khỏe mạnh ở não hay tủy sống. Về nguyên nhân gây bệnh, một số trường hợp bị rối loạn đáp ứng miễn dịch do có u quái buồng trứng, tổn thương ở phổi, nhiễm trùng, hoặc cũng có thể không xác định.
Một cô gái bị viêm não tự miễn nhưng ban đầu gia đình không biết, đưa đi điều trị tâm thần (Ảnh: Hoàng Lê).
Để điều trị viêm não tự miễn, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương hoặc truyền kháng thể IVIg cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, kháng thể này khá đắt tiền và không được bảo hiểm y tế chi trả.
Khi bị viêm não tự miễn, viện phí của bệnh nhân thường rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng do phải điều trị bằng các biện pháp can thiệp chuyên sâu. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý các triệu chứng nghi ngờ nêu trên để đến bệnh viện kiểm tra, can thiệp phù hợp.
Xem tiếp...