Phương Nga
Tích Cực
Nhiễm trùng gây đỏ, đau, sưng, căng tức ở vú và có thể dẫn đến các biến chứng phiền phức khác...
Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật thu nhỏ ngực là nhiễm trùng vết mổ. Vấn đề này thường xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục và thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đây là một trong những vấn đề có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý. Chính vì vậy, bệnh nhân cần hiểu được những nguy cơ và biết các dấu hiệu để có thể phát hiện sớm, từ đó giúp đảm bảo kết quả thẩm mỹ của chính bản thân mình.
Nhiễm trùng là khi các vi sinh vật lọt vào trong cơ thể, sinh sôi nảy nở, dẫn đến các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Các vi sinh vật này có thể là vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng... Nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực là nhiễm trùng da. Khi vết mổ tiếp xúc với những bề mặt không sạch sẽ (như tay bẩn, băng gạc, quần áo không sạch...), hoặc sống trong môi trường quá bừa bộn, không vệ sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên ngâm mình, tắm bồn, đi bơi ở ao hồ, bể bơi, sông suối... khi vết mổ chưa liền da hoàn toàn, để tránh vi sinh vật lọt vào qua vết mổ lớn hoặc các kẽ hở trên da, dẫn đến nhiễm trùng và gây khó khăn cho quá trình hồi phục.
Nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo cáo đã được thực hiện về chủ đề biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực. Trong đó nhiều bài viết chỉ ra rằng nhiễm trùng là biến chứng có tần suất xuất hiện cao, khoảng 10-11% tùy vào từng nghiên cứu. Dĩ nhiên, con số đó cho thấy đại đa số bệnh nhân làm thu nhỏ ngực không gặp phải biến chứng này. Dù thế nào, việc biết về nhiễm trùng vết mổ và cách nhận biết cũng sẽ giúp bệnh nhân sớm phát hiện vấn đề, cũng như có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn trong quá trình xử lý biến chứng. Bệnh nhân cũng nên biết, đa số các ca nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực là nhiễm trùng nông trên bề mặt, điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp giải quyết vấn đề mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.
Lewin và cộng sự, trong một nghiên cứu năm 2014, đã chia nhiễm trùng sau thu nhỏ ngực thành bốn cấp độ (1-4 grade) từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng đi kèm.
Đây không phải cách chia tiêu chuẩn, nhưng nhìn chung đây là các triệu chứng mà bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực thường gặp phải.
Trong thực tế, một vết mổ thu nhỏ ngực thông thường có đầy đủ những dấu hiệu trên ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nhưng ở một mức độ thấp, chấp nhận được. VD: vết mổ sẽ sưng viêm ở giai đoạn đầu, đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên và không thể thiếu để cơ thể làm liền vết thương; hay vết mổ có thể bị đau hoặc ửng hồng nhẹ quanh vùng chỉ khâu... Tất cả những dấu hiệu này đều là bình thường, miễn là mức độ không trầm trọng và chúng cải thiện sau 1-3 ngày, hoặc trong vòng 1 tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Nếu kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tựu chung lại, đây là cách để phân biệt giữ hồi phục bình thường và nhiễm trùng:
Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài, nó có thể dẫn đến bục vết mổ và đó là một dấu hiệu không thể bàn cãi khác rằng bạn bị nhiễm trùng vết mổ.
Các yếu tố góp phần làm gia tăng khả năng gặp biến chứng ở bệnh nhân thu nhỏ ngực có thể kể đến là:
Cách xử lý đúng đắn nhất khi bệnh nhân nghi ngờ mình bị nhiễm trùng là gọi điện tới phòng khám hoặc trực tiếp gọi cho bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
Kháng sinh là công cụ hữu hiệu nhất để xử lý nhiễm trùng. Hãy để bác sĩ lấy mẫu dịch/máu từ vị trí vết mổ; để họ có thể nuôi cấy và xem nó chứa loại vi khuẩn gì và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Một số điều cơ bản mà bệnh nhân có thể làm để tăng khả năng hồi phục suôn sẻ:
Xem tiếp...
Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật thu nhỏ ngực là nhiễm trùng vết mổ. Vấn đề này thường xuất hiện sớm trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục và thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đây là một trong những vấn đề có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý. Chính vì vậy, bệnh nhân cần hiểu được những nguy cơ và biết các dấu hiệu để có thể phát hiện sớm, từ đó giúp đảm bảo kết quả thẩm mỹ của chính bản thân mình.
Nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng là khi các vi sinh vật lọt vào trong cơ thể, sinh sôi nảy nở, dẫn đến các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Các vi sinh vật này có thể là vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng... Nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực là nhiễm trùng da. Khi vết mổ tiếp xúc với những bề mặt không sạch sẽ (như tay bẩn, băng gạc, quần áo không sạch...), hoặc sống trong môi trường quá bừa bộn, không vệ sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Đây cũng là lý do vì sao bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên ngâm mình, tắm bồn, đi bơi ở ao hồ, bể bơi, sông suối... khi vết mổ chưa liền da hoàn toàn, để tránh vi sinh vật lọt vào qua vết mổ lớn hoặc các kẽ hở trên da, dẫn đến nhiễm trùng và gây khó khăn cho quá trình hồi phục.
Nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo cáo đã được thực hiện về chủ đề biến chứng sau phẫu thuật thu nhỏ ngực. Trong đó nhiều bài viết chỉ ra rằng nhiễm trùng là biến chứng có tần suất xuất hiện cao, khoảng 10-11% tùy vào từng nghiên cứu. Dĩ nhiên, con số đó cho thấy đại đa số bệnh nhân làm thu nhỏ ngực không gặp phải biến chứng này. Dù thế nào, việc biết về nhiễm trùng vết mổ và cách nhận biết cũng sẽ giúp bệnh nhân sớm phát hiện vấn đề, cũng như có sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn trong quá trình xử lý biến chứng. Bệnh nhân cũng nên biết, đa số các ca nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực là nhiễm trùng nông trên bề mặt, điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp giải quyết vấn đề mà không để lại hậu quả đáng tiếc nào.
Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
Lewin và cộng sự, trong một nghiên cứu năm 2014, đã chia nhiễm trùng sau thu nhỏ ngực thành bốn cấp độ (1-4 grade) từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng đi kèm.
- Cấp 1: Chảy/rỉ dịch ở vết mổ
- Cấp 2: Chảy dịch kèm da ửng đỏ, lan ra xung quanh từ vị trí vết mổ, nóng, sưng
- Cấp 3: Ửng đỏ, nóng, sưng kèm mưng mủ hoặc bị sưng cứng
- Cấp 4: cấp 3 + sốt và/hoặc nhiễm khuẩn huyết (septicemia – nhiễm khuẩn toàn thân nghiêm trọng)
Đây không phải cách chia tiêu chuẩn, nhưng nhìn chung đây là các triệu chứng mà bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ sau thu nhỏ ngực thường gặp phải.
Phân biệt nhiễm trùng và quá trình hồi phục bình thường
Trong thực tế, một vết mổ thu nhỏ ngực thông thường có đầy đủ những dấu hiệu trên ở giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nhưng ở một mức độ thấp, chấp nhận được. VD: vết mổ sẽ sưng viêm ở giai đoạn đầu, đây là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên và không thể thiếu để cơ thể làm liền vết thương; hay vết mổ có thể bị đau hoặc ửng hồng nhẹ quanh vùng chỉ khâu... Tất cả những dấu hiệu này đều là bình thường, miễn là mức độ không trầm trọng và chúng cải thiện sau 1-3 ngày, hoặc trong vòng 1 tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Nếu kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tựu chung lại, đây là cách để phân biệt giữ hồi phục bình thường và nhiễm trùng:
- Dịch: Chảy dịch trong hay nâu, chảy máu số lượng ít, dịch thấm vào băng gạc to xấp xỉ cỡ một đồng xu, là hiện tượng thường gặp sau phẫu thuật và không đáng ngại; thường xảy ra khi vết mổ chưa lành miệng hoàn toàn (< 1 tuần đầu sau phẫu thuật). Nếu có dịch màu xanh, vàng hay có bọt rỉ ra từ vết mổ, hoặc bị chảy máu số lượng lớn, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng và cần liên hệ với bác sĩ.
- Đỏ: Vết mổ đang trong giai đoạn đầu hồi phục thường sẽ có màu hồng, sáng, khỏe mạnh. Nếu vết mổ có hiện tượng ửng đỏ, lan dần ra vùng da xung quanh theo kiểu sợi chỉ đan xen hoặc kiểu lưới nhện thì rất có thể đó là nhiễm trùng.
- Đau: Đau sau phẫu thuật không phải điều lạ lùng. Tuy nhiên, sau thu nhỏ ngực, đa số bệnh nhân cho biết họ gần như không đau, mà chỉ cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu bỗng dưng vài ngày sau phẫu thuật bạn cảm thấy đau, đau khi chạm vào và kèm theo các dấu hiệu đỏ da, tăng nhiệt độ... thì chắc chắn đó là dấu hiệu cần chú ý.
- Sưng: Vết mổ khi liền miệng thường nằm khá phẳng so với bề mặt da. Một vết mổ bị nhiễm trùng có thể sẽ sưng kéo dài, lâu hơn thời gian hồi phục bình thường là 2 tuần.
Nếu tình trạng sưng viêm kéo dài, nó có thể dẫn đến bục vết mổ và đó là một dấu hiệu không thể bàn cãi khác rằng bạn bị nhiễm trùng vết mổ.
Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
Các yếu tố góp phần làm gia tăng khả năng gặp biến chứng ở bệnh nhân thu nhỏ ngực có thể kể đến là:
- Béo phì: mặc dù cân nặng trên thực tế không phải là chống chỉ định của thu nhỏ ngực, nhưng những bệnh nhân có BMI cao (>30) cần hiểu rằng họ nằm trong nhóm dễ gặp biến chứng, cho dù là đối với bất kỳ thủ thuật nào.
- Hút thuốc: Khói thuốc lá có chứa những chất gây hại trực tiếp cho quá trình hồi phục. Nguy cơ bị nhiễm trùng ở người hút thuốc cao gấp đôi so với những người còn lại.
- Trọng lượng được cắt bỏ: Nhìn chung, cắt càng nhiều thì càng để lại nhiều tổn thương và cơ thể càng vất vả trong việc phục hồi. Nghiên cứu cho thấy trọng lượng được cắt bỏ từ mỗi bên vú quả thật có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cách xử lý nhiễm trùng
Cách xử lý đúng đắn nhất khi bệnh nhân nghi ngờ mình bị nhiễm trùng là gọi điện tới phòng khám hoặc trực tiếp gọi cho bác sĩ để được chăm sóc kịp thời.
Kháng sinh là công cụ hữu hiệu nhất để xử lý nhiễm trùng. Hãy để bác sĩ lấy mẫu dịch/máu từ vị trí vết mổ; để họ có thể nuôi cấy và xem nó chứa loại vi khuẩn gì và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh nhân có thể làm gì để giảm nguy cơ
Một số điều cơ bản mà bệnh nhân có thể làm để tăng khả năng hồi phục suôn sẻ:
- Giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô ráo: Đa phần được khuyên nên dùng xà phòng và nước để làm sạch vết mổ, đừng dùng các loại thuốc bôi, mỡ bôi nào khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Luôn đảm bảo rằng tay bạn sạch sẽ trước khi thay băng, đổi áo ngực, chạm vào ngực...
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: Dọn dẹp nhà ở, phòng ốc trước khi làm phẫu thuật để bạn không phải nghỉ ngơi trong một mớ hỗn độn. Điều này vừa có tác động tích cực lên tinh thần của bạn, vừa làm giảm nguy cơ bạn tiếp xúc gần với nguồn gây nhiễm trùng.
- Giữ ổn định cân nặng: Điều này không ảnh hưởng trực tiếp lên “nhiễm trùng”, nhưng nếu trước phẫu thuật bạn giảm cân và giữ được mức cân nặng đó, thì nó sẽ giúp làm tăng khả năng bạn có một quá trình hậu phẫu suôn sẻ. Sau phẫu thuật bạn cũng cần duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng để có thể giúp cơ thể hồi phục.
- Uống đúng và đủ cữ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn: Bạn sẽ được cho dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật. Một số người bỏ dở thuốc giữa chừng vì thấy các triệu chứng sau phẫu thuật giảm nhanh chóng, nhưng trên thực tế bạn phải uống cho hết liều để đảm bảo thuốc có tác dụng 100%.
- Ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi phù hợp
- Không hoạt động mạnh bạo quá sớm để tránh làm bục vết mổ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Không đi bơi, ngâm mình cho đến khi vết mổ đã liền miệng.
Xem tiếp...