SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
342K

Nhiễm khuẩn huyết

Thu Thủy

Nổi Tiếng
Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng huyết là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính,gây ra do vi khuẩn lưu hành trong máu gây ra các triệu chứng lâm sàng đa dạng, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn với tỉ lệ tử vong rất cao (từ 20 – 50%), trong đó sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn huyết. Hầu như bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết mặc dù phổ biến nhất là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu (viêm bàng quang), nhiễm trùng ổ bụng và viêm mô tế bào (nhiễm trùng da). Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ lớn nhất mắc bệnh này. Những bệnh nhân này bao gồm: bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân hóa trị liệu, bệnh nhân HIV, trẻ sơ sinh, bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân bị bệnh mãn tính.

Triệu chứng​

Sốt cao hoặc thân nhiệt thấp, tăng thông khí (thở quá nhanh), ớn lạnh, run rẩy, da nóng, nổi mẩn da, chóng mặt, ngất xỉu, nhịp tim nhanh, nhầm lẫn, mê sảng, giảm lượng nước tiểu, mạch yếu.

Chẩn đoán​

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Các xét nghiệm được thực hiện để thiết lập chẩn đoán, xác định các loại vi khuẩn, và xác định mức độ thiệt hại do nhiễm khuẩn huyết gây ra.
Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), điện tâm đồ (EKG), xét nghiệm Troponin máu, xét nghiệm nước tiểu (UA) vàchụp x-quang. Có thể bổ sung: xét nghiệm Lactate, khí máu động mạch (ABG), cấy máu, cấy nước tiểu

Điều trị​

Điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt và bao gồm: kháng sinh phổ rộng, truyền dịch, thuốc hỗ trợ huyết áp (pressors), oxy, và / hoặc truyền máu.
Tổng quan
Nhiễm khuẩn huyết là tập hợp những biểu hiện lâm sàng của tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc toàn thân nặng, có nguy cơ tử vong nhanh do choáng (shock) và suy cơ quan, gây ra bởi sự xâm nhập liên tục của vi khuẩn và các độc tố của chúng vào máu xuất phát từ một ổ nhiễm khuẩn khởi điểm, khác với vãng khuẩn huyết (Bacteremia) là vi khuẩn chỉ vào máu một lần rồi đến gây bệnh ở các bộ phận và không có biểu hiện lâm sàng nặng.
Vi khuẩn bất kể độc tính mạnh hay yếu đều có thể gây nhiễm khuẩn huyết khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
Nguyên nhân
Căn nguyên: thường có 3 loại
  • Các vi khuẩn Gr (+): tụ cầu, phế cầu, liên cầu.
  • Vi khuẩn Gr (-):
    • Não mô cầu.
    • Các trực khuẩn Gr (-) đường ruột: E.coli. Klesbsiella pneumoniae, Proteus, Enterobacter…
    • Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa.
  • Các vi khuẩn kỵ khí; hầu như đi cùng Gr (-), Bacteroid fragilis, Clostridium perfringens...
Nguyên nhân khác

Các triệu chứng của ổ nhiễm khuẩn khởi đầu:​

  • Các biểu hiện viêm tại các ổ nhiễm trùng khởi đầu.
  • Trong trường hợp ổ nhiễm trùng ở sâu trong nội tạng như: gan, mật, tiêu hóa, tiết niệu… cần thăm khám kỹ mới phát hiện được. Ví dụ:
    • Nhiễm khuẩn huyết sau vết thương nhiễm trùng, vết thương trên da: da vùng vết thương viêm tấy, sưng, nóng đỏ, đau, đôi khi chỉ là một vết sẹo đã lành.
    • Nhiễm khuẩn huyết sau viêm họng: sưng tấy, phù nề vùng họng.
    • Nhiễm khuẩn huyết do nhổ răng, đinh râu: sưng cả vùng mặt, hàm, mắt lồi và sưng chứng tỏ có cả viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
    • Nhiễm khuẩn huyết do sót rau sau đẻ: tử cung to, chảy sản dịch hôi.

Triệu chứng do vi khuẩn vào máu:​

  • Sốt cao, rét run
    • Thoạt đầu rét run, run bắp thịt, đau mình mẩy, sau đó phải đắp chăn vì rét.
    • Nhiệt độ tăng cao dần, một ngày có thể nhiều cơn.
    • Các kiểu sốt: sốt liên tục, sốt cao dao động hoặc thất thường không theo quy luật.
    • Hạ thân nhiệt: gặp trong các trường hợp nặng do cơ thể mất khả năng đề kháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt bị nhiễm độc.
Phòng ngừa
  • Nhiễm trùng máu xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy, mỗi bà mẹ cần nâng cao kiến thức về chăm sóc thai nghén, khám thai định kỳ để đảm bảo thai phát triển tốt và không có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Trong quá trình chăm sóc cần rửa tay thật sạch và tránh các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho trẻ.
  • Đối với người lớn, cần tránh sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, việc điều trị tích cực các trường hợp nhiễm Gram âm và chăm sóc tốt có thể giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và tránh được nguy cơ tử vong.
Điều trị

Điều trị đặc hiệu: bằng kháng sinh​

  • Nguyên tắc điều trị kháng sinh trong nhiễm khuẩn huyết:
    • Phải điều trị sớm, dùng kháng sinh ngay sau khi lấy máu gửi đi nuôi cấy.
    • Phải dùng kháng sinh liều cao, phối hợp và đủ thời gian.
    • Phải dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
    • Phỏng đoán vi khuẩn trước khi có kết quả cấy máu.
    • Điều chỉnh kháng sinh theo hiệu quả điều trị và kháng sinh đồ.
    • Ngừng kháng sinh: khi hết sốt, triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt, nuôi cấy vi khuẩn âm tính, tốc độ máu lắng trở về bình thường.
    • Không dùng corticoid.
  • Điều trị cụ thể: bằng thuốc điều trị
    • Khi chưa có kết quả cấy máu, điều trị kháng sinh theo phỏng đoán mầm bệnh.
    • Khi có kết quả cấy máu thì điều chỉnh kháng sinh theo kết quả lâm sàng và kháng sinh đồ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top Bottom