SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Nhập viện khẩn cấp vì thoát vị đĩa đệm

Anh Đẳng, 47 tuổi, đến khám đau lưng, khó đi lại; bác sĩ chẩn đoán có khối thoát vị lớn chèn ép thần kinh, cần nhập viện phẫu thuật ngay.

nhập viện khẩn cấp do thoát vị đĩa đệm


Anh Nguyễn Ngọc Đẳng, ngụ Sóc Trăng, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám trong tình trạng đau nhiều, bất kỳ chuyển động nào, từ đi, đứng, nằm, ngồi… đều gây đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Anh từng bị chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên đã uống thuốc và tập vật lý trị liệu một thời gian nhưng tình trạng không cải thiện.

ThS.BS Vũ Đức Thắng, khoa Cột sống, cho biết người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng L3L4, chèn ép rễ thần kinh bên trái. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân đệm thoát ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau nhức, hạn chế vận động.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ và vừa, có thể điều trị bảo tồn bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc kết hợp với tập vật lý trị liệu… Tuy nhiên, tình trạng anh Đẳng đặc biệt nghiêm trọng nên ngay trong lần thăm khám đầu tiên, người bệnh được đề nghị nhập viện.

Phim X-quang cho thấy khối thoát vị của anh Đẳng khá lớn, gần 1 cm, chèn ép thần kinh rất nhiều. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật giải ép thần kinh và hàn xương liên thân đốt cột sống thắt lưng.

Kích thước khối thoát vị là thách thức to lớn trong quá trình phẫu thuật vì có thể gây rách màng cứng, tổn thương thần kinh, dẫn đến yếu liệt chân khi thực hiện loại bỏ khối thoát vị và giải phóng dây thần kinh. Để tránh biến chứng này, ê kíp đã sử dụng dao siêu âm, một dụng cụ phẫu thuật chỉ tác động đến xương mà không ảnh hưởng dây thần kinh và ống sống. Sau đó, người bệnh được hàn xương vào khoang đĩa đệm, làm vững cột sống.

bệnh nhân đi lại bình thường
Người bệnh đi lại thoải mái sau phẫu thuật, chuẩn bị xuất viện.

Trước đây, tình trạng tê đau ở chân và lưng làm người bệnh phải ễnh bụng khi đi lại, nằm xuống thì không thể tự ngồi dậy… Nhưng chỉ ngày thứ hai sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt, đi đứng nằm ngồi… đều không còn cảm thấy đau, cả người nhẹ hẳn.

Anh Đẳng chia sẻ: “Tôi mừng lắm, kết quả điều trị vượt ngoài mong đợi. Tôi từng từ chối phẫu thuật ở một số cơ sở y tế khác vì được thông báo tỉ lệ thành công chỉ có 50%, nguy cơ liệt rất cao”.

Bác sĩ Thắng chia sẻ: “Từ trước đến nay, đa số người bệnh rất lo lắng về những nguy cơ như liệt, yếu chân hoặc đi lại khó khăn sau phẫu thuật… Tuy nhiên, với sự phát triển của trang thiết bị, kỹ thuật và năng lực chuyên môn của bác sĩ ngày nay, tỷ lệ điều trị thành công các bệnh lý về cột sống đã được nâng cao đáng kể, lên đến hơn 90%, giảm tối đa nguy cơ tổn thương thần kinh”.

banner subs ctch content

bác sĩ thắng trong ca phẫu thuật
Bác sĩ Thắng (thứ hai từ phải sang) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Thắng khuyến cáo thêm, tình trạng già hóa dân số và lối sống ít vận động đã làm cho các bệnh lý về về cột sống có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng bất thường như đau lưng, đau lan xuống chân, tê chân, đau khi thay đổi tư thế…

Lúc này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, người bệnh nên phẫu thuật khi được chỉ định vì nếu điều trị sớm, tế bào thần kinh sẽ phục hồi tốt. Ngược lại, nếu đã xuất hiện các biến chứng yếu liệt chân, rối loạn đại tiểu tiện do tổn thương cơ vòng thì dù có phẫu thuật thành công, chức năng cơ vòng chỉ phục hồi được khoảng 50%.


Cập nhật lần cuối: 06:51 05/03/2024

Xem tiếp...
 
Top Bottom