THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
394K

Nhân viên sẽ được trả thêm tiền khi trả lời email, tin nhắn sếp sau giờ làm

Trong cuộc họp với Hội nghị hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC) hay còn gọi là Chính Hiệp, ông Lyu Guoquan, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Trung Quốc đề xuất thiết lập định nghĩa pháp lý và khung thưởng cho thời gian làm việc trực tuyến ngoài giờ hành chính.

Nhân viên sẽ được trả thêm tiền khi trả lời email, tin nhắn sếp sau giờ làm - 1

Nhân viên có thể được trả thêm tiền nếu phải trả lời tin nhắn, check mail, xử lý công việc sau giờ làm (Ảnh minh họa: Shutter Stock).


Theo ông Lyu, đề xuất này đã được cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước chấp nhận. Nhiều cơ quan khác của Chính phủ cũng bắt đầu thảo luận về ý tưởng này của Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động.

Áp lực theo dõi, trả lời trăm nhóm chat công việc

Trước đó, tại Trung Quốc, Li, một người lao động đã kiện chủ doanh nghiệp vì không trả lương cho thời gian làm thêm ngoài giờ. Tuy nhiên, tòa án tối cao phải thừa nhận vì chưa có quy định rõ ràng nên khó có thể thống kê số giờ mà Li dùng để xử lý tin nhắn, công việc ngoài giờ hành chính.

Tháng 12/2023, một người phụ nữ ở tỉnh Tứ Xuyên còn gây sốc vì phải dành ra 3 giờ để thoát khỏi 600 nhóm chat của công ty sau khi nghỉ việc. Người phụ nữ này cho hay, áp lực phải theo dõi, trả lời hàng trăm nhóm chat cùng lúc, xử lý công việc kể cả khi đã hết giờ làm là một trong những nguyên nhân khiến cô phải nộp đơn xin nghỉ việc.

Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc từng nhấn mạnh việc xem xét và nghiên cứu về tình trạng "làm thêm giờ vô hình" của người lao động.

Chánh án Zhang Jun cho hay năm ngoái, các tòa án Trung Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn về "làm thêm giờ vô hình". Trong đó, nếu nhân viên có đóng góp lao động đáng kể cho những công việc rõ ràng là tiêu tốn thời gian, thậm chí là làm việc thông qua mạng xã hội thì cũng phải được xem xét trả thêm tiền.

Lou Yu, giám đốc Viện Luật Xã hội tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, cho biết rất có thể các quy định sẽ được xây dựng để quản lý việc làm thêm giờ trực tuyến.

"Đây là một vấn đề lao động đang được quan tâm và đã được các ngành khác nhau công nhận. Tuy nhiên, khung thưởng và các quy định pháp lý liên quan đến "làm thêm giờ vô hình" này sẽ phải mất ít nhất 2 năm để được xây dựng một quy định cấp bộ và thậm chí còn lâu hơn đối với một đạo luật thuộc Hội đồng Nhà nước", ông Yu cho hay.

Luật lao động của Trung Quốc quy định, một người không được làm việc quá 8 giờ/ngày hoặc trung bình 40 giờ/tuần. Các công ty có thể quyết định kéo dài thời gian làm việc nhưng thường không quá 1 giờ/ngày và phải trả thêm lương cho nhân viên.

Tuy nhiên, theo cuộc khảo sát năm 2023 của dtcj.com, hơn 90% nhân viên tại Trung Quốc phải làm thêm giờ một cách "vô hình" mà không được trả thêm đồng nào. Các công việc phần lớn là trả lời tin nhắn hoặc xử lý công việc trong các nhóm chat.

Tại Vương quốc Anh, khoảng 3,8 triệu người đã làm thêm giờ không được trả lương vào năm ngoái, với con số trung bình 7,2 giờ/một tuần, tương đương với 7.200 bảng/năm tiền lương không được trả.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới , Bỉ đã cấp cho khoảng 65.000 nhân viên khu vực công "quyền ngắt kết nối" để thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Năm 2016, Pháp cũng đã thực hiện chính sách tương tự; Ý đã thực hiện vào năm 2017; Tây Ban Nha là vào năm 2018 và Ireland là vào năm 2021.

Xem tiếp...
 
Top Bottom