Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng - nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 với "Vòng tay học trò" - nói khổ đau từng trải tạo nên trang viết của bà.
Hơn 50 năm trước, Nguyễn Thị Hoàng cùng các tác giả như Túy Hồng, Trần Thị Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ được mệnh danh là "hàng tiền đạo của những cây bút nữ".
Cuốn Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng lần đầu ra mắt năm 1966, trở thành "quả bom" chấn động văn đàn miền Nam. Nhiều tờ báo lúc ấy nhận xét sách về mối tình cô giáo - học trò là "đồi trụy", khiến tác giả lao đao thời gian dài. Sau 1975, bà ngưng viết 15 năm. Sau đó, bà trở lại với tác phẩm Nhật ký của im lặng, xuất bản năm 1990. Tuy vậy, bà chọn cuộc sống kín đáo, ít xuất hiện trước độc giả.
Sau lần giao lưu năm 2021 khi tái bản một loạt sách, hôm 17/3, bà có buổi trò chuyện với đông đảo bạn đọc và đồng nghiệp trong một sự kiện do tạp chí Quán Văn (NXB Hội Nhà văn) tổ chức, tại TP HCM.
Ở tuổi 85, bà giữ dáng vẻ nhanh nhẹn, diện tà áo dài đỏ, móng tay và trang điểm hợp tông màu, gương mặt lưu dấu một thời nhan sắc và ánh mắt vẫn sáng lên theo tiếng cười đùa cùng độc giả.
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, 85 tuổi, tại buổi giao lưu độc giả ở TP HCM, ngày 17/3. Ảnh: Hà Thanh Vân
Nhà văn lão thành Vũ Ngọc Tiến cho biết vốn là người Hà Nội, đến giờ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với miền Nam, nhưng đã biết tên Nguyễn Thị Hoàng từ lâu. "Sau năm 1975, chị cùng gia đình đi kinh tế mới rồi mưu sinh ở Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa ba năm, chị có cảm nghĩ như thế nào khi phải ngừng viết vì bận rộn kiếm sống sau thời gian sáng tác liên tục", ông đặt câu hỏi.
Đáp lời đồng nghiệp, Nguyễn Thị Hoàng cho biết trong bà tồn tại hai con người: Con người sống và con người viết. Con người sống sẽ làm mọi việc để mưu sinh, để tồn tại giữa đời thường. Còn con người viết thì để sáng tác văn chương. Hai con người này không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, giống cuộc đời song hành. "Tôi từng trải qua quãng thời gian khổ cực nhất, có lúc viết không phải chỉ vì đam mê mà vì mưu sinh. Nhưng những cực khổ, vất vả cũng là những trải nghiệm tuyệt vời nhất, vì thế, dù có lúc ngưng sáng tác, chúng đọng thành cảm xúc, ẩn sâu vào lòng, gặp dịp thì sẽ thành chữ", bà nói.
Dù nhận các tác phẩm của bà phần lớn được sinh ra từ trải nghiệm và quá trình sống nhiều lúc đau khổ, nhiều lúc thăng hoa, Nguyễn Thị Hoàng khẳng định không viết văn để gửi gắm điều gì đó. "Tôi xem viết là một cách kể lại câu chuyện. Còn độc giả sẽ tự chiêm nghiệm đó là câu chuyện như thế nào". bà nói.
Cuốn sách "Vòng tay học trò" của Nguyễn Thị Hoàng do Nhã Nam tái bản năm 2021. Ảnh: Nhã Nam
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, nguyên quán tại Quảng Trị. Cha bà là Tổng Giám thị trường Quốc Học Huế năm 1930. Nguyễn Thị Hoàng học tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm và trường Trung học Đồng Khánh đến năm 1956 thì vào Nha Trang sinh sống. Năm 1960, bà vào Sài Gòn theo học Đại học Văn Khoa, Đại học Luật khoa rồi sau đó dạy học ở Đà Lạt. Bắt đầu sự nghiệp văn chương, Nguyễn Thị Hoàng sáng tác thơ. Tập thơ đầu tay Sầu riêng của bà ra đời năm 1960, và năm 1961, tập thơ Kiếp đam mê ra mắt độc giả.
Năm 1966, khi tiểu thuyết Vòng tay học trò ra đời, Nguyễn Thị Hoàng chuyển sang chuyên tâm sáng tác. Từ năm 1966 đến năm 1975, bà sáng tác khoảng gần 30 tác phẩm văn xuôi, gồm các tập truyện ngắn và tiểu thuyết, như Cuộc tình trong ngục thất, Tiếng chuông gọi người tình trở về, Tuần trăng mật màu xanh, Một ngày rồi thôi, Tuổi Sài Gòn, Vào nơi gió cát, Cho những mùa xuân phai, Mảnh trời cuối cùng, Ngày qua bóng tối, Một ngày rồi thôi, Vết sương trên ghế đá hồng. Sau năm 1975, một thời gian dài bà đi kinh tế mới, xa Sài Gòn, kiếm sống bằng nhiều nghề và ngưng sáng tác.
Khi nhiều người hỏi về dự định ra mắt một tác phẩm nào khác, Nguyễn Thị Hoàng cho biết nhận rõ bản thân đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời sáng tác - một giai đoạn đặc biệt với bà. Nhà văn thấy cần có sự sắp xếp, suy ngẫm lại sau những hỗn loạn cuộc đời. Hiện tại, riêng về thơ, bà vẫn ghi vào những mảnh giấy để rải rác khắp nhà những câu thơ mới vụt hiện trong tâm trí.
"Trên bàn viết của mình, tôi vẫn để một xấp giấy. Có thể tôi sẽ viết thêm gì đó, có thể không. Nhưng tôi có cảm giác giấy và bút đang lôi tôi đi về vô tận", Nguyễn Thị Hoàng nói.
Hà Thanh Vân
Xem tiếp...
Hơn 50 năm trước, Nguyễn Thị Hoàng cùng các tác giả như Túy Hồng, Trần Thị Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ được mệnh danh là "hàng tiền đạo của những cây bút nữ".
Cuốn Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng lần đầu ra mắt năm 1966, trở thành "quả bom" chấn động văn đàn miền Nam. Nhiều tờ báo lúc ấy nhận xét sách về mối tình cô giáo - học trò là "đồi trụy", khiến tác giả lao đao thời gian dài. Sau 1975, bà ngưng viết 15 năm. Sau đó, bà trở lại với tác phẩm Nhật ký của im lặng, xuất bản năm 1990. Tuy vậy, bà chọn cuộc sống kín đáo, ít xuất hiện trước độc giả.
Sau lần giao lưu năm 2021 khi tái bản một loạt sách, hôm 17/3, bà có buổi trò chuyện với đông đảo bạn đọc và đồng nghiệp trong một sự kiện do tạp chí Quán Văn (NXB Hội Nhà văn) tổ chức, tại TP HCM.
Ở tuổi 85, bà giữ dáng vẻ nhanh nhẹn, diện tà áo dài đỏ, móng tay và trang điểm hợp tông màu, gương mặt lưu dấu một thời nhan sắc và ánh mắt vẫn sáng lên theo tiếng cười đùa cùng độc giả.
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, 85 tuổi, tại buổi giao lưu độc giả ở TP HCM, ngày 17/3. Ảnh: Hà Thanh Vân
Nhà văn lão thành Vũ Ngọc Tiến cho biết vốn là người Hà Nội, đến giờ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với miền Nam, nhưng đã biết tên Nguyễn Thị Hoàng từ lâu. "Sau năm 1975, chị cùng gia đình đi kinh tế mới rồi mưu sinh ở Suối Dầu, tỉnh Khánh Hòa ba năm, chị có cảm nghĩ như thế nào khi phải ngừng viết vì bận rộn kiếm sống sau thời gian sáng tác liên tục", ông đặt câu hỏi.
Đáp lời đồng nghiệp, Nguyễn Thị Hoàng cho biết trong bà tồn tại hai con người: Con người sống và con người viết. Con người sống sẽ làm mọi việc để mưu sinh, để tồn tại giữa đời thường. Còn con người viết thì để sáng tác văn chương. Hai con người này không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, giống cuộc đời song hành. "Tôi từng trải qua quãng thời gian khổ cực nhất, có lúc viết không phải chỉ vì đam mê mà vì mưu sinh. Nhưng những cực khổ, vất vả cũng là những trải nghiệm tuyệt vời nhất, vì thế, dù có lúc ngưng sáng tác, chúng đọng thành cảm xúc, ẩn sâu vào lòng, gặp dịp thì sẽ thành chữ", bà nói.
Dù nhận các tác phẩm của bà phần lớn được sinh ra từ trải nghiệm và quá trình sống nhiều lúc đau khổ, nhiều lúc thăng hoa, Nguyễn Thị Hoàng khẳng định không viết văn để gửi gắm điều gì đó. "Tôi xem viết là một cách kể lại câu chuyện. Còn độc giả sẽ tự chiêm nghiệm đó là câu chuyện như thế nào". bà nói.
Cuốn sách "Vòng tay học trò" của Nguyễn Thị Hoàng do Nhã Nam tái bản năm 2021. Ảnh: Nhã Nam
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, nguyên quán tại Quảng Trị. Cha bà là Tổng Giám thị trường Quốc Học Huế năm 1930. Nguyễn Thị Hoàng học tại trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm và trường Trung học Đồng Khánh đến năm 1956 thì vào Nha Trang sinh sống. Năm 1960, bà vào Sài Gòn theo học Đại học Văn Khoa, Đại học Luật khoa rồi sau đó dạy học ở Đà Lạt. Bắt đầu sự nghiệp văn chương, Nguyễn Thị Hoàng sáng tác thơ. Tập thơ đầu tay Sầu riêng của bà ra đời năm 1960, và năm 1961, tập thơ Kiếp đam mê ra mắt độc giả.
Năm 1966, khi tiểu thuyết Vòng tay học trò ra đời, Nguyễn Thị Hoàng chuyển sang chuyên tâm sáng tác. Từ năm 1966 đến năm 1975, bà sáng tác khoảng gần 30 tác phẩm văn xuôi, gồm các tập truyện ngắn và tiểu thuyết, như Cuộc tình trong ngục thất, Tiếng chuông gọi người tình trở về, Tuần trăng mật màu xanh, Một ngày rồi thôi, Tuổi Sài Gòn, Vào nơi gió cát, Cho những mùa xuân phai, Mảnh trời cuối cùng, Ngày qua bóng tối, Một ngày rồi thôi, Vết sương trên ghế đá hồng. Sau năm 1975, một thời gian dài bà đi kinh tế mới, xa Sài Gòn, kiếm sống bằng nhiều nghề và ngưng sáng tác.
Khi nhiều người hỏi về dự định ra mắt một tác phẩm nào khác, Nguyễn Thị Hoàng cho biết nhận rõ bản thân đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời sáng tác - một giai đoạn đặc biệt với bà. Nhà văn thấy cần có sự sắp xếp, suy ngẫm lại sau những hỗn loạn cuộc đời. Hiện tại, riêng về thơ, bà vẫn ghi vào những mảnh giấy để rải rác khắp nhà những câu thơ mới vụt hiện trong tâm trí.
"Trên bàn viết của mình, tôi vẫn để một xấp giấy. Có thể tôi sẽ viết thêm gì đó, có thể không. Nhưng tôi có cảm giác giấy và bút đang lôi tôi đi về vô tận", Nguyễn Thị Hoàng nói.
Hà Thanh Vân
Xem tiếp...