Phương Nga
Tích Cực
Nhiều người nhận thấy rằng mùi cơ thể của mình tăng lên hoặc thay đổi khi mang thai. Điều này một phần có thể là do khi mang thai, khứu giác trở nên nhạy hơn và khiến cho mẹ bầu cảm nhận mùi của cơ thể rõ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khiến mùi cơ thể thực sự thay đổi trong khảng thời gian này.
Ngay từ những ngày đầu của thai kỳ, thậm chí trước cả khi người mẹ phát hiện mình mang thai, cơ thể đã bắt đầu có thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Những thay đổi này có thể gây ra một số vấn đề mà mẹ bầu không mong muốn, chẳng hạn như thay đổi vị giác và cả mùi cơ thể.
Đúng vậy, mùi cơ thể trong khoảng thời gian mang thai có thể khác so với bình thường.
Tại sao điều này lại xảy ra? Có bình thường hay không và phải khắc phục bằng cách nào?
Nhiều người nhận thấy rằng mùi cơ thể của mình tăng lên hoặc thay đổi khi mang thai. Điều này một phần có thể là do khi mang thai, khứu giác trở nên nhạy hơn và khiến cho mẹ bầu cảm nhận mùi của cơ thể rõ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khiến mùi cơ thể thực sự thay đổi trong khảng thời gian này.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50%. (1) Điều này là do cơ thể cần nhiều máu hơn để vận chuyển oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng máu này khiến thân nhiệt dễ tăng cao hơn. Khi thân nhiệt tăng, các tuyến mồ hôi sẽ tiết mồ hôi để hạ nhiệt và giữ cho cơ thể mát mẻ. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Mặc dù mồ hôi vốn không mùi nhưng vi khuẩn trên da có thể phân hủy mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu. Do đó, nhiều mồ hôi hơn cũng đồng nghĩa với mùi cơ thể tăng, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi như nách và bẹn.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy rằng các hormone sinh dục xuất hiện trong thời kỳ mang thai cũng giúp giữ cho cơ thể mát mẻ. Hormone estrogen giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ bằng cách kích thích các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi. (Điều tương tự cũng diễn ra vào kỳ kinh nguyệt). (2, Sex hormone effects on autonomic mechanisms of thermoregulation in humans - PubMed
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ra mồ hôi vào ban đêm và sáng dậy ngửi thấy mùi cơ thể. Hiện tượng đổ mồ hôi về đêm khi mang thai có thể là do sự dao động nồng độ hormone hoặc sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, nếu bị ra quá nhiều mồ hôi vào ban đêm hoặc mùi cơ thể có sự thay đổi đáng kể thì hãy báo cho bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của vấn đề bất thường hay không.
Ở một số người, tình trạng đổ mồ hôi về đêm xảy ra do những thay đổi bình thường về chức năng tuyến giáp trong thai kỳ.
Hormone tuyến giáp có vai trò điều hoà thân nhiệt, quá trình tiêu hóa và các chức năng khác trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, tuyến giáp tạo ra nhiều hormone hơn bình thường. Lượng hormone mà tuyến giáp tạo ra còn tùy thuộc giai đoạn cụ thể trong thai kỳ. Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt là trong khi ngủ vào ban đêm.
Một số phụ nữ mang thai mắc một loại bệnh tuyến giáp có tên là bệnh Graves. Tình trạng này gây cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Những người mắc bệnh Graves cần phải điều trị. Ngoài đổ nhiều mồ hôi và tăng mùi cơ thể, các triệu chứng khác của bệnh Graves còn có:
Mẹ bầu có thể nhận thấy rằng mùi cơ thể của mình tăng lên ngay từ ba tháng đầu hoặc vào những thời điểm khác trong thai kỳ. Thời điểm thay đổi mùi cơ thể ở mỗi người là khác nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Sự tăng mùi cơ thể do các nguyên nhân khác như gia tăng lượng máu có thể xảy ra vào ba tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ. Cơ thể có mùi hôi cũng có thể là do tăng cân và các nếp gấp trên da. Nếu là do những nguyên nhân này thì mùi cơ thể thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba. Nói chung, mùi cơ thể có thể bắt đầu xuất hiện từ trước khi người mẹ biết mình mang thai và tiếp tục kéo dài cho đến sau khi sinh.
Những thay đổi trong chế độ ăn uống, cân nặng và nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể trong suốt thai kỳ và điều này đôi khi xảy ra ngay từ những ngày đầu tiên mang thai.
Mang thai dẫn đến nhiều thay đổi rõ rệt trên cơ thể, chẳng hạn như tăng cân. Tăng cân quá nhiều có thể tạo ra nếp gấp da ở những khu vực như nách, hai bên ngực, bụng và bẹn. Mồ hôi sẽ đọng lại ở các nếp gấp này cùng với vi khuẩn và nấm.
Các nếp gấp da ẩm ướt sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Điều này gây ra mùi hôi trên cơ thể cùng các vấn đề khó chịu khác, chẳng hạn như mẩn đỏ, rát hay loét do da luôn trong tình trạng ẩm ướt và bề mặt da cọ xát với nhau hoặc cọ xát với quần áo.
Những nếp gấp da ẩm ướt còn có thể bị nhiễm nấm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm nấm như ửng đỏ, ngứa ngáy, nóng rát thì nên đi khám.
Trong nhiều trường hợp, mùi cơ thể khi mang thai là do những thay đổi bình thường diễn ra trong cơ thể khi thai nhi phát triển. Một số nguyên nhân gây mùi cơ thể là không thể tránh được, chẳng hạn như sự thay đổi hormone nhưng có nhiều cách để làm giảm mùi hôi và giữ cho cơ thể thơm tho:
Mùi cơ thể có thể tăng lên khi mang thai. Đây là một hiện tượng bình thường do những thay đổi diễn ra trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị đổ mồ hôi quá nhiều, nhận thấy mùi cơ thể bất thường hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác thì nên đi khám. Đôi khi, đó là những dấu hiệu của vấn đề sức khỏe cần phải điều trị.
Xem tiếp...
Ngay từ những ngày đầu của thai kỳ, thậm chí trước cả khi người mẹ phát hiện mình mang thai, cơ thể đã bắt đầu có thay đổi để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi. Những thay đổi này có thể gây ra một số vấn đề mà mẹ bầu không mong muốn, chẳng hạn như thay đổi vị giác và cả mùi cơ thể.
Đúng vậy, mùi cơ thể trong khoảng thời gian mang thai có thể khác so với bình thường.
Tại sao điều này lại xảy ra? Có bình thường hay không và phải khắc phục bằng cách nào?
Nguyên nhân gây mùi cơ thể khi mang thai
Nhiều người nhận thấy rằng mùi cơ thể của mình tăng lên hoặc thay đổi khi mang thai. Điều này một phần có thể là do khi mang thai, khứu giác trở nên nhạy hơn và khiến cho mẹ bầu cảm nhận mùi của cơ thể rõ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khiến mùi cơ thể thực sự thay đổi trong khảng thời gian này.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể tăng lên đến 50%. (1) Điều này là do cơ thể cần nhiều máu hơn để vận chuyển oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng máu này khiến thân nhiệt dễ tăng cao hơn. Khi thân nhiệt tăng, các tuyến mồ hôi sẽ tiết mồ hôi để hạ nhiệt và giữ cho cơ thể mát mẻ. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Mặc dù mồ hôi vốn không mùi nhưng vi khuẩn trên da có thể phân hủy mồ hôi và tạo ra mùi khó chịu. Do đó, nhiều mồ hôi hơn cũng đồng nghĩa với mùi cơ thể tăng, đặc biệt là ở những khu vực có nhiều tuyến mồ hôi như nách và bẹn.
Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy rằng các hormone sinh dục xuất hiện trong thời kỳ mang thai cũng giúp giữ cho cơ thể mát mẻ. Hormone estrogen giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ bằng cách kích thích các tuyến mồ hôi tiết mồ hôi. (Điều tương tự cũng diễn ra vào kỳ kinh nguyệt). (2, Sex hormone effects on autonomic mechanisms of thermoregulation in humans - PubMed
Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ra mồ hôi vào ban đêm và sáng dậy ngửi thấy mùi cơ thể. Hiện tượng đổ mồ hôi về đêm khi mang thai có thể là do sự dao động nồng độ hormone hoặc sự thay đổi trong quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, nếu bị ra quá nhiều mồ hôi vào ban đêm hoặc mùi cơ thể có sự thay đổi đáng kể thì hãy báo cho bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của vấn đề bất thường hay không.
Thay đổi về tuyến giáp
Ở một số người, tình trạng đổ mồ hôi về đêm xảy ra do những thay đổi bình thường về chức năng tuyến giáp trong thai kỳ.
Hormone tuyến giáp có vai trò điều hoà thân nhiệt, quá trình tiêu hóa và các chức năng khác trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, tuyến giáp tạo ra nhiều hormone hơn bình thường. Lượng hormone mà tuyến giáp tạo ra còn tùy thuộc giai đoạn cụ thể trong thai kỳ. Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt là trong khi ngủ vào ban đêm.
Một số phụ nữ mang thai mắc một loại bệnh tuyến giáp có tên là bệnh Graves. Tình trạng này gây cường giáp hay tuyến giáp hoạt động quá mức. Những người mắc bệnh Graves cần phải điều trị. Ngoài đổ nhiều mồ hôi và tăng mùi cơ thể, các triệu chứng khác của bệnh Graves còn có:
- Tim đập nhanh
- Sút cân
- Đại tiện nhiều
- Yếu cơ
- Da mỏng
- Tóc mảnh yếu, dễ gãy
- Tăng huyết áp
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Đầu óc mơ hồ, không tỉnh táo
- Lo âu, bồn chồn
Khi nào mùi cơ thể bắt đầu tăng khi mang thai?
Mẹ bầu có thể nhận thấy rằng mùi cơ thể của mình tăng lên ngay từ ba tháng đầu hoặc vào những thời điểm khác trong thai kỳ. Thời điểm thay đổi mùi cơ thể ở mỗi người là khác nhau vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Sự tăng mùi cơ thể do các nguyên nhân khác như gia tăng lượng máu có thể xảy ra vào ba tháng giữa hoặc cuối của thai kỳ. Cơ thể có mùi hôi cũng có thể là do tăng cân và các nếp gấp trên da. Nếu là do những nguyên nhân này thì mùi cơ thể thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba. Nói chung, mùi cơ thể có thể bắt đầu xuất hiện từ trước khi người mẹ biết mình mang thai và tiếp tục kéo dài cho đến sau khi sinh.
Những thay đổi trong chế độ ăn uống, cân nặng và nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể trong suốt thai kỳ và điều này đôi khi xảy ra ngay từ những ngày đầu tiên mang thai.
Những vấn đề khác đi kèm mùi cơ thể
Mang thai dẫn đến nhiều thay đổi rõ rệt trên cơ thể, chẳng hạn như tăng cân. Tăng cân quá nhiều có thể tạo ra nếp gấp da ở những khu vực như nách, hai bên ngực, bụng và bẹn. Mồ hôi sẽ đọng lại ở các nếp gấp này cùng với vi khuẩn và nấm.
Các nếp gấp da ẩm ướt sẽ trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Điều này gây ra mùi hôi trên cơ thể cùng các vấn đề khó chịu khác, chẳng hạn như mẩn đỏ, rát hay loét do da luôn trong tình trạng ẩm ướt và bề mặt da cọ xát với nhau hoặc cọ xát với quần áo.
Những nếp gấp da ẩm ướt còn có thể bị nhiễm nấm. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm nấm như ửng đỏ, ngứa ngáy, nóng rát thì nên đi khám.
Giải pháp khắc phục mùi cơ thể khi mang thai
Trong nhiều trường hợp, mùi cơ thể khi mang thai là do những thay đổi bình thường diễn ra trong cơ thể khi thai nhi phát triển. Một số nguyên nhân gây mùi cơ thể là không thể tránh được, chẳng hạn như sự thay đổi hormone nhưng có nhiều cách để làm giảm mùi hôi và giữ cho cơ thể thơm tho:
- Tắm hàng ngày
- Sử dụng chất khử mùi và chất chống mồ hôi
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
- Chọn quần áo bằng chất liệu tự nhiên hoặc vải thấm hút mồ hôi
- Sử dụng bột khử mùi hôi chân
- Ăn uống bổ dưỡng, cân bằng
- Luôn uống đủ nước
Tóm tắt bài viết
Mùi cơ thể có thể tăng lên khi mang thai. Đây là một hiện tượng bình thường do những thay đổi diễn ra trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu bị đổ mồ hôi quá nhiều, nhận thấy mùi cơ thể bất thường hoặc bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác thì nên đi khám. Đôi khi, đó là những dấu hiệu của vấn đề sức khỏe cần phải điều trị.
Xem tiếp...