Phương Nga
Tích Cực
Đổ mồ hôi là cách cơ thể tự hạ nhiệt nhưng một số người lại không thể đổ mồ hôi hoặc ra quá ít mồ hôi do các tuyến mồ hôi không hoạt động bình thường. Tình trạng này được gọi là giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis hay anhidrosis). Giảm tiết mồ hôi có thể xảy ra trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ xảy ra ở một số khu vực nhất định.
Không thể đổ mồ hôi có thể khiến thân nhiệt tăng quá cao. Điều này có thể dẫn đến sốc nhiệt - một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi. Chứng rối loạn này có thể là do di truyền hoặc xảy ra do bệnh tật, thuốc men.
Khi có tuổi, cơ thể sẽ dần tiết ra ít mồ hôi hơn so với khi còn trẻ. Đây là một phần bình thường trong quá trình lão hóa. Các bệnh lý gây tổn hại đến dây thần kinh tự chủ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến mồ hôi và dẫn đến giảm tiết mồ hôi.
Bất kỳ bệnh lý hay tình trạng nào gây tổn thương các dây thần kinh đều có thể làm gián đoạn hoạt động của các tuyến mồ hôi, chẳng hạn như:
Da bị bỏng nặng có thể làm hỏng vĩnh viễn các tuyến mồ hôi. Điều tương tự cũng có thể xảy ra do:
Các bệnh lý viêm da cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi, chẳng hạn như:
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng cholinergic, có thể làm giảm sự tiết mồ hôi. Những loại thuốc này còn có các tác dụng phụ khác như đau họng và khô miệng.
Một số người mang gen lỗi khiến tuyến mồ hôi hoạt động bất thường. Tình trạng ra quá ít hoặc không ra mồ hôi cũng có thể là do một bệnh di truyền có tên là loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi (hypohidrotic ectodermal dysplasia). Những người mắc bệnh này có rất ít hoặc không có tuyến mồ hôi.
Các biểu hiện của chứng giảm tiết mồ hôi gồm có:
Đôi khi, tình trạng giảm tiết mồ hôi nhẹ chỉ được phát hiện ra khi tập thể dục cường độ cao và có cảm giác rất nóng do không đổ mồ hôi hoặc đổ quá ít mồ hôi.
Trước hết, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ tiền sử bệnh để chẩn đoán giảm tiết mồ hôi. Người bệnh cần mô tả chi tiết tất cả các triệu chứng gặp phải cho bác sĩ, đặc biệt là hiện tượng da đỏ bừng khi nhiệt độ tăng hoặc khi vận động và nói rõ tình trạng ra ít mồ hôi xảy ra toàn thân hay chỉ ở một số khu vực nhất định.
Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau đây để xác nhận chẩn đoán giảm tiết mồ hôi:
Nếu chứng giảm tiết mồ hôi chỉ xảy ra ở một phần nhỏ của cơ thể thì thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Nếu giảm tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác gây ra thì sẽ phải điều trị bệnh lý đó. Khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động bình thường.
Nếu tình trạng ra quá ít mồ hôi là tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng thì cần trao đổi với bác sĩ về việc đổi sang loại thuốc khác hoặc giảm liều lượng.
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi và đa phần không thể ngăn ngừa được nhưng có thể thực hiện các biện pháp để tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng do thân nhiệt tăng quá cao. Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu và không mặc nhiều đồ khi trời nóng, hạn chế ra ngoài trời nắng và tránh để cơ thể quá nóng.
Ngoài ra, có thể làm mát cơ thể bằng các cách như xoa nước hoặc đắp vải nhúng nước mát lên da. Điều này mô phỏng sự ra đồ hôi, nước trên da bay hơi sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
Nếu không được điều trị, giảm tiết mồ hôi có thể khiến cơ thể trở nên quá nóng. Tình trạng thân nhiệt tăng quá cao cần được can thiệp điều trị khẩn cấp để tránh bị kiệt sức do nhiệt hoặc sốc nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.
Xem tiếp...
Không thể đổ mồ hôi có thể khiến thân nhiệt tăng quá cao. Điều này có thể dẫn đến sốc nhiệt - một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi. Chứng rối loạn này có thể là do di truyền hoặc xảy ra do bệnh tật, thuốc men.
Nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi
Khi có tuổi, cơ thể sẽ dần tiết ra ít mồ hôi hơn so với khi còn trẻ. Đây là một phần bình thường trong quá trình lão hóa. Các bệnh lý gây tổn hại đến dây thần kinh tự chủ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến mồ hôi và dẫn đến giảm tiết mồ hôi.
Tổn thương thần kinh
Bất kỳ bệnh lý hay tình trạng nào gây tổn thương các dây thần kinh đều có thể làm gián đoạn hoạt động của các tuyến mồ hôi, chẳng hạn như:
- Hội chứng Ross - một rối loạn hiếm gặp có biểu hiện đặc trưng là ra mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít và đồng tử giãn nở bất thường
- Bệnh tiểu đường
- Nghiện rượu
- Bệnh Parkinson
- Teo đa hệ thống
- Thoái hóa tinh bột - xảy ra khi một loại protein có tên là amyloid tích tụ trong các cơ quan và ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- Hội chứng Sjögren
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- Bệnh Fabry - một chứng bệnh di truyền gây tích tụ chất béo trong tế bào
- Hội chứng Horner - một dạng tổn thương dây thần kinh xảy ra ở mặt và mắt
Tổn thương và bệnh về da
Da bị bỏng nặng có thể làm hỏng vĩnh viễn các tuyến mồ hôi. Điều tương tự cũng có thể xảy ra do:
- Xạ trị
- Chấn thương
- Nhiễm trùng
- Viêm da
Các bệnh lý viêm da cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi, chẳng hạn như:
- Bệnh vảy nến
- Viêm da tróc vảy
- Rôm sảy
- Xơ cứng bì
- Bệnh da vảy cá
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng cholinergic, có thể làm giảm sự tiết mồ hôi. Những loại thuốc này còn có các tác dụng phụ khác như đau họng và khô miệng.
Di truyền
Một số người mang gen lỗi khiến tuyến mồ hôi hoạt động bất thường. Tình trạng ra quá ít hoặc không ra mồ hôi cũng có thể là do một bệnh di truyền có tên là loạn sản ngoại bì giảm tiết mồ hôi (hypohidrotic ectodermal dysplasia). Những người mắc bệnh này có rất ít hoặc không có tuyến mồ hôi.
Biểu hiện của chứng giảm tiết mồ hôi
Các biểu hiện của chứng giảm tiết mồ hôi gồm có:
- Ra rất ít mồ hôi dù nhiệt độ cao hay vận động mạnh
- Chóng mặt
- Co thắt hoặc yếu cơ
- Da mặt hoặc toàn thân đỏ bừng
- Cảm thấy rất nóng
Đôi khi, tình trạng giảm tiết mồ hôi nhẹ chỉ được phát hiện ra khi tập thể dục cường độ cao và có cảm giác rất nóng do không đổ mồ hôi hoặc đổ quá ít mồ hôi.
Chẩn đoán giảm tiết mồ hôi
Trước hết, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ tiền sử bệnh để chẩn đoán giảm tiết mồ hôi. Người bệnh cần mô tả chi tiết tất cả các triệu chứng gặp phải cho bác sĩ, đặc biệt là hiện tượng da đỏ bừng khi nhiệt độ tăng hoặc khi vận động và nói rõ tình trạng ra ít mồ hôi xảy ra toàn thân hay chỉ ở một số khu vực nhất định.
Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau đây để xác nhận chẩn đoán giảm tiết mồ hôi:
- Test phản xạ sợi trục tiết mồ hôi (axon reflex test): sử dụng các điện cực nhỏ để kích thích tuyến mồ hôi và sau đó đo lượng mồ hôi tiết ra.
- Test dấu ấn mồ hôi (silastic sweat imprint): xác định khu vực đổ mồ hôi.
- Test mồ hôi điều nhiệt (thermoregulatory sweat test): cơ thể bệnh nhân được phủ một lớp bột có khả năng thay đổi màu sắc ở những nơi đổ mồ hôi và sau đó đi vào một căn phòng có nhiệt độ cao để kích thích tuyến mồ hôi tiết mồ hôi.
- Sinh thiết da: lấu mẫu tế bào da cùng một số tuyến mồ hôi và kiểm tra dưới kính hiển vi.
Điều trị giảm tiết mồ hôi?
Nếu chứng giảm tiết mồ hôi chỉ xảy ra ở một phần nhỏ của cơ thể thì thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể không cần điều trị. Nếu giảm tiết mồ hôi là do một bệnh lý khác gây ra thì sẽ phải điều trị bệnh lý đó. Khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, các tuyến mồ hôi sẽ hoạt động bình thường.
Nếu tình trạng ra quá ít mồ hôi là tác dụng phụ của các loại thuốc đang dùng thì cần trao đổi với bác sĩ về việc đổi sang loại thuốc khác hoặc giảm liều lượng.
Phòng ngừa giảm tiết mồ hôi
Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết mồ hôi và đa phần không thể ngăn ngừa được nhưng có thể thực hiện các biện pháp để tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng do thân nhiệt tăng quá cao. Mặc quần áo rộng rãi, sáng màu và không mặc nhiều đồ khi trời nóng, hạn chế ra ngoài trời nắng và tránh để cơ thể quá nóng.
Ngoài ra, có thể làm mát cơ thể bằng các cách như xoa nước hoặc đắp vải nhúng nước mát lên da. Điều này mô phỏng sự ra đồ hôi, nước trên da bay hơi sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể.
Nếu không được điều trị, giảm tiết mồ hôi có thể khiến cơ thể trở nên quá nóng. Tình trạng thân nhiệt tăng quá cao cần được can thiệp điều trị khẩn cấp để tránh bị kiệt sức do nhiệt hoặc sốc nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không can thiệp kịp thời.
Xem tiếp...