Phương Nga
Tích Cực
Giảm cân, đặc biệt là giảm cân quá nhanh, có thể đi kèm với một số vấn đề không mong muốn, chẳng hạn như rụng tóc.
Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với sự thiếu hụt dinh dưỡng, stress và thay đổi nội tiết tố (hormone). Tất cả những điều này đều có thể xảy ra do giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng khắc nghiệt hoặc phẫu thuật giảm cân.
Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao nhiều người lại bị rụng tóc khi giảm cân cùng với các cách khắc phục và ngăn ngừa vấn đề này.
Rụng tóc trong quá trình giảm cân thường là do thiếu hụt dinh dưỡng cũng như là các thay đổi khác mà cơ thể phải trải qua khi giảm cân quá nhanh.
Ví dụ, giảm cân đột ngột và chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc Telogen cấp tính (acute telogen effluvium) - một dạng rụng tóc rất phổ biến.
Rụng tóc Telogen thường xảy ra trong vòng khoảng 3 tháng sau khi cơ thể trải qua sự thay đổi lớn về thể chất, chẳng hạn giảm cân nhanh chóng và tình trạng rụng tóc này thường kéo dài khoảng 6 tháng.
Cân nặng giảm và thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt cũng có thể gây ra các dạng rụng tóc khác như rụng tóc Telogen mãn tính (kéo dài trên 6 tháng) và rụng tóc androgen (androgenic alopecia).
Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc khi giảm cân.
Nhiều nghiên cứu từ những năm 1970 đã chỉ ra tác động của chế độ ăn kiêng khắc nghiệt đến mái tóc.
Tóc cần đủ calo và chất dinh dưỡng để mọc bình thường và duy trì sự chắc khỏe. Vì vậy, khi cơ thể không được cung cấp đủ calo và dinh dưỡng, rụng tóc là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc sẽ bị rụng khi giảm cân nhanh chóng, chế độ ăn có quá ít calo, thiếu hụt dinh dưỡng và căng thẳng về tinh thần mà tất cả những yếu tố này đều có ở những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.
Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện ở 180 phụ nữ bị rụng tóc lan tỏa cho thấy rằng hai nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc là do thiếu sắt và căng thẳng về tinh thần. Trong một số trường hợp, nguyên nhân được xác định là do chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt.
Chế độ ăn kiêng không khoa học có thể dẫn đến thiếu hụt các axit béo thiết yếu, kẽm, protein và calo. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến rụng tóc.
Axit amin - thành phần cấu tạo của protein – có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Lý do là bởi cơ thể cần có axit amin để sản xuất keratin - loại protein chính tạo nên sợi tóc.
Sự thiếu hụt protein sẽ dẫn đến rụng tóc. Đó là lý do tại sao nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều khi theo chế độ ăn kiêng giảm cân quá ít calo và protein.
Khi không được cung cấp đủ protein, cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng lượng protein dự trữ cho các chức năng quan trọng hơn như phục hồi mô, tiêu hóa, kiểm soát sự cân bằng pH, chất lỏng và sản xuất hormone. Vì sự mọc tóc không cần thiết cho việc duy trì sự sống nên tóc sẽ không được cung cấp protein và kết quả là rụng tóc.
Ngoài ra, sự thiếu hụt các axit amin, chẳng hạn như histidine, leucine, valine và cysteine, là vấn đề thường gặp ở những người bị rụng tóc.
Trong một nghiên cứu ở 100 người bị rụng tóc, bao gồm cả rụng tóc androgen và rụng tóc Telogen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một tỷ lệ lớn người tham gia bị thiếu hụt histidine và leucine. Ngoài ra, rất nhiều người còn bị thiếu hụt valine và cysteine .
Phẫu thuật giảm cân là biện pháp giúp giảm cân nhanh chóng, thường được thực hiện cho những người béo phì và không thể giảm cân bằng các biện pháp thông thường như ăn kiêng hay tập thể dục. Phẫu thuật giảm cân thường dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin và các khoáng chất. Điều này có thể gây rụng tóc.
Trong một nghiên cứu vào năm 2018 được thực hiện ở 50 người từng phẫu thuật cắt vạt dạ dày (một kỹ thuật phẫu thuật giảm cân trong đó cắt bỏ đi phần lớn dạ dày), các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tình trạng rụng tóc ở 56% số người tham gia và phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn.
Đáng chú ý, những người bị rụng tóc có nồng độ kẽm và vitamin B12 cả trước và sau khi phẫu thuật thấp hơn nhiều so với những người không bị rụng tóc.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 ở 112 phụ nữ đã từng phẫu thuật cắt vạt dạ dày, 72% người tham gia bị rụng tóc sau phẫu thuật. Ở 79% những người bị rụng tóc, tình trạng này bắt đầu từ 3 – 4 tháng sau ca phẫu thuật và kéo dài trung bình 5,5 tháng.
Ngoài giảm dung tích dạ dày, một số kỹ thuật phẫu thuật giảm cân còn thay đổi đường đi của thức ăn, khiến cho thức ăn đi thẳng từ dạ dày xuống phần ruột bên dưới và bỏ đoạn ruột bên trên, dẫn đến hấp thụ kém và thiếu hụt dinh dưỡng.
Cũng giống như chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, chế độ ăn kiêng không cân bằng, loại bỏ đi gần như tất cả cả nhóm thực phẩm cũng có thể gây ra rụng tóc do thiếu dinh dưỡng hoặc căng thẳng về thể chất.
Thiếu sắt, kẽm, protein, selen và các axit béo thiết yếu đều sẽ dẫn dến rụng tóc.
Chế độ ăn kiêng kiểu này có quá ít calo và thường gây căng thẳng về thể chất. Đây cũng là nhưng nguyên nhân gây rụng tóc.
Tóm tắt: Rụng tóc trong hoặc sau khi giảm cân có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh và căng thẳng.
Bản thân tình trạng rụng tóc không nguy hiểm nhưng nguyên nhân gây rụng tóc sau khi giảm cân lại có thể là những vấn đề đáng lo ngại.
Ví dụ, thiếu hụt dinh dưỡng và quá ít calo có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt, mất cơ,...
Ngoài rụng tóc, thiếu máu do thiếu sắt còn có thể gây suy giảm chức năng não, vô sinh, bệnh tim mạch, trầm cảm và suy yếu chức năng miễn dịch.
Thiếu calo và protein cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, gồm có giảm chức năng cơ, các vấn đề về tim mạch, đường ruột, giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ trầm cảm.
Nguyên nhân gây rụng tóc cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tự miễn. Do đó, nếu nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường thì hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn chứ không chỉ đơn thuần là do giảm cân.
Tóm tắt: Mặc dù bản thân rụng tóc không nguy hiểm nhưng các nguyên nhân gây rụng tóc lại có hại đến sức khỏe. Nếu bị rụng tóc thì nên đi khám vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn.
Như đã nói ở trên, rụng tóc trong quá trình giảm cân có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc do giảm cân quá nhanh. Do đó, nên giảm cân một cách lành mạnh và bền vững.
Ngoài rụng tóc, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và không cân bằng còn có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần và dễ gây tăng cân trở lại sau giảm.
Thay vì thực hiện theo một chế độ ăn kiêng như vậy thì nên chọn chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần và giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình giảm cân như rụng tóc.
Nếu vẫn muốn theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt, loại bỏ nhiều nhóm thực phẩm, chẳng hạn như chế độ ăn chay hoặc thuần chay thì nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất có thể và uống bổ sung các chất bị thiếu.
Nếu phẫu thuật giảm cân thì cần phải bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt và vitamin B12 trước ca phẫu thuật và uống bổ sung các chất dinh dưỡng mà bác sĩ khuyến nghị sau phẫu thuật. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa rụng tóc và các vấn đề sức khỏe khác do thiếu hụt dinh dưỡng.
Trước tiên cần phải xác định nguyên nhân gây rụng tóc để có hướng điều trị phù hợp.
Rụng tóc có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ là do giảm cân quá nhanh hay do thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu tóc bị rụng do thiếu hụt một hoặc nhiều chất dinh dưỡng như kẽm hoặc sắt thì khi cơ thể được bổ sung đủ các chất này, tóc sẽ ngừng rụng và mọc trở lại.
Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn kiêng khắc nghiệt hay chế độ ăn kiêng quá ít calo và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cần phải ngừng ăn kiêng ngay lập tức và bù năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và chọn những thực phẩm bổ dưỡng
Nếu như bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống thường không đủ để khắc phục vấn đề mà sẽ phải dùng thực phẩm chức năng để bổ sung chất bị thiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nếu nguyên nhân gây rụng tóc không phải do thiếu dinh dưỡng thì việc dùng thực phẩm chức năng sẽ không có ích lợi gì.
Khi bị rụng tóc nhiều thì tốt nhất nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Khi nguyên nhân gốc rễ được điều trị, tóc sẽ giảm rụng và mọc trở lại.
Tóm tắt: Để tránh bị rụng tóc thì không nên ăn kiêng khắc nghiệt mà phải cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là trước và sau khi phẫu thuật giảm cân. Nên đi khám để xác định nguyên nhân gây rụng tóc và có biện pháp điều trị giúp tóc mọc trở lại.
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc trong hoặc sau khi giảm cân và một trong số đó là thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này thường xảy ra khi thực hiện các chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, có ít calo và không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, rụng tóc cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vì vậy, khi nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị giúp cho tóc mọc trở lại.
Xem tiếp...
Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm với sự thiếu hụt dinh dưỡng, stress và thay đổi nội tiết tố (hormone). Tất cả những điều này đều có thể xảy ra do giảm cân nhanh chóng, ăn kiêng khắc nghiệt hoặc phẫu thuật giảm cân.
Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao nhiều người lại bị rụng tóc khi giảm cân cùng với các cách khắc phục và ngăn ngừa vấn đề này.
Tại sao giảm cân lại gây rụng tóc?
Rụng tóc trong quá trình giảm cân thường là do thiếu hụt dinh dưỡng cũng như là các thay đổi khác mà cơ thể phải trải qua khi giảm cân quá nhanh.
Ví dụ, giảm cân đột ngột và chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc Telogen cấp tính (acute telogen effluvium) - một dạng rụng tóc rất phổ biến.
Rụng tóc Telogen thường xảy ra trong vòng khoảng 3 tháng sau khi cơ thể trải qua sự thay đổi lớn về thể chất, chẳng hạn giảm cân nhanh chóng và tình trạng rụng tóc này thường kéo dài khoảng 6 tháng.
Cân nặng giảm và thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt cũng có thể gây ra các dạng rụng tóc khác như rụng tóc Telogen mãn tính (kéo dài trên 6 tháng) và rụng tóc androgen (androgenic alopecia).
Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng tóc khi giảm cân.
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt
Nhiều nghiên cứu từ những năm 1970 đã chỉ ra tác động của chế độ ăn kiêng khắc nghiệt đến mái tóc.
Tóc cần đủ calo và chất dinh dưỡng để mọc bình thường và duy trì sự chắc khỏe. Vì vậy, khi cơ thể không được cung cấp đủ calo và dinh dưỡng, rụng tóc là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc sẽ bị rụng khi giảm cân nhanh chóng, chế độ ăn có quá ít calo, thiếu hụt dinh dưỡng và căng thẳng về tinh thần mà tất cả những yếu tố này đều có ở những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng khắc nghiệt.
Ví dụ, một nghiên cứu vào năm 2015 được thực hiện ở 180 phụ nữ bị rụng tóc lan tỏa cho thấy rằng hai nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc là do thiếu sắt và căng thẳng về tinh thần. Trong một số trường hợp, nguyên nhân được xác định là do chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt.
Chế độ ăn kiêng không khoa học có thể dẫn đến thiếu hụt các axit béo thiết yếu, kẽm, protein và calo. Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến rụng tóc.
Chế độ ăn quá ít protein
Axit amin - thành phần cấu tạo của protein – có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Lý do là bởi cơ thể cần có axit amin để sản xuất keratin - loại protein chính tạo nên sợi tóc.
Sự thiếu hụt protein sẽ dẫn đến rụng tóc. Đó là lý do tại sao nhiều người gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều khi theo chế độ ăn kiêng giảm cân quá ít calo và protein.
Khi không được cung cấp đủ protein, cơ thể sẽ ưu tiên sử dụng lượng protein dự trữ cho các chức năng quan trọng hơn như phục hồi mô, tiêu hóa, kiểm soát sự cân bằng pH, chất lỏng và sản xuất hormone. Vì sự mọc tóc không cần thiết cho việc duy trì sự sống nên tóc sẽ không được cung cấp protein và kết quả là rụng tóc.
Ngoài ra, sự thiếu hụt các axit amin, chẳng hạn như histidine, leucine, valine và cysteine, là vấn đề thường gặp ở những người bị rụng tóc.
Trong một nghiên cứu ở 100 người bị rụng tóc, bao gồm cả rụng tóc androgen và rụng tóc Telogen, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một tỷ lệ lớn người tham gia bị thiếu hụt histidine và leucine. Ngoài ra, rất nhiều người còn bị thiếu hụt valine và cysteine .
Phẫu thuật giảm cân
Phẫu thuật giảm cân là biện pháp giúp giảm cân nhanh chóng, thường được thực hiện cho những người béo phì và không thể giảm cân bằng các biện pháp thông thường như ăn kiêng hay tập thể dục. Phẫu thuật giảm cân thường dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin và các khoáng chất. Điều này có thể gây rụng tóc.
Trong một nghiên cứu vào năm 2018 được thực hiện ở 50 người từng phẫu thuật cắt vạt dạ dày (một kỹ thuật phẫu thuật giảm cân trong đó cắt bỏ đi phần lớn dạ dày), các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tình trạng rụng tóc ở 56% số người tham gia và phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn.
Đáng chú ý, những người bị rụng tóc có nồng độ kẽm và vitamin B12 cả trước và sau khi phẫu thuật thấp hơn nhiều so với những người không bị rụng tóc.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2020 ở 112 phụ nữ đã từng phẫu thuật cắt vạt dạ dày, 72% người tham gia bị rụng tóc sau phẫu thuật. Ở 79% những người bị rụng tóc, tình trạng này bắt đầu từ 3 – 4 tháng sau ca phẫu thuật và kéo dài trung bình 5,5 tháng.
Ngoài giảm dung tích dạ dày, một số kỹ thuật phẫu thuật giảm cân còn thay đổi đường đi của thức ăn, khiến cho thức ăn đi thẳng từ dạ dày xuống phần ruột bên dưới và bỏ đoạn ruột bên trên, dẫn đến hấp thụ kém và thiếu hụt dinh dưỡng.
Chế độ ăn kiêng không cân bằng
Cũng giống như chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, chế độ ăn kiêng không cân bằng, loại bỏ đi gần như tất cả cả nhóm thực phẩm cũng có thể gây ra rụng tóc do thiếu dinh dưỡng hoặc căng thẳng về thể chất.
Thiếu sắt, kẽm, protein, selen và các axit béo thiết yếu đều sẽ dẫn dến rụng tóc.
Chế độ ăn kiêng kiểu này có quá ít calo và thường gây căng thẳng về thể chất. Đây cũng là nhưng nguyên nhân gây rụng tóc.
Tóm tắt: Rụng tóc trong hoặc sau khi giảm cân có thể do thiếu hụt dinh dưỡng, giảm cân quá nhanh và căng thẳng.
Rụng tóc có nguy hiểm không?
Bản thân tình trạng rụng tóc không nguy hiểm nhưng nguyên nhân gây rụng tóc sau khi giảm cân lại có thể là những vấn đề đáng lo ngại.
Ví dụ, thiếu hụt dinh dưỡng và quá ít calo có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu do thiếu sắt, mất cơ,...
Ngoài rụng tóc, thiếu máu do thiếu sắt còn có thể gây suy giảm chức năng não, vô sinh, bệnh tim mạch, trầm cảm và suy yếu chức năng miễn dịch.
Thiếu calo và protein cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, gồm có giảm chức năng cơ, các vấn đề về tim mạch, đường ruột, giảm chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ trầm cảm.
Nguyên nhân gây rụng tóc cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tự miễn. Do đó, nếu nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường thì hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn chứ không chỉ đơn thuần là do giảm cân.
Tóm tắt: Mặc dù bản thân rụng tóc không nguy hiểm nhưng các nguyên nhân gây rụng tóc lại có hại đến sức khỏe. Nếu bị rụng tóc thì nên đi khám vì đó có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn.
Làm thế nào để ngăn ngừa rụng tóc khi giảm cân?
Như đã nói ở trên, rụng tóc trong quá trình giảm cân có thể là do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc do giảm cân quá nhanh. Do đó, nên giảm cân một cách lành mạnh và bền vững.
Ngoài rụng tóc, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và không cân bằng còn có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần và dễ gây tăng cân trở lại sau giảm.
Thay vì thực hiện theo một chế độ ăn kiêng như vậy thì nên chọn chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần và giảm nguy cơ xảy ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình giảm cân như rụng tóc.
Nếu vẫn muốn theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt, loại bỏ nhiều nhóm thực phẩm, chẳng hạn như chế độ ăn chay hoặc thuần chay thì nên chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất có thể và uống bổ sung các chất bị thiếu.
Nếu phẫu thuật giảm cân thì cần phải bổ sung đủ các chất dinh dưỡng như kẽm, sắt và vitamin B12 trước ca phẫu thuật và uống bổ sung các chất dinh dưỡng mà bác sĩ khuyến nghị sau phẫu thuật. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa rụng tóc và các vấn đề sức khỏe khác do thiếu hụt dinh dưỡng.
Làm thế nào để tóc mọc trở lại?
Trước tiên cần phải xác định nguyên nhân gây rụng tóc để có hướng điều trị phù hợp.
Rụng tóc có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ là do giảm cân quá nhanh hay do thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu tóc bị rụng do thiếu hụt một hoặc nhiều chất dinh dưỡng như kẽm hoặc sắt thì khi cơ thể được bổ sung đủ các chất này, tóc sẽ ngừng rụng và mọc trở lại.
Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn kiêng khắc nghiệt hay chế độ ăn kiêng quá ít calo và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cần phải ngừng ăn kiêng ngay lập tức và bù năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm và chọn những thực phẩm bổ dưỡng
Nếu như bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống thường không đủ để khắc phục vấn đề mà sẽ phải dùng thực phẩm chức năng để bổ sung chất bị thiếu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng nếu nguyên nhân gây rụng tóc không phải do thiếu dinh dưỡng thì việc dùng thực phẩm chức năng sẽ không có ích lợi gì.
Khi bị rụng tóc nhiều thì tốt nhất nên đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Khi nguyên nhân gốc rễ được điều trị, tóc sẽ giảm rụng và mọc trở lại.
Tóm tắt: Để tránh bị rụng tóc thì không nên ăn kiêng khắc nghiệt mà phải cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là trước và sau khi phẫu thuật giảm cân. Nên đi khám để xác định nguyên nhân gây rụng tóc và có biện pháp điều trị giúp tóc mọc trở lại.
Tóm tắt bài viết
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc trong hoặc sau khi giảm cân và một trong số đó là thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này thường xảy ra khi thực hiện các chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, có ít calo và không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, rụng tóc cũng có thể là do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vì vậy, khi nhận thấy tóc rụng nhiều bất thường thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và từ đó có biện pháp điều trị giúp cho tóc mọc trở lại.
Xem tiếp...