SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
337K

Nguyên nhân gây tuần hoàn máu kém ở chân

Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng ít nhất một lần gặp phải hiện tượng sau khi ngồi ở một tư thế quá lâu, chân đột nhiên bị tê rần, châm chích giống như có hàng trăm mũi kim cùng đâm vào da một lúc. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao điều này lại xảy ra chưa?


Nói một cách đơn giản, nguyên nhân là do dây thần kinh đã bị chèn ép và sự lưu thông máu bị cản trở.

Và khi mắc các vấn đề về tuần hoàn máu thì cảm giác tê rần và khó chịu này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn chứ không chỉ xảy ra sau khi ngồi một chỗ quá lâu. Ở những người bị suy tĩnh mạch, cảm giác này ở chân thường đi kèm với những hiện tượng khác như nặng nề, đau nhức, sưng phù, chân không yên và mỏi.

Tuần hoàn máu kém có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

Các vấn đề về tuần hoàn máu xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần cơ thể (thường là chân) bị giảm. Hệ tuần hoàn gồm có các mạch máu với nhiệm vụ vận chuyển máu cùng với oxy và chất dinh dưỡng đến khắp các bộ phận trong cơ thể.

Vì vậy, khi xảy ra bất cứ vấn đề nào với mạch máu thì máu sẽ không thể đến được những bộ phận nà một cách bình thường.

Dưới đây là một số vấn đề phổ biến.

Suy giãn tĩnh mạch​


Các vấn đề về tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân chính gây lưu thông máu kém ở chân. Khi các tĩnh mạch bị tổn hại, máu sẽ không thể chảy qua một cách trơn tru.

Và lúc này, các vấn đề về tuần hoàn máu sẽ xảy ra và thậm chí có thể dẫn đến hình thành cục máu đông nếu tiếp diễn trong thời gian dài mà không được điều trị. Suy giãn tĩnh mạch chủ yếu xảy ra ở chân.

Hình thành cục máu đông​


Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối là nguyên nhân phổ biến khiến sự lưu thông máu bị chậm hoặc giảm. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của cục máu đông mà lưu lượng máu sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Sự hình thành cục máu đông tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Nếu cục máu đông ở chân bị vỡ ra thì nó sẽ có thể di chuyển đến phổi hoặc tim và có khả năng dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì cục máu đông là vấn đề hoàn toàn có thể xử lý được.

Tìm hiểu thêm các cách để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch chân tại đây.

Béo phì​


Trọng lượng cơ thể lớn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có cả các vấn đề về tĩnh mạch và tuần hoàn máu.

Lý do là bởi trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây thêm áp lực lên các tĩnh mạch và cản trở khả năng lưu thông máu trở lại tim một cách bình thường.

Nguy hiểm hơn, lượng mỡ thừa quá dày khi bị béo phì còn che đi các dấu hiệu ban đầu của suy tĩnh mạch, đó là những mạch máu phình lớn. Do đó mà tình trạng sẽ tiếp diễn và trở nặng mà người bệnh không hề hay biết. Do đó, cần kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề này và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Bệnh tiểu đường​


Bệnh tiểu đường có đặc điểm là lượng đường trong máu cao nhưng không chỉ có vậy, căn bệnh này còn gây ảnh hưởng đến cả các tĩnh mạch trongg cơ thể. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tuần hoàn máu kém do mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân.

Và đó chỉ là một vài vấn đề mà người bệnh tiểu đường sẽ gặp phải. Danh sách thực tế còn rất dài. Tốt nhất là nên thực hiện những biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh tiểu đường ngay từ đầu và khi đã mắc bệnh thì cần dùng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh động mạch ngoại biên​


Tê, châm chích và đau ở đùi, hông, bắp chân hay bàn chân có thể là những dấu hiệu của cho thấy các động mạch đã bị xơ cứng và thu hẹp lại, gây cản trở sự lưu thông máu đến các cơ ở chân. Thông thường, người bệnh gặp các triệu chứng này khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục và các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Khi không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên sẽ gây nên triệu chứng đau đớn và làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Trên đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu ở chân và là những điều cần tránh để không chỉ ngăn ngừa lưu thông máu kém mà còn cả các vấn đề sức khỏe khác.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của sự lưu thông kém ở chân do suy giãn tĩnh mạch:

  • Đau nhức
  • Chuột rút
  • Sưng phù
  • Buốt
  • Nặng nề
  • Ngứa
  • Chân không yên (luôn có cảm giác thôi thúc đứng lên đi lại mỗi khi nằm hoặc ngồi)
  • Mỏi

Nếu nghi ngờ đang bị các vấn đề về tuần hoàn máu liên quan đến bệnh tĩnh mạch thì cần đi khám bác sĩ ngay. Cần điều trị các bệnh này càng sớm càng tốt để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Xem tiếp...
 
Top Bottom