SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
336K

Nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo trước kỳ kinh nguyệt và cách khắc phục

Nhiễm nấm âm đạo, hay còn được gọi là nấm Candida âm đạo, là một vấn đề phụ khoa phổ biến có thể xảy ra từ khoảng một tuần trước khi bắt đầu có kinh nguyệt.


Nội dung chính của bài viết


  • Nhiễm nấm âm đạo là một vấn đề phổ biến xảy ra ngay trước kỳ kinh nguyệt ở nhiều phụ nữ.


  • Sự thay đổi nội tiết tố gây mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo và dẫn đến nhiễm nấm trước ngày đèn đỏ mỗi tháng.


  • Nhiễm nấm âm đạo thường không nghiêm trọng và có thể điều trị được một cách dễ dàng bằng thuốc trị nấm không kê đơn.


  • Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không đỡ hoặc ngày càng nặng hơn dù đã dùng thuốc thì cần đi khám để bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác vấn đề và kê thuốc.

Giới thiệu​


Ở nhiều phụ nữ, kỳ kinh nguyệt mỗi tháng gây ra biết bao phiền toái, khó chịu, từ những cơn đau bụng quặn thắt, người nặng nề, uể oải, bụng căng cứng cho đến tâm trạng buồn bã, chán nản, nhạy cảm quá mức.... Tất cả những hiện tượng này sẽ càng trở nên khó chịu hơn nữa nếu như còn bị nhiễm nấm âm đạo.

Nhiễm nấm âm đạo là một dạng nhiễm trùng nấm men gây kích ứng bên trong và xung quanh âm đạo. Bệnh phụ khoa này còn có các triệu chứng khác như nóng rát, đau đớn khi quan hệ tình dục và khi đi tiểu cùng những thay đổi bất thường ở khí hư. Tất cả những triệu chứng này có thể bắt đầu xuất hiện từ khoảng vài ngày trước kỳ kinh.

Vậy tại sao nhiễm nấm âm đạo lại thường xảy ra trước “ngày đèn đỏ”, làm thế nào để khắc phục và ngăn ngừa?

Nguyên nhân​


Âm đạo khỏe mạnh luôn có sự tồn tại của cả các loại nấm men và vi khuẩn ở trạng thái cân bằng. Nhưng sự thay đổi nồng độ nội tiết tố diễn ra trong cơ thể trước khi có kinh nguyệt có thể phá vỡ sự cân bằng này.

Sự phát triển quá mức của nấm Candida (một loại nấm men) có thể dẫn đến nhiễm nấm âm đạo hay còn được gọi là viêm âm đạo do nấm Candida. Có một số chủng nấm Candida gây nhiễm nấm âm đạo nhưng phổ biến nhất là Candida albicans.

Sự dao động nồng độ nội tiết tố và sự mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo trước kỳ kinh khiến nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo theo chu kỳ hàng tháng. Theo một nghiên cứu, trong số những phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo thì có đến một nửa bị vấn đề này vào khoảng thời gian ngay trước khi có kinh nguyệt.

Trong một nghiên cứu vào năm 2017 được thực hiện ở 7 quốc gia, trung bình gần 40% phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo một lần một năm và trung bình 23% phụ nữ gặp phải vấn đề này từ hai lần trở nên trong vòng một năm.

Các nguyên nhân khác khiến nấm Candida phát triển quá mức còn có:

  • Hệ miễn dịch suy yếu
  • Bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát tốt lượng đường trong máu
  • Uống thuốc tránh thai khiến nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao
  • Đang sử dụng thuốc kháng sinh
  • Đang mang thai

Các triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo​


Một số dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo gồm có:

  • Nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
  • Ngứa ngáy ở âm đạo và âm hộ
  • Đỏ ở bên trong âm đạo và vùng xung quanh
  • Đau
  • Sưng âm hộ
  • Dịch tiết âm đạo đặc, trắng đục và vón cục, lợn cợn, không có mùi hoặc loãng như nước

Các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo sẽ nghiêm trọng hơn nếu như:

  • mắc bệnh tiểu đường và không kiểm soát được mức đường huyết
  • bị nhiễm nấm tái đi tái lại nhiều hơn 4 lần mỗi năm
  • có hệ miễn dịch suy yếu
  • bị nhiễm một loại nấm khác không phải Candida

Khi kết hợp với những điều kiện này, nhiễm nấm âm đạo có thể gây ra những triệu chứng như sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy dữ dội đến mức có những vết xước, nứt hoặc vết loét ở vùng sinh dục.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?​


Cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa nếu như:

  • các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị bằng thuốc bôi hoặc viên đặt âm đạo trị nấm không kê đơn
  • bị ngứa, sưng và đỏ nghiêm trọng
  • đau rát
  • không chắc có phải bị nhiễm nấm men hay không

Chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo bằng cách nào?​


Để chẩn đoán nhiễm nấm âm đạo, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử (bao gồm cả bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có) và hỏi về các triệu chứng. Vì nhiễm nấm âm đạo là vấn đề dễ tái đi tái lại nên cần báo cho bác sĩ nếu trước đây cũng đã từng bị.

Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra cả bên trong và bên ngoài âm đạo để tìm những dấu hiệu nhiễm nấm.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch âm đạo để làm xét nghiệm. Mẫu dịch này sẽ được phân tích để xác định chính xác chủng nấm gây viêm nhiễm. Từ đó bác sĩ sẽ kê loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị nhiễm nấm âm đạo​


Phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như là tần suất bị nhiễm nấm. Nhiễm nấm âm đạo thường được điều trị bằng:

  • Một liều fluconazole (Diflucan) - một loại thuốc trị nấm nhóm triazole có tác dụng ngăn chặn sự phát triển cuả nấm Candida. Thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai vì có thể gây sảy thai và dị tật bẩm sinh.
  • Một đợt thuốc trị nấm tại chỗ trong thời gian ngắn, từ 3 đến 7 ngày
  • Một loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc viên đặt không kê đơn như miconazole (Monistat 3) hoặc terconazole. Những loại thuốc này có hiệu quả cao nhất khi dùng cho những trường hợp bị nhiễm nấm mức độ nhẹ.

Đối với những trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo tái phát hoặc mức độ nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Đặt viên nang axit boric trực tiếp vào âm đạo (không được dùng bằng đường uống). Phương pháp này được sử dụng để điều trị nhiễm nấm âm đạo không đáp ứng với các loại thuốc trị nấm khác.
  • Dùng thuốc trị nấm tại chỗ trong thời gian dài hơn. Có thể cần dùng hàng ngày trong thời gian lên đến 2 tuần và sau đó dùng mỗi tuần một lần trong 6 tháng để ngăn nhiễm nấm tái phát.
  • Hai liều fluconazole, uống cách nhau 3 ngày

Lưu ý, nếu sử dụng thuốc bôi hoặc viên đặt trị nấm âm đạo thì nên sử dụng thêm những biện pháp tránh thai khác ngoài bao cao su và màng ngăn âm đạo. Thành phần dầu trong một số loại thuốc này có thể làm hỏng bao cao su và dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, thậm chí là mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo​


Có thể ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo bằng cách giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận mỗi ngày. Nấm Candida phát triển mạnh nhất trong môi trường ấm áp, ẩm ướt nên cần tránh tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của nấm bằng cách:

  • Không mặc quần quá chật và quần bằng chất liệu gây bí vì điều này sẽ làm cho hơi nóng và độ ẩm tích tụ lại xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Không sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu ví dụ như băng vệ sinh, tampon có mùi thơm hay nước hoa vùng kín vì những sản phẩm này có thể gây kích ứng.
  • Không thụt rửa vì thụt rửa sẽ rửa trôi những vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng độ pH và hệ vi sinh vật tự nhiên của âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh và tampon thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt
  • Không dùng xà phòng thơm mà chỉ rửa vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ
  • Thay quần ngay sau khi bị ướt để giữ cho vùng kín khô thoáng.
  • Chỉ mặc quần lót bằng cotton
  • Lau từ trước ra sau khi đi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo và đường tiết niệu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom