SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Nguyên nhân gây bệnh mày đay - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Cách đây hơn một tháng em bị ngứa rất nhiều mà không rõ nguyên nhân, khi cào gãi thường để lại những vết trên da nhưng mất đi ngay trong vài phút. Em cũng đã đi khám bác sĩ nói em bị bệnh mề đay vẽ nổi và cho thuốc về uống không dặn dò gì thêm. Em uống thuốc thì không thấy ngứa nữa nhưng khi có vật gì chạm nhẹ lên da là có những vệt đỏ nổi lên .

Em được biết bệnh này khó chữa khỏi nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được biết bệnh đường ruột có thể là nguyên nhân gây ngứa, cũng khoảng cách đây 1 tháng em hay cảm thấy đau bụng ở vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu và hay bị tiêu chảy,em nghi ngờ bị bệnh giun sán. Hiện tại em đang băn khoăn không biết đó có phải là nguyện nhân gây ra bệnh không, nếu đúng thì có chữa khỏi được cả hai bệnh không? Kính mong các bác sĩ giúp em

Trả lời: Chào bạn, Bạn đã bị chứng "Mề đay mạn tính" là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay do thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do Thuốc, Kháng nguyên hô hấp (Phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…

Mày đay có nhiều dạng như:

  • Mày đay thông thường: Bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.
  • Da vẽ nổi: Còn gọi là mày đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.
  • Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc...), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mày đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.
  • Những dạng khác: sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết: Mày đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Về điều trị, bạn có thể đến đăng ký khám bệnh ở bất cứ BV nào có chuyên khoa Da Liễu như: BV Da Liễu, BV ĐHYD Tp. HCM, BV Nguyễn Tri Phương, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn... để được các Bác sĩ chuyên khoa xem bệnh trực tiếp và có hướng dẫn, theo dõi điều trị tuỳ theo tình trạng bệnh lý cụ thể của bạn.

Thân mến!

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom