SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Nguyên nhân của Ung thư bàng quang - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

Nguyên nhân​

  • Ung thư bàng quang không phải lúc nào cũng có nguyên nhân rõ rệt.
  • Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng và tiếp xúc với hóa chất.
  • Ung thư bàng quang phát triển khi các tế bào bình thường trong bàng quang bị đột biến. Thay vì phát triển và phân chia một cách có trật tự, các tế bào này phát triển bất thường, vượt khỏi tầm kiểm soát và không tự diệt đi. Chúng tập hợp lại thành một khối u.

Các loại ung thư bàng quang​


- Xác định loại ung thư nào thường dựa trên tế bào bàng quang từ đó ung thư khởi phát. Những loại tế bào khác nhau trong bàng quang đều có thể trở thành ung thư.

- Phân loại ung thư bàng quang giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất. Các loại ung thư bàng quang bao gồm:

  • Ung thư tế bào biểu mô chuyển tiếp xảy ra ở các tế bào lót mặt trong bàng quang. Tế bào chuyển tiếp dãn rộng khi bàng quang đầy và co thắt lại khi bàng quang trống. Những tế bào này cùng loại với các tế bào lót mặt trong niệu quản và niệu đạo, và khối u vẫn có thể hình thành ở những nơi kể trên. Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp là loại ung thư bàng quang phổ biến nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: tế bào vảy hiện diện trong bàng quang để đáp ứng với nhiễm trùng và các kích thích. Theo thời gian, chúng có thể biến đổi thành ung thư. Ung thư bàng quang tế bào vảy hiếm gặp hơn. Nó thường gặp trên thế giới ở những nơi mà dân số thường bị nhiễm ký sinh trùng (sán máng), một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng bàng quang.
  • Carcinom tế bào tuyến (Adenocarcinoma). Adenocarcinoma bắt đầu từ các tế bào tạo ra chất nhầy, chất tiết trong bàng quang. Adenocarcinoma bàng quang khá hiếm gặp.

Các yếu tố nguy cơ​

  • Lớn tuổi. Nguy cơ ung thư bàng quang tăng lên theo độ tuổi. Ung thư bàng quang có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng hiếm khi gặp ở những người dưới 40 tuổi.
  • Người da trắng có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn so với những người thuộc chủng tộc khác.
  • Đàn ông có nhiều khả năng mắc ung thư bàng quang nhiều hơn so với phụ nữ.
  • Hút thuốc lá, xì gà hay ống điếu làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang bằng cách tạo ra các hóa chất có hại tích tụ trong nước tiểu. Khi hút thuốc, cơ thể xử lý các hóa chất trong khói và thải một số vào nước tiểu. Những hóa chất độc hại này gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư.
  • Khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất, thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc các chất độc hại từ máu và di chuyển chúng xuống bàng quang. Một số hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang như asen, các chất sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm, cao su, da, dệt may và các loại sơn. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn.
  • Tiền sử điều trị ung thư trước đó. Điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide (Cytoxan) làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người được xạ trị nhằm vào xương chậu để điều trị một bệnh ung thư trước đó có thể có nguy cơ cao phát triển ung thư bàng quang về sau.
  • Viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài … có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang tế bào vảy. Ở một số vùng trên thế giới, ung thư biểu mô tế bào vảy có liên quan đến viêm bàng quang mạn tính do nhiễm ký sinh trùng sán máng.
  • Bản thân hoặc tiền sử gia đình bị ung thư. Nếu đã bị ung thư bàng quang, sẽ có nhiều khả năng để mắc thêm một lần nữa. Nguy cơ cao mắc bệnh nếu một hoặc nhiều thân nhân có tiền sử ung thư bàng quang, mặc dù bệnh ung thư bàng quang gia đình rất hiếm gặp. Tiền sử ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC), còn gọi là hội chứng Lynch, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở hệ thống tiết niệu, tử cung, đại tràng, buồng trứng và một số cơ quan khác.

Kiểm tra và chẩn đoán​


Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang gồm:

  • Soi bàng quang. Trong quá trình soi bàng quang, bác sĩ đưa một ống nội soi vào niệu đạo. Dụng cụ soi bàng quang gồm một ống kính và hệ thống chiếu sáng bằng sợi quang cho phép bác sĩ quan sát niệu đạo và bàng quang. Bệnh nhân được gây tê cục bộ khi soi bàng quang
  • Sinh thiết. Trong quá trình soi bàng quang, bác sĩ dùng một công cụ đặc biệt đưa qua niệu đạo vào bàng quang sinh thiết một mẫu mô nhỏ để thử nghiệm. Thủ thuật này đôi khi được gọi là cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo (transurethral resection of bladder tumor=TURBT). TURBT cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang. TURBT thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân.
  • Xét nghiệm tế bào học nước tiểu: Phân tích một mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư.
  • Chẩn đoán hình ảnh cho phép bác sĩ kiểm tra các cấu trúc của đường tiết niệu. Có thể dùng chất cản quang tiêm tĩnh mạch chụp UIV để làm nổi bật thận, niệu quản và bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) cho phép bác sĩ quan sát đường tiết niệu và các mô xung quanh tốt hơn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom