SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Nguy hiểm khi tự chữa viêm da - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) vừa cứu sống một em bé 4 tháng tuổi bị sốt cao, khó thở, biến chứng sang viêm phổi do người nhà tự chữa viêm da. Theo BS Hải Thoa, Bệnh viện Nhi đồng 1, tự chữa viêm da theo kinh nghiệm nhiều khi khiến bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các ca bệnh nhiễm trùng huyết vì tự chữa viêm da​


Bệnh nhân được nhắc ở trên là bé Trần Thy A, 4 tháng tuổi, trú tại TPHCM. Bé A nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng sốt cao, da đầu, cổ nổi nhiều mảng đỏ sần, chảy mủ. Theo lời người nhà: 2 tuần trước đây, thấy bé bị nổi nhiều mảng đỏ sần rải rác trên da đầu, cổ, người nhà đã tự đi mua thuốc trị nhưng không khỏi. Theo chỉ dẫn của người quen, người nhà bé A lại nhai nát đậu xanh hạt rồi đắp lên những vùng da này.

Chỉ sau vài ngày đắp đậu xanh, những mảng da đỏ trên đầu, cổ bé A mưng mủ, lan rộng ra toàn bộ đầu cổ, mặt, quanh miệng, ngực, lưng, mông, hậu môn, các nếp gấp và cả ngón chân, tay. Đồng thời, bé A sốt cao, khó thở, quấy khóc. Gia đình vội vàng đưa cháu nhập Bệnh viện Nhi đồng 1. Bác sĩ kết luận bé bị nhiễm trùng da, biến chứng viêm phổi.

Tương tự, chị Nguyễn Thị H, Nhân chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng nhập Viện Da liễu Quốc gia do tự chữa viêm da bằng gạo nếp và đỗ xanh. Chị H cho biết: Buổi tối làm việc cạnh cửa sổ quay ra vườn có nhiều cây cối, chị thấy ngứa rát ở mang tai. Sau vài lần gãi, vết ngứa trở nên đỏ và kéo dài thành vệt. Sáng hôm sau ngủ dậy, chị H thấy tại chỗ ngứa hôm qua, da dầy hơn, trên đó mọc những nốt phỏng nhỏ li ti rất đau, rát.

Nghĩ bị bệnh “giời leo”, chị H tự nhai gạo nếp và đỗ xanh đắp lên vết ngứa. Không ngờ, chỉ hai ngày đều đặn đắp gạo nếp, đỗ xanh, mảng ngứa trên da chị H lan rộng, phủ dầy sau gáy, bên má phải khiến chị không thể rửa mặt vì hễ chạm khăn vào đã thấy đau rát. Sau khi khám, bác sĩ kết luận chị H bị viêm da tiếp xúc do côn trùng - một loại bệnh viêm da xuất hiện nhiều vào mùa mưa hay chuyển mùa như hiện nay.

Cũng giống chị H, anh Trần Đại L (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã bị sưng vù khuôn mặt và phải nghỉ học đến Viện Da liễu Quốc gia điều trị, vì viêm da tiếp xúc do côn trùng nhưng trước đó anh L lại giã lá thuốc đắp, khiến những mụn nước li ti đỏ rát lan rộng và phù nề phủ khắp khuôn mặt.

Nhiều nguồn gây bệnh​


Thống kê của Viện da liễu Quốc gia, từ tháng 10 đến tháng 11 có hàng trăm bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng đến khám và điều trị. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác được TS Trần Văn Tiến, Phó Viện trưởng Viện Da liễu Quốc gia khẳng định là: Bụi nhà, phấn hoa, chất thải, khói xe, bụi đường, mỹ phẩm, quần áo và đồ chơi trẻ em nhuộm màu...

Theo các chuyên gia y tế, viêm da tiếp xúc do côn trùng khiến nhiều người dễ nhầm với các bệnh herpes, zona.

Triệu chứng hay gặp:​

  • Ban đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6-12 giờ thành vết thương, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều, 1-3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ.
  • Lúc này người bệnh có cảm giác đau, rát, có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn.
  • Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả 2 mắt, 2-3 ngày mới đỡ.
  • Ở bẹn có thể nổi hạch bẹn, sưng, đau, đi lại khó.
  • Khoảng 3 ngày vết thương đóng vẩy, khô dần, khi rụng vẩy để lại vết sẫm màu.
  • Toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài từ 5-20 ngày.
  • Cũng có bệnh nhân chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa lặn sau 3-5 ngày, không thành phỏng nước phỏng mủ.
  • Một mùa mưa, bệnh nhân có thể bị 2-3 lần.

Điều trị thế nào?​

  • Cũng theo TS Trần Văn Tiến, tuỳ từng loại viêm da, bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị bôi thuốc tại chỗ hay phải uống thuốc.
  • Thuốc dùng để điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng thường là các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ, mỡ kháng sinh...
  • Trong trường hợp mủ nhiều, đau có thể dùng thêm kháng sinh nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
  • Việc bệnh nhân tự đắp lá cây vào vết mụn loét có thể khiến nhiễm trùng rất nguy hiểm.
  • Với trẻ em, BS Hải Thoa khuyến cáo trẻ phải được đi khám và theo dõi cẩn thận và chăm sóc da theo hướng dẫn y tế.
  • Không tự ý mua thuốc điều trị, càng không nên bôi đắp lá cây, đậu nhai nát theo kinh nghiệm làm bệnh trẻ càng nặng hơn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Xem tiếp...
 
Top Bottom