Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Theo báo cáo thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam năm 2023 do iPOS.vn nghiên cứu thường niên, với gần 3.000 nhà hàng/quán cà phê cùng khoảng 4.000 thực khách trên toàn quốc tham gia, tính đến hết năm 2023, doanh thu ngành F&B đã ghi nhận mức tăng trưởng 11,47%, đạt hơn 590.000 tỷ đồng. Riêng thị trường ăn tại quán đóng góp 538.500 tỷ đồng, tăng 10,87% so với năm 2022.
Nhiều người luôn duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày.
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, trong gần 3.000 đơn vị thuộc ngành F&B tham gia nghiên cứu, có đến 79,6% doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh đang có xu hướng tốt lên và có đủ nguồn lực để phát triển trong tương lai gần. Trong số này, có 51,7% các cửa hàng ăn uống dự định mở rộng quy mô.
Về mức chi tiêu cho ăn uống, kết quả nghiên cứu gần 4.000 thực khách cho thấy mức chi tiêu ăn ngoài (nhà hàng, quán ăn…) tiếp tục tăng 5 - 10% so với năm 2022. Trong đó, có tới 14,9% thực khách cho biết sẵn sàng chi riêng cho bữa tối hàng ngày trên 100.000 đồng, con số số này cao gấp 3,5 lần so với năm 2022.
Với riêng việc đi uống cà phê, gần 60% thực khách được hỏi cho biết họ sẵn sáng chi trên 41.000 đồng cho mỗi lần, mức này tăng nhẹ so với 2022.
Báo cáo cũng chỉ ra doanh thu của thị trường giao đồ ăn trực tuyến năm 2023 tăng trưởng hơn 20,18%, đạt mốc 52.400 tỷ đồng.
Đáng chú ý, người Việt có tần suất đặt đồ ăn online ngày càng cao. Có gần 30% người cho biết họ đặt đồ ăn online ít nhất từ 1 - 2 lần/tuần, và có 20% số được hỏi đã gọi giao đồ ăn 3 - 4 lần/tuần. Tuy nhiên, số người không đặt đồ ăn online trong năm 2023 lại tăng 7,4% so với năm trước.
Nửa cuối năm 2023 chứng kiến sự siết chặt của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến, bằng việc giảm chương trình khuyến mãi và tăng phí vận chuyển. Từ ảnh hưởng này, lượng đơn hàng và tần suất đặt hàng cùng giảm. Dù vậy, giá trị cho từng đơn hàng lại gia tăng. Đồng thời, xu hướng đặt hàng theo nhóm (cùng với đồng nghiệp, bạn bè) cũng gia tăng.
Điều này lý giải việc thực khách online đã dần quen với đơn hàng không khuyến mãi và không miễn phí vận chuyển.
Theo ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn, năm 2023 được đánh giá là một năm đầy thách thức với ngành F&B Việt Nam, do khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy vậy, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Ông Hùng cho biết năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng này được đánh giá theo sát xu thế tiện và lợi. Các cửa hàng loại hình này được mở ra đáp ứng với các tiêu chí: Có chi phí đầu tư vừa phải, vị trí cửa hàng thuận tiện, phù hợp với mua mang đi và giao hàng, và giá sản phẩm ở phân khúc tầm trung và bình dân.
Bên cạnh đó, xu hướng cạnh tranh giữa các nhà hàng phân khúc cao cấp để nhận giải thưởng Michelin cũng đang bắt đầu bùng nổ. Nhiều thương hiệu đã và đang dốc sức cải thiện chất lượng món ăn, nâng cao dịch vụ và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng để chinh phục “ngôi sao Michelin”.
Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023, và đạt hơn 655.000 tỷ đồng.
Dự báo từ nay đến năm 2027, cơ cấu doanh thu ngành này không có nhiều sự thay đổi khi cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần.
Hà Linh
Xem tiếp...
Nhiều người luôn duy trì thói quen uống cà phê mỗi ngày.
Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế, trong gần 3.000 đơn vị thuộc ngành F&B tham gia nghiên cứu, có đến 79,6% doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh đang có xu hướng tốt lên và có đủ nguồn lực để phát triển trong tương lai gần. Trong số này, có 51,7% các cửa hàng ăn uống dự định mở rộng quy mô.
Về mức chi tiêu cho ăn uống, kết quả nghiên cứu gần 4.000 thực khách cho thấy mức chi tiêu ăn ngoài (nhà hàng, quán ăn…) tiếp tục tăng 5 - 10% so với năm 2022. Trong đó, có tới 14,9% thực khách cho biết sẵn sàng chi riêng cho bữa tối hàng ngày trên 100.000 đồng, con số số này cao gấp 3,5 lần so với năm 2022.
Với riêng việc đi uống cà phê, gần 60% thực khách được hỏi cho biết họ sẵn sáng chi trên 41.000 đồng cho mỗi lần, mức này tăng nhẹ so với 2022.
Báo cáo cũng chỉ ra doanh thu của thị trường giao đồ ăn trực tuyến năm 2023 tăng trưởng hơn 20,18%, đạt mốc 52.400 tỷ đồng.
Đáng chú ý, người Việt có tần suất đặt đồ ăn online ngày càng cao. Có gần 30% người cho biết họ đặt đồ ăn online ít nhất từ 1 - 2 lần/tuần, và có 20% số được hỏi đã gọi giao đồ ăn 3 - 4 lần/tuần. Tuy nhiên, số người không đặt đồ ăn online trong năm 2023 lại tăng 7,4% so với năm trước.
Nửa cuối năm 2023 chứng kiến sự siết chặt của các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến, bằng việc giảm chương trình khuyến mãi và tăng phí vận chuyển. Từ ảnh hưởng này, lượng đơn hàng và tần suất đặt hàng cùng giảm. Dù vậy, giá trị cho từng đơn hàng lại gia tăng. Đồng thời, xu hướng đặt hàng theo nhóm (cùng với đồng nghiệp, bạn bè) cũng gia tăng.
Điều này lý giải việc thực khách online đã dần quen với đơn hàng không khuyến mãi và không miễn phí vận chuyển.
Theo ông Vũ Thanh Hùng, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần iPOS.vn, năm 2023 được đánh giá là một năm đầy thách thức với ngành F&B Việt Nam, do khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy vậy, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực, cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Ông Hùng cho biết năm 2024 sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình đồ uống quy mô vừa và nhỏ. Sự tăng trưởng này được đánh giá theo sát xu thế tiện và lợi. Các cửa hàng loại hình này được mở ra đáp ứng với các tiêu chí: Có chi phí đầu tư vừa phải, vị trí cửa hàng thuận tiện, phù hợp với mua mang đi và giao hàng, và giá sản phẩm ở phân khúc tầm trung và bình dân.
Bên cạnh đó, xu hướng cạnh tranh giữa các nhà hàng phân khúc cao cấp để nhận giải thưởng Michelin cũng đang bắt đầu bùng nổ. Nhiều thương hiệu đã và đang dốc sức cải thiện chất lượng món ăn, nâng cao dịch vụ và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng để chinh phục “ngôi sao Michelin”.
Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B tại Việt Nam dự kiến tăng 10,92% so với năm 2023, và đạt hơn 655.000 tỷ đồng.
Dự báo từ nay đến năm 2027, cơ cấu doanh thu ngành này không có nhiều sự thay đổi khi cửa hàng F&B độc lập vẫn áp đảo với 93,9% thị phần.
Hà Linh
Xem tiếp...