Lê Hoài Thương
Tích Cực
Tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Bộ Công an đề xuất cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc, dần hình thành thói quen, văn hóa “Đã uống rượu, bia không lái xe”.
Vấn đề này được nhiều người đang quan tâm là có nên quy định cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng rượu bia hay cần đưa ra một ngưỡng nhất định.
Ủng hộ...
Theo PGS-TS Phạm Việt Cường, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương, ĐH Y tế công cộng, khi những quy định mới được đưa ra và có những ý kiến trái chiều là điều bình thường.
Ông nói: Là một người từng tham gia nhiều vào quá trình xây dựng, theo dõi triển khai quy định cấm rượu bia đối với người lái xe, tôi đánh giá quy định này rất hiệu quả - điều này có thể nhìn thấy rất rõ trong các báo cáo số liệu về tử vong do tai nạn giao thông có yếu tố liên quan đến sử dụng cồn, rượu bia. Số lượng tử vong do nguyên nhân này thực sự đã giảm đi rất nhiều trong năm 2023.
Báo cáo mới đây của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), số liệu nhập viện do liên quan đến nồng độ cồn cũng cho thấy tỉ lệ người nhập viện đã giảm đi rất nhiều. Đây là một thành công của quy định này và có thể mang đến những thành công lớn khác khi chúng ta kiểm soát tốt việc đã uống rượu bia thì không lái xe.
Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh là ở Việt Nam không cấm uống rượu bia. Chúng ta chỉ cấm “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”.
Theo tôi, quy định nồng độ cồn bằng 0 là quy định chặt chẽ. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam chúng ta mới chỉ thực hiện quy định kiểm soát chặt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông được 2-3 năm. Chỉ sau 2-3 năm này, chúng ta đã nhìn thấy hiệu quả, thành công của nó.
Ở các quốc gia khác, ngay từ giai đoạn đầu người ta cũng áp dụng quy định này. Chúng ta không nên so sánh rằng tại sao ở Nhật Bản hay các quốc gia khác có quy định cho phép có nồng độ cồn ở mức nhất định… bởi cần hiểu rõ rằng họ đã thực hiện quy định này từ rất nhiều năm rồi, đã hình thành được nếp sống rất tốt cho cộng đồng của họ, ý thức tuân thủ không uống rượu bia trong cộng đồng của họ cũng rất cao.
Do vậy, nếu ngay từ bây giờ chúng ta lại nới lỏng ra, thay đổi quy định thì những thành công của những năm vừa rồi sẽ không thể tiếp tục duy trì.
Bên cạnh đó, cần hiểu rằng hệ thống giao thông ở Việt Nam rất phức tạp, đông đúc. Khoảng cách giữa ô tô và xe máy lưu thông trên đường rất mong manh và bất kể một va chạm nào thì những người đi xe máy thường phải trả giá rất đắt về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Như vậy, với tình hình giao thông phức tạp kết hợp việc điều khiển phương tiện của người Việt, tôi cho rằng quy định nồng độ cồn bằng 0 là rất cần thiết.
Tôi cũng khẳng định chưa có ai bị phạt vì không uống rượu bia mà có nồng độ cồn tự nhiên. Trong tất cả hội thảo mà tôi tham dự, với những số liệu được báo cáo, tôi chưa thấy có trường hợp nào bị phạt vì lý do nồng độ cồn tự nhiên như vậy.
Thật ra người dân có lý do để lo lắng về “nồng độ cồn tự nhiên” do trái cây lên men, thuốc Đông y có chứa rượu…, tuy nhiên quy trình kiểm tra nồng độ cồn hiện nay của lực lượng cảnh sát cũng rất rõ ràng. Nếu người dân khẳng định họ không sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông thì cảnh sát cũng sẽ hoàn toàn hợp tác, đồng ý đợi một khoảng thời gian để kiểm tra lại. Thậm chí, người dân có thể đi kiểm tra máu để khẳng định lại.
Trong các cuộc họp mà tôi tham gia, các ý kiến đều thống nhất rằng nên duy trì nồng độ cồn bằng 0. Và trong vài năm tới, khi xã hội đã thay đổi được thói quen, ý thức của người tham gia giao thông tốt hơn thì chúng ta có thể cân nhắc, xem xét thêm.
Theo Đại tá Nguyễn Quan Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (C08, Bộ Công an), tuy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở được áp dụng từ lâu đối với ô tô và mới đây áp dụng cho tất cả phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là người điều khiển xe đạp.
Với quy định trên, hiện nay việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% về số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này.
Thêm vào đó, vừa qua theo thống kê, điều tra xã hội học đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam của Bộ Công an, có 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu bia. Con số này chiếm 51,28% đối với bảy nhóm tội danh như: giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Từ năm 2018 đến 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2.742.395 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 381.269 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó, số nạn nhân có liên quan đến rượu bia là 425.619 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%). Như vậy, tỉ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu bia cao hơn tỉ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung.
Còn về quan điểm cần có một ngưỡng nhất định với người điều khiển phương tiện giao thông phải hỏi cơ quan y tế, bởi họ là cơ quan có chuyên môn để thẩm định việc này.
Còn TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Bản chất rượu chính là một chất gây nghiện được con người thỏa hiệp từ trước đến nay. Nó gây mất kiểm soát hành vi, càng dùng nhiều thì càng bị phụ thuộc nhiều, ngày càng tăng liều lên, từ uống ít dần dần có thể uống nhiều hơn.
Kể cả khi chỉ uống ít rượu với nồng độ thấp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, tâm thần của người điều khiển phương tiện giao thông. Nhẹ là sẽ gây hưng phấn, nặng hơn là gây mất kiểm soát hành vi. Uống đến một nồng độ nhất định nó sẽ gây mất khả năng điều khiển, phối hợp vận động, mất khả năng phán xét… Với những người tâm lý ổn định, bình tĩnh thì sẽ phần nào kiểm soát được. Với những người tâm lý khó kiểm soát, trong đầu luôn có xu hướng chống đối xã hội, kích động… thì phần lớn sẽ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
"Chính vì thế tôi đồng tình với quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.
...và phân vân
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng không nên cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn mà cần nghiên cứu một ngưỡng nhất định. Bởi lẽ, xét về mặt khoa học, nhiều loại trái cây, đồ ăn cũng có một lượng nồng độ cồn nhất định. Bộ Y tế vừa qua cũng đã tổ chức tọa đàm và xác nhận vấn đề trên.
Về mặt thực tiễn, chúng ta thấy khả năng đào thải nồng độ cồn của mỗi người khác nhau, có người nhanh, có người chậm. Thực tế, nhiều người khá lo ngại việc tối nay uống 1-2 chén rượu thì sáng hôm sau đo nồng độ cồn vẫn lên và bị xử lý. Thêm vào đó, thời gian hết nồng độ cồn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như liều lượng, loại bia rượu, nồng độ bia rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu, uống lúc đói hay lúc no...
"Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta nên xem xét lại quy định, không nên vì nghiêm mà xử lý theo kiểu “bắt nhầm hơn bỏ sót”. Còn về việc Bộ Công an cho biết “cần áp dụng đến khi văn hóa giao thông hình thành tốt có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp…”, tôi cho rằng không nên như vậy. Luật pháp phải có tính ổn định và nhất quán, không thể lúc siết, lúc nới", ông Quyền nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô, xe máy có nhiều năm sinh sống ở Đức cho rằng việc xử nghiêm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông là đúng. Tuy nhiên, máy đo nồng độ cồn đều có dung sai và Bộ Công an nên công bố dung sai này giống như tất cả các loại máy móc khác.
Máy đo nồng độ cồn ở nước ngoài, nhà sản xuất luôn đưa ra một dung sai cho máy móc 3%-7%. Do đó, đối với người ăn trái cây hay uống nước có ga khi đo nồng độ cồn sẽ nằm trong ngưỡng dung sai này để không bị xử phạt. Theo đó, Bộ Công an nên thử nghiệm 10 người ăn các loại trái cây có nguy cơ lên men để đưa ra mức độ giới hạn, như thế mới đưa ra kết luận.
Cạnh đó, mức uống của mỗi người cũng mỗi khác, như một người đàn ông ở Đức có thể uống ba chai bia nhưng vẫn tỉnh táo, do người Đức máu trong cơ thể cao hơn, gen xử lý cồn trong cơ thể cũng nhanh hơn. Còn người Việt Nam thì không giống như vậy. Hơn nữa, văn hóa Việt Nam thường kiêng nể nên “ép” uống rượu bia và tạo thói quen nên việc xử lý nghiêm về nồng độ cồn là để xử mấy việc ép nhau này.
Các nước xử phạt vi phạm nồng độ cồn thế nào?
Ở một số quốc gia, mức nồng độ cồn trong máu (BAC) cho phép cũng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng: thấp hơn đối với tài xế thương mại và thanh thiếu niên – những nhóm bị xử phạt nặng hơn nếu vi phạm.
Trong khi Mỹ và Canada nhất quán với ngưỡng 0,08%, mức này giảm xuống còn 0,05% ở Peru, Bolivia và Argentina. Paraguay, Uruguay và Brazil duy trì chính sách "không khoan nhượng", tức nồng độ cồn bằng 0, đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia.
Anh, xứ Wales và Bắc Ireland có chung giới hạn 0,08% như Mỹ, nhưng Scotland có giới hạn thấp hơn một chút: 0,05%. CH Czech, Slovakia, Hungary và Romania nhất quán với quy định nồng độ cồn bằng 0.
Lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn ở các nước vùng Vịnh và Trung Đông "không phải là ý tưởng hay".
Trong khi một số quốc gia Trung Đông như Ả Rập Saudi cấm triệt rượu bia bất kể cư dân có lái xe hay không, phần lớn các nước còn lại - từ Qatar đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - đều áp dụng chính sách nghiêm khắc và người lái xe sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm.
Tại Anh, lái xe hoặc cố lái xe sau khi uống rượu bia vượt ngưỡng cho phép, tài xế có thể đối mặt những hậu quả như án tù 6 tháng, tiền phạt không giới hạn, bị cấm lái xe ít nhất 1 năm (3 năm với những trường hợp bị kết tội lần 2 trong vòng 10 năm).
Hình phạt dành cho tài xế vi phạm quy định nồng độ cồn và gây tai nạn chết người có thể bao gồm án tù chung thân, tiền phạt không giới hạn, bị cấm lái xe ít nhất 5 năm, một bài thi lái xe kéo dài trước khi giấy phép được trả lại.
Những vấn đề khác mà tài xế vi phạm nồng độ cồn có thể đối mặt: chi phí bảo hiểm xe tăng đáng kể, chủ lao động sẽ thấy bản án của tài xế trên bằng lái, có thể gặp vấn đề khi đến những quốc gia như Mỹ.
Tương tự, tại Malaysia, ngoài hậu quả pháp lý, tài xế vi phạm quy định nồng độ cồn cũng có thể đối mặt những hậu quả liên quan đến sự nghiệp.
Họ có thể bị yêu cầu tiết lộ bản án của mình cho người sử dụng lao động, dẫn đến nguy cơ mất việc. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong tương lai vì nhiều nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lý lịch đối với ứng viên.
Tại Mỹ, một số bang thực thi điều gọi là "mức phạt tăng cường" đối với tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng nhất định. Những hình phạt này bao gồm mức tiền phạt cao hơn, hủy bỏ hoặc thu hồi giấy phép lái xe lâu hơn và phạt tù nặng hơn.
Ví dụ, ở bang Michigan, tài xế có nồng độ cồn quá ngưỡng 0,17% có thể bị phạt tù lên đến 180 ngày, so với 93 ngày đối với tài xế vi phạm dưới ngưỡng, theo Forbes.
Thông thường, nồng độ cồn được đo bằng cách kiểm tra hơi thở, máu hoặc nước tiểu.
Tại Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland, ngưỡng nồng độ cồn cho phép là 35 miligam trên 100 mililit khí thở, 80 microgam trên 100 mililit máu và 107 miligam trên 100 mililit nước tiểu.
Những trường hợp chống đối khi bị yêu cầu cung cấp mẫu thử có thể bị phạt tiền, tước bằng lái hoặc tù giam.
Tại Malaysia, tài xế từ chối cung cấp mẫu thử có thể ngồi tù lên đến 2 năm, nộp phạt 2.000-6.000 USD và bị giam bằng lái tối thiểu 2 năm.
Những quốc gia như Malaysia cho phép tài xế bị buộc tội vi phạm nồng độ cồn thuê luật sư đại diện cho họ trước tòa. Luật sư có thể cung cấp lời khuyên pháp lý, hỗ trợ thương lượng và đại diện cho khách hàng của họ trong các thủ tục tố tụng tại tòa án.
Tại Mỹ, nếu nồng độ cồn của tài xế vượt ngưỡng, điều này không đồng nghĩa họ sẽ luôn bị kết tội lái xe trong tình trạng say xỉn.
Nếu cảnh sát chặn tài xế một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền hiến pháp của tài xế thông qua việc khám xét bất hợp pháp, công tố viên không thể sử dụng bất kỳ bằng chứng nào thu được từ đợt khám xét này để kết tội tài xế.
Máy đo nồng độ cồn có thể bị hiệu chỉnh không chính xác hoặc sử dụng không đúng cách nếu người thực hiện kiểm tra không được đào tạo bài bản. Điều này có thể đặt ra câu hỏi liệu công tố viên có chứng minh được tình trạng say xỉn của tài xế hay không. Để kết tội, công tố viên phải có bằng chứng thuyết phục, vượt xa sự nghi ngờ hợp lý.
Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ trên Báo Vietnamnet rằng, về cơ bản cồn trong rượu bia hay thuốc đều tính mg trên cân nặng, bản chất là đều chuyển hóa qua gan khi đi vào cơ thể.
Việc uống rượu bia và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vào men chuyển hóa/phân hủy cồn của cơ thể từng người và mức độ đào thải của gan. Đó là lý do có người uống ít thôi cũng say nhưng có người uống nhiều nhưng không say.
Mỗi một bộ máy trong cơ thể của mỗi người là khác nhau. Việc một người dễ say hay không dễ say, có say hay không say cũng không liên quan đến khả năng đào thải cồn khỏi cơ thể.
Hai lon bia tương đương với 3 đơn vị cồn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Như vậy, thông thường, cơ thể mất từ 5-6 tiếng để đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia.
Tuy nhiên, tốc độ đào thải nhanh hay chậm của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào men chuyển hóa, vì thế cùng lượng bia, thời gian sau uống, có người 4 tiếng đã đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia, nhưng có người vẫn còn nồng độ cồn trong cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, cũng cho biết, một người trưởng thành có sức khoẻ bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn.
Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng người, ví dụ như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.
Với quy định hiện nay, khi bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.
T.M (tổng hợp theo Pháp luật TP.HCM, VietNamNet, Người lao động, Sức khỏe và Đời sống)
Xem tiếp...
Vấn đề này được nhiều người đang quan tâm là có nên quy định cấm tuyệt đối người lái xe sử dụng rượu bia hay cần đưa ra một ngưỡng nhất định.
Ủng hộ...
Theo PGS-TS Phạm Việt Cường, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng, chống chấn thương, ĐH Y tế công cộng, khi những quy định mới được đưa ra và có những ý kiến trái chiều là điều bình thường.
Ông nói: Là một người từng tham gia nhiều vào quá trình xây dựng, theo dõi triển khai quy định cấm rượu bia đối với người lái xe, tôi đánh giá quy định này rất hiệu quả - điều này có thể nhìn thấy rất rõ trong các báo cáo số liệu về tử vong do tai nạn giao thông có yếu tố liên quan đến sử dụng cồn, rượu bia. Số lượng tử vong do nguyên nhân này thực sự đã giảm đi rất nhiều trong năm 2023.
Báo cáo mới đây của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), số liệu nhập viện do liên quan đến nồng độ cồn cũng cho thấy tỉ lệ người nhập viện đã giảm đi rất nhiều. Đây là một thành công của quy định này và có thể mang đến những thành công lớn khác khi chúng ta kiểm soát tốt việc đã uống rượu bia thì không lái xe.
Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh là ở Việt Nam không cấm uống rượu bia. Chúng ta chỉ cấm “đã uống rượu bia thì không điều khiển phương tiện giao thông”.
Theo tôi, quy định nồng độ cồn bằng 0 là quy định chặt chẽ. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam chúng ta mới chỉ thực hiện quy định kiểm soát chặt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông được 2-3 năm. Chỉ sau 2-3 năm này, chúng ta đã nhìn thấy hiệu quả, thành công của nó.
Ở các quốc gia khác, ngay từ giai đoạn đầu người ta cũng áp dụng quy định này. Chúng ta không nên so sánh rằng tại sao ở Nhật Bản hay các quốc gia khác có quy định cho phép có nồng độ cồn ở mức nhất định… bởi cần hiểu rõ rằng họ đã thực hiện quy định này từ rất nhiều năm rồi, đã hình thành được nếp sống rất tốt cho cộng đồng của họ, ý thức tuân thủ không uống rượu bia trong cộng đồng của họ cũng rất cao.
Do vậy, nếu ngay từ bây giờ chúng ta lại nới lỏng ra, thay đổi quy định thì những thành công của những năm vừa rồi sẽ không thể tiếp tục duy trì.
Bên cạnh đó, cần hiểu rằng hệ thống giao thông ở Việt Nam rất phức tạp, đông đúc. Khoảng cách giữa ô tô và xe máy lưu thông trên đường rất mong manh và bất kể một va chạm nào thì những người đi xe máy thường phải trả giá rất đắt về sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Như vậy, với tình hình giao thông phức tạp kết hợp việc điều khiển phương tiện của người Việt, tôi cho rằng quy định nồng độ cồn bằng 0 là rất cần thiết.
Tôi cũng khẳng định chưa có ai bị phạt vì không uống rượu bia mà có nồng độ cồn tự nhiên. Trong tất cả hội thảo mà tôi tham dự, với những số liệu được báo cáo, tôi chưa thấy có trường hợp nào bị phạt vì lý do nồng độ cồn tự nhiên như vậy.
Thật ra người dân có lý do để lo lắng về “nồng độ cồn tự nhiên” do trái cây lên men, thuốc Đông y có chứa rượu…, tuy nhiên quy trình kiểm tra nồng độ cồn hiện nay của lực lượng cảnh sát cũng rất rõ ràng. Nếu người dân khẳng định họ không sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông thì cảnh sát cũng sẽ hoàn toàn hợp tác, đồng ý đợi một khoảng thời gian để kiểm tra lại. Thậm chí, người dân có thể đi kiểm tra máu để khẳng định lại.
Trong các cuộc họp mà tôi tham gia, các ý kiến đều thống nhất rằng nên duy trì nồng độ cồn bằng 0. Và trong vài năm tới, khi xã hội đã thay đổi được thói quen, ý thức của người tham gia giao thông tốt hơn thì chúng ta có thể cân nhắc, xem xét thêm.
Theo Đại tá Nguyễn Quan Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (C08, Bộ Công an), tuy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở được áp dụng từ lâu đối với ô tô và mới đây áp dụng cho tất cả phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là người điều khiển xe đạp.
Với quy định trên, hiện nay việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với người lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% về số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này.
Thêm vào đó, vừa qua theo thống kê, điều tra xã hội học đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam của Bộ Công an, có 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu bia. Con số này chiếm 51,28% đối với bảy nhóm tội danh như: giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Từ năm 2018 đến 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2.742.395 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 381.269 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó, số nạn nhân có liên quan đến rượu bia là 425.619 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%). Như vậy, tỉ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu bia cao hơn tỉ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung.
Còn về quan điểm cần có một ngưỡng nhất định với người điều khiển phương tiện giao thông phải hỏi cơ quan y tế, bởi họ là cơ quan có chuyên môn để thẩm định việc này.
Còn TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định: Bản chất rượu chính là một chất gây nghiện được con người thỏa hiệp từ trước đến nay. Nó gây mất kiểm soát hành vi, càng dùng nhiều thì càng bị phụ thuộc nhiều, ngày càng tăng liều lên, từ uống ít dần dần có thể uống nhiều hơn.
Kể cả khi chỉ uống ít rượu với nồng độ thấp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, tâm thần của người điều khiển phương tiện giao thông. Nhẹ là sẽ gây hưng phấn, nặng hơn là gây mất kiểm soát hành vi. Uống đến một nồng độ nhất định nó sẽ gây mất khả năng điều khiển, phối hợp vận động, mất khả năng phán xét… Với những người tâm lý ổn định, bình tĩnh thì sẽ phần nào kiểm soát được. Với những người tâm lý khó kiểm soát, trong đầu luôn có xu hướng chống đối xã hội, kích động… thì phần lớn sẽ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
"Chính vì thế tôi đồng tình với quy định nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.
...và phân vân
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng không nên cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn mà cần nghiên cứu một ngưỡng nhất định. Bởi lẽ, xét về mặt khoa học, nhiều loại trái cây, đồ ăn cũng có một lượng nồng độ cồn nhất định. Bộ Y tế vừa qua cũng đã tổ chức tọa đàm và xác nhận vấn đề trên.
Về mặt thực tiễn, chúng ta thấy khả năng đào thải nồng độ cồn của mỗi người khác nhau, có người nhanh, có người chậm. Thực tế, nhiều người khá lo ngại việc tối nay uống 1-2 chén rượu thì sáng hôm sau đo nồng độ cồn vẫn lên và bị xử lý. Thêm vào đó, thời gian hết nồng độ cồn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như liều lượng, loại bia rượu, nồng độ bia rượu, thời gian uống kéo dài bao lâu, uống lúc đói hay lúc no...
"Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta nên xem xét lại quy định, không nên vì nghiêm mà xử lý theo kiểu “bắt nhầm hơn bỏ sót”. Còn về việc Bộ Công an cho biết “cần áp dụng đến khi văn hóa giao thông hình thành tốt có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp…”, tôi cho rằng không nên như vậy. Luật pháp phải có tính ổn định và nhất quán, không thể lúc siết, lúc nới", ông Quyền nhận định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô, xe máy có nhiều năm sinh sống ở Đức cho rằng việc xử nghiêm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông là đúng. Tuy nhiên, máy đo nồng độ cồn đều có dung sai và Bộ Công an nên công bố dung sai này giống như tất cả các loại máy móc khác.
Máy đo nồng độ cồn ở nước ngoài, nhà sản xuất luôn đưa ra một dung sai cho máy móc 3%-7%. Do đó, đối với người ăn trái cây hay uống nước có ga khi đo nồng độ cồn sẽ nằm trong ngưỡng dung sai này để không bị xử phạt. Theo đó, Bộ Công an nên thử nghiệm 10 người ăn các loại trái cây có nguy cơ lên men để đưa ra mức độ giới hạn, như thế mới đưa ra kết luận.
Cạnh đó, mức uống của mỗi người cũng mỗi khác, như một người đàn ông ở Đức có thể uống ba chai bia nhưng vẫn tỉnh táo, do người Đức máu trong cơ thể cao hơn, gen xử lý cồn trong cơ thể cũng nhanh hơn. Còn người Việt Nam thì không giống như vậy. Hơn nữa, văn hóa Việt Nam thường kiêng nể nên “ép” uống rượu bia và tạo thói quen nên việc xử lý nghiêm về nồng độ cồn là để xử mấy việc ép nhau này.
Các nước xử phạt vi phạm nồng độ cồn thế nào?
Ở một số quốc gia, mức nồng độ cồn trong máu (BAC) cho phép cũng có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng: thấp hơn đối với tài xế thương mại và thanh thiếu niên – những nhóm bị xử phạt nặng hơn nếu vi phạm.
Trong khi Mỹ và Canada nhất quán với ngưỡng 0,08%, mức này giảm xuống còn 0,05% ở Peru, Bolivia và Argentina. Paraguay, Uruguay và Brazil duy trì chính sách "không khoan nhượng", tức nồng độ cồn bằng 0, đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia.
Anh, xứ Wales và Bắc Ireland có chung giới hạn 0,08% như Mỹ, nhưng Scotland có giới hạn thấp hơn một chút: 0,05%. CH Czech, Slovakia, Hungary và Romania nhất quán với quy định nồng độ cồn bằng 0.
Lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn ở các nước vùng Vịnh và Trung Đông "không phải là ý tưởng hay".
Trong khi một số quốc gia Trung Đông như Ả Rập Saudi cấm triệt rượu bia bất kể cư dân có lái xe hay không, phần lớn các nước còn lại - từ Qatar đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - đều áp dụng chính sách nghiêm khắc và người lái xe sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm.
Tại Anh, lái xe hoặc cố lái xe sau khi uống rượu bia vượt ngưỡng cho phép, tài xế có thể đối mặt những hậu quả như án tù 6 tháng, tiền phạt không giới hạn, bị cấm lái xe ít nhất 1 năm (3 năm với những trường hợp bị kết tội lần 2 trong vòng 10 năm).
Hình phạt dành cho tài xế vi phạm quy định nồng độ cồn và gây tai nạn chết người có thể bao gồm án tù chung thân, tiền phạt không giới hạn, bị cấm lái xe ít nhất 5 năm, một bài thi lái xe kéo dài trước khi giấy phép được trả lại.
Những vấn đề khác mà tài xế vi phạm nồng độ cồn có thể đối mặt: chi phí bảo hiểm xe tăng đáng kể, chủ lao động sẽ thấy bản án của tài xế trên bằng lái, có thể gặp vấn đề khi đến những quốc gia như Mỹ.
Tương tự, tại Malaysia, ngoài hậu quả pháp lý, tài xế vi phạm quy định nồng độ cồn cũng có thể đối mặt những hậu quả liên quan đến sự nghiệp.
Họ có thể bị yêu cầu tiết lộ bản án của mình cho người sử dụng lao động, dẫn đến nguy cơ mất việc. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong tương lai vì nhiều nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lý lịch đối với ứng viên.
Tại Mỹ, một số bang thực thi điều gọi là "mức phạt tăng cường" đối với tài xế có nồng độ cồn vượt ngưỡng nhất định. Những hình phạt này bao gồm mức tiền phạt cao hơn, hủy bỏ hoặc thu hồi giấy phép lái xe lâu hơn và phạt tù nặng hơn.
Ví dụ, ở bang Michigan, tài xế có nồng độ cồn quá ngưỡng 0,17% có thể bị phạt tù lên đến 180 ngày, so với 93 ngày đối với tài xế vi phạm dưới ngưỡng, theo Forbes.
Thông thường, nồng độ cồn được đo bằng cách kiểm tra hơi thở, máu hoặc nước tiểu.
Tại Anh, Xứ Wales và Bắc Ireland, ngưỡng nồng độ cồn cho phép là 35 miligam trên 100 mililit khí thở, 80 microgam trên 100 mililit máu và 107 miligam trên 100 mililit nước tiểu.
Những trường hợp chống đối khi bị yêu cầu cung cấp mẫu thử có thể bị phạt tiền, tước bằng lái hoặc tù giam.
Tại Malaysia, tài xế từ chối cung cấp mẫu thử có thể ngồi tù lên đến 2 năm, nộp phạt 2.000-6.000 USD và bị giam bằng lái tối thiểu 2 năm.
Những quốc gia như Malaysia cho phép tài xế bị buộc tội vi phạm nồng độ cồn thuê luật sư đại diện cho họ trước tòa. Luật sư có thể cung cấp lời khuyên pháp lý, hỗ trợ thương lượng và đại diện cho khách hàng của họ trong các thủ tục tố tụng tại tòa án.
Tại Mỹ, nếu nồng độ cồn của tài xế vượt ngưỡng, điều này không đồng nghĩa họ sẽ luôn bị kết tội lái xe trong tình trạng say xỉn.
Nếu cảnh sát chặn tài xế một cách bất hợp pháp và vi phạm quyền hiến pháp của tài xế thông qua việc khám xét bất hợp pháp, công tố viên không thể sử dụng bất kỳ bằng chứng nào thu được từ đợt khám xét này để kết tội tài xế.
Máy đo nồng độ cồn có thể bị hiệu chỉnh không chính xác hoặc sử dụng không đúng cách nếu người thực hiện kiểm tra không được đào tạo bài bản. Điều này có thể đặt ra câu hỏi liệu công tố viên có chứng minh được tình trạng say xỉn của tài xế hay không. Để kết tội, công tố viên phải có bằng chứng thuyết phục, vượt xa sự nghi ngờ hợp lý.
Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ trên Báo Vietnamnet rằng, về cơ bản cồn trong rượu bia hay thuốc đều tính mg trên cân nặng, bản chất là đều chuyển hóa qua gan khi đi vào cơ thể.
Việc uống rượu bia và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, vào men chuyển hóa/phân hủy cồn của cơ thể từng người và mức độ đào thải của gan. Đó là lý do có người uống ít thôi cũng say nhưng có người uống nhiều nhưng không say.
Mỗi một bộ máy trong cơ thể của mỗi người là khác nhau. Việc một người dễ say hay không dễ say, có say hay không say cũng không liên quan đến khả năng đào thải cồn khỏi cơ thể.
Hai lon bia tương đương với 3 đơn vị cồn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Như vậy, thông thường, cơ thể mất từ 5-6 tiếng để đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia.
Tuy nhiên, tốc độ đào thải nhanh hay chậm của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào men chuyển hóa, vì thế cùng lượng bia, thời gian sau uống, có người 4 tiếng đã đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia, nhưng có người vẫn còn nồng độ cồn trong cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phụ trách Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng, cũng cho biết, một người trưởng thành có sức khoẻ bình thường, cứ sau 1 tiếng, gan sẽ đào thải được 1 đơn vị cồn.
Đây là con số ở mức trung bình. Tùy theo từng người, ví dụ như người gan yếu, người có cân nặng hơn mức trung bình thì quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi chúng ta uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.
Với quy định hiện nay, khi bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25mg/L bạn đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong vòng một tiếng bạn vẫn có khả năng bị phạt. Nếu bạn lái xe cần tránh uống bia trong khoảng 5-6 tiếng trước khi lái xe, dù chỉ là một cốc.
T.M (tổng hợp theo Pháp luật TP.HCM, VietNamNet, Người lao động, Sức khỏe và Đời sống)
Xem tiếp...