THAM GIA NHÓM
WIKI MUA BÁN
Bóc Phốt
Thẩm Mỹ Làm Đẹp
Sức Khỏe - Gia Đình
Kinh Doanh - Mua Bán
YOUTUBE
MUA BÁN
Làm đẹp
Nhà đất
Xe cộ
Điện tử
Việc làm
Thú cưng
Mẹ và bé
Ăn uống
Thời trang
Dịch vụ
Du lịch
Giải trí
Nhà cửa
Khoá học
Quảng cáo
Viễn thông
Quà tặng
Xây dựng
Thể thao
BÁO MỚI
Làm đẹp
Nhà Đất
Xe Cộ
Mẹ và Bé
Ăn Uống
Thời Trang
Giải Trí
Thể Thao
Đời Sống
Giáo Dục
Kinh Doanh
Pháp Luật
Sức Khỏe
Làm Mẹ
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bóc Phốt
Thẩm Mỹ Làm Đẹp
Sức Khỏe - Gia Đình
Kinh Doanh - Mua Bán
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Cài đặt ứng dụng
Cài đặt
WIKI MUA BÁN
WIKI REVIEW
Review doanh nghiệp
Người dân vùng sạt lở Nha Trang mòn mỏi chờ nơi ở
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Ngô Thanh Vân" data-source="post: 21010" data-attributes="member: 60"><p>(PLO)- Bốn năm qua, người dân khu vực sạt lở ở TP Nha Trang không được về nhà, phải sống tạm trong các nhà trọ.</p><p></p><p></p><p>Cả trăm hộ dân ở phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhiều năm qua phải bỏ đi ở trọ tứ tán vì nhà của họ nằm trong vùng có thể sạt lở bất cứ lúc nào.</p><p></p><p>Điều đáng nói là các hộ dân “tự bơi”, còn nhà tái định cư cho họ không biết đến bao giờ mới có.</p><p></p><h3><strong>Thoát chết trong gang tấc</strong></h3><p></p><p>Ông Nguyễn Đăng Đình Hoàng, 46 tuổi, kể: Năm 2008, vợ chồng ông gom góp được hơn một cây vàng mua lô đất 78 m2 lại lưng chừng núi Chụt ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang và họ dựng căn nhà cấp 4 để ở.</p><p></p><p>Đến năm 2013, người vợ bị bệnh qua đời, ông Hoàng rơi vào cảnh gà trống nuôi con. Ông làm đủ thứ nghề để lo cho hai con ăn học. Ba cha con đùm bọc nhau trong căn nhà nhỏ.</p><p></p><p>Đầu năm 2018, ông sửa mới lại căn nhà nhưng niềm vui chưa bao lâu thì tai họa ập xuống.</p><p></p><p>Sáng 18-11-2018, sau trận mưa lớn kéo dài, đất đá từ trên núi ầm ầm đổ xuống vùi lấp nhiều căn nhà. Cha con ông chỉ kịp nhảy qua hàng rào bỏ chạy, phía sau lưng căn nhà đã bị đất đá đè sập..</p><p></p><table style='width: 100%'><tr><td><img src="https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==" alt=" H.HẢI" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " style="" /></td></tr><tr><td><br /> Ông Nguyễn Đăng Đình Hoàng chăm sóc mẹ trong căn nhà trọ. Ảnh: H.HẢI<br /> </td></tr></table><p></p><p>Không được may mắn như cha con ông Hoàng, ba người dân xóm núi Chụt đã tử vong trong trận lở núi kinh hoàng năm đó.</p><p></p><p>“Khoảng 7 giờ sáng tôi chuẩn bị đi làm, con đi học thì nghe đất đá đổ ầm ầm xuống. May mắn chạy thoát nhưng khi trở về thì căn nhà đã bị sập. Hai người ở phía sau nhà tôi không chạy kịp” - ông Hoàng kể lại.</p><p></p><h3><strong>Ba thế hệ sống tạm trong căn nhà trọ</strong></h3><p></p><p>Nhà không còn, cha con ông Hoàng đi thuê căn nhà 30 m2 trong con hẻm tại tổ 2 Trường Sơn, phường Vĩnh Trường và đón người mẹ 74 tuổi về ở cùng</p><p></p><p>Chúng tôi đến thăm, thấy khách lạ, mẹ ông Hoàng ngồi bóp chân trước cửa phòng trọ nở nụ cười hiền chào. Ông Hoàng cho biết sau khi nhà sập, mẹ ở nhờ nhà người quen không ai chăm sóc nên ông đón về ở cùng. Bà đã lẩn thẩn và không đi lại được nên một tay ông phải chăm sóc, cơm nước.</p><p></p><p>Sau khi thắp nhang trên bàn thờ vợ, ông Hoàng kể tiếp: Sau khi nhà bị sập, chính quyền không cho trở về lại căn nhà vì sợ núi tiếp tục lở. Ông cho hay đã chuyển nhiều nhà trọ và căn nhà này gia đình ông mới chuyển đến với giá thuê 2 triệu đồng/tháng, hơi chật nhưng rẻ hơn những nơi khác.</p><p></p><p>Gia đình ông Hoàng thuộc diện hộ cận nghèo, bản thân ông bị bệnh tim, phổi khá nặng. Vì vậy, ông đi làm thợ hồ bữa được bữa mất.</p><p></p><table style='width: 100%'><tr><td><img src="https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==" alt="Ông Hoàng trước căn nhà của mình sau bốn năm xảy ra vụ sạt lở núi." class="fr-fic fr-dii fr-draggable " style="" /></td></tr><tr><td><br /> Ông Hoàng trước căn nhà của mình sau bốn năm xảy ra vụ sạt lở núi.<br /> </td></tr></table><p></p><p>Cũng trong năm 2018, nhà mất, hoàn cảnh khó khăn, con trai đang học lớp 11 xin ông nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình và nuôi em ăn học. “Hiện cháu đang làm công nhân chăm sóc cây xanh, làm lao động chính của gia đình. Tôi <a href="https://plo.vn/suc-khoe/" target="_blank">sức khỏe</a> yếu, vừa phải chăm mẹ già nên chỉ đi làm loanh quanh ở gần nhà trọ. Công việc bấp bênh lắm” - ông Hoàng tâm sự.</p><p></p><h3><strong>Mòn mỏi chờ chính quyền hồi âm</strong></h3><p></p><p>Ông Hoàng cho hay sau vụ sạt lở núi, chính quyền và các mạnh thường quân hỗ trợ cho gia đình 20 triệu đồng. Đến năm 2020, ông được hỗ trợ hai tháng tiền nhà trọ, sau đó không nhận được bất kỳ <a href="https://plo.vn/phap-luat/chinh-sach-moi/" target="_blank">chính sách</a> nào.</p><p></p><p>Ông Hoàng làm đơn cứu xét gửi khắp nơi để xây lại căn nhà nhưng chính quyền không cho vì nằm trong phương án di dời đối với các hộ dân bị sạt lở tại xã Phước Đồng và phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang, theo kết luận của Thường trực UBND tỉnh.</p><p></p><p>Tuy nhiên, đã bốn năm mong chờ, ông Hoàng vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của chính quyền về việc di dời cũng như không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ chính quyền.</p><p></p><p>Trở lại căn nhà cũ vẫn còn nằm trong đống đổ nát, ông Hoàng ngậm ngùi nói với chúng tôi: Chỉ mong muốn chính quyền giải quyết cho chỗ ở để ổn định...</p><p></p><p>Ông cũng nhờ người làm đơn cứu xét nhưng ông đang mất dần hy vọng.</p><p></p><h3><strong>Vẫn đang rà soát!</strong></h3><p></p><p><a href="https://plo.vn/giao-luu-truc-tuyen/" target="_blank">Trao đổi</a> với PV, ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường, cho biết: TP Nha Trang đã họp và có phương án hỗ trợ cho sáu hộ bị sạt lở khu vực núi Chụt.</p><p></p><p>Riêng hộ ông Hoàng, UBND TP Nha Trang giao Phòng <a href="https://plo.vn/kinh-te/quan-ly/" target="_blank">Quản lý</a> đô thị phối hợp cùng phường xem xét, đánh giá lại hiện trạng vị trí đất nhà cũ để cho phép xây dựng lại. Sau khi có kết quả, TP Nha Trang sẽ có quyết định cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay công tác rà soát, đánh giá vẫn chưa thực hiện.</p><p></p><p>“Quan điểm của phường là nếu như đánh giá kết cấu đất ổn định thì nên cho người dân xây dựng lại. Người dân hiện đang rất mong muốn ổn định chỗ ở” - ông Danh nói.</p><p></p><p>Chủ tịch phường Vĩnh Trường xác nhận chính quyền không cho các hộ trở về nhà cũ do lo ngại núi tiếp tục sạt lở. Mỗi lần mưa lớn, phường phải đề nghị các hộ dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển xuống trụ sở UBND phường sống tạm.</p><p></p><p>Ông Danh cũng cho biết hiện chính quyền không có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân phải đi ở trọ. Chỉ một số trường hợp được hỗ trợ do nằm trong dự án của doanh nghiệp. “Qua mấy năm nên phường không thể đề xuất hỗ trợ và phường cũng không có nguồn. Đây là sự thiệt thòi cho người dân” - chủ tịch phường Vĩnh Trường thừa nhận.</p><p></p><p>Không chỉ ở khu vực núi Chụt, lãnh đạo UBND xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết vụ sạt lở núi năm 2018 có khoảng 100 hộ dân tại thôn Thành Phát và Thành Đạt mất nhà và không được trở về.</p><p></p><p>“Khoảng 100 hộ không được trở lại chỗ ở cũ. Tại thời điểm đó, chính quyền và các mạnh thường quân hỗ trợ cho người dân. Hiện chính quyền không có chính sách hỗ trợ nào” - vị này nói.</p><p></p><table style='width: 100%'><tr><td><img src="https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==" alt="Khu dân cư núi Chụt, phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang." class="fr-fic fr-dii fr-draggable " style="" /></td></tr><tr><td><br /> Khu dân cư núi Chụt, phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang.<br /> </td></tr></table><p></p><p>Qua <a href="https://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/" target="_blank">điện thoại</a>, PV nêu vấn đề tỉnh Khánh Hòa có phương án giải quyết tái định cư và hỗ trợ cho người dân trong khi chờ tái định cư hay không?</p><p></p><p>Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho hay tỉnh đã giao cho UBND TP Nha Trang xây dựng các <a href="https://plo.vn/do-thi/bat-dong-san/khong-gian-song/" target="_blank">chung cư</a> để bố trí tái định cư cho người dân. Quan trọng nhất là TP Nha Trang phải bố trí vốn.</p><p></p><p>Tuy nhiên, ông Tuân cũng cho biết đối với những trường hợp mua bán, sang nhượng đất rừng sản xuất rất khó bố trí tái định cư. “Hiện anh em đang kiểm đếm. Nói chung đều đã có phương án” - ông Tuân nói.</p><p></p><p>Để làm rõ hơn những phản ánh của người dân, PV liên hệ ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang. Ông Khánh cho biết sẽ giao các phòng ban rà soát, sau đó sẽ phản hồi chính thức.</p><p></p><p>Về khu tái định cư Phước Hạ, lãnh đạo xã Phước Đồng cho biết khu tái định cư này đã thực hiện xong giai đoạn 1. UBND TP Nha Trang đang giao cho Ban quản lý các công trình xây dựng Nha Trang báo cáo UBND tỉnh để xây dựng giai đoạn 2.</p><p></p><p>Giai đoạn 2 của dự án sẽ giành 3 ha xây dựng các khối nhà chung cư cho các hộ dân thuộc diện di dời từ những khu vực sạt lở núi ở phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng.</p><p></p><p>“Giai đoạn 1 của khu tái định Phước Hạ chỉ bố trí cho các hộ dân giải tỏa tại chỗ và một số dự án trên địa bàn TP. Giai đoạn 2 vẫn đang báo cáo tỉnh để xin làm” - lãnh đạo xã Phước Đồng cho biết.</p><p></p><p>Hiện người dân vẫn mõi mòn chờ ổn định chỗ ở.•</p><p></p><h4><strong>Liên tục xảy ra sạt lở trước đó</strong></h4><p></p><p>Khoảng 2 giờ ngày 20-10-2016 xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng làm bốn người chết, sáu người bị thương.</p><p></p><p>Còn trong trận mưa sáng 18-11-2018, Nha Trang có tới bốn điểm sạt lở làm 20 người chết và mất tích vì các dự án tác động vào núi Cô Tiên, núi Hòn Rớ...</p><p></p><table style='width: 100%'><tr><td><img src="https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==" alt=" T.LỘC" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " style="" /></td></tr><tr><td><br /> Lực lượng chức năng đang giúp người dân san dọn lại nhà cửa, đất đá sau vụ sạt lở núi kinh hoàng năm 2016. Ảnh: T.LỘC<br /> </td></tr></table><p></p><p>Tất cả vụ sạt lở đều do tác động của con người trên núi Cô Tiên, núi Hòn Rớ...</p><p></p><p>Trước nguy cơ sạt lở đe dọa tính mạng, tài sản của người dân, ngày 12-5-2022, tỉnh Khánh Hòa có thông báo khẩn về kết luận của chủ tịch tỉnh về hoàn thiện đồ án điều chỉnh <a href="https://plo.vn/do-thi/" target="_blank">quy hoạch</a> chung TP Nha Trang đến năm 2040. Theo đó, những khu vực đồi núi ở TP Nha Trang có nguy cơ sạt lở sẽ giữ nguyên hiện trạng tự nhiên, bảo vệ môi trường và không xây dựng công trình.</p><p></p><p><a href="https://thegioimuaban.com/tin/nguoi-dan-vung-sat-lo-nha-trang-mon-moi-cho-noi-o-6471.html" target="_blank">Xem tiếp...</a></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Ngô Thanh Vân, post: 21010, member: 60"] (PLO)- Bốn năm qua, người dân khu vực sạt lở ở TP Nha Trang không được về nhà, phải sống tạm trong các nhà trọ. Cả trăm hộ dân ở phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhiều năm qua phải bỏ đi ở trọ tứ tán vì nhà của họ nằm trong vùng có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Điều đáng nói là các hộ dân “tự bơi”, còn nhà tái định cư cho họ không biết đến bao giờ mới có. [HEADING=2][B]Thoát chết trong gang tấc[/B][/HEADING] Ông Nguyễn Đăng Đình Hoàng, 46 tuổi, kể: Năm 2008, vợ chồng ông gom góp được hơn một cây vàng mua lô đất 78 m2 lại lưng chừng núi Chụt ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang và họ dựng căn nhà cấp 4 để ở. Đến năm 2013, người vợ bị bệnh qua đời, ông Hoàng rơi vào cảnh gà trống nuôi con. Ông làm đủ thứ nghề để lo cho hai con ăn học. Ba cha con đùm bọc nhau trong căn nhà nhỏ. Đầu năm 2018, ông sửa mới lại căn nhà nhưng niềm vui chưa bao lâu thì tai họa ập xuống. Sáng 18-11-2018, sau trận mưa lớn kéo dài, đất đá từ trên núi ầm ầm đổ xuống vùi lấp nhiều căn nhà. Cha con ông chỉ kịp nhảy qua hàng rào bỏ chạy, phía sau lưng căn nhà đã bị đất đá đè sập.. [TABLE] [TR] [TD][IMG alt=" H.HẢI"]https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==[/IMG][/TD] [/TR] [TR] [TD] Ông Nguyễn Đăng Đình Hoàng chăm sóc mẹ trong căn nhà trọ. Ảnh: H.HẢI [/TD] [/TR] [/TABLE] Không được may mắn như cha con ông Hoàng, ba người dân xóm núi Chụt đã tử vong trong trận lở núi kinh hoàng năm đó. “Khoảng 7 giờ sáng tôi chuẩn bị đi làm, con đi học thì nghe đất đá đổ ầm ầm xuống. May mắn chạy thoát nhưng khi trở về thì căn nhà đã bị sập. Hai người ở phía sau nhà tôi không chạy kịp” - ông Hoàng kể lại. [HEADING=2][B]Ba thế hệ sống tạm trong căn nhà trọ[/B][/HEADING] Nhà không còn, cha con ông Hoàng đi thuê căn nhà 30 m2 trong con hẻm tại tổ 2 Trường Sơn, phường Vĩnh Trường và đón người mẹ 74 tuổi về ở cùng Chúng tôi đến thăm, thấy khách lạ, mẹ ông Hoàng ngồi bóp chân trước cửa phòng trọ nở nụ cười hiền chào. Ông Hoàng cho biết sau khi nhà sập, mẹ ở nhờ nhà người quen không ai chăm sóc nên ông đón về ở cùng. Bà đã lẩn thẩn và không đi lại được nên một tay ông phải chăm sóc, cơm nước. Sau khi thắp nhang trên bàn thờ vợ, ông Hoàng kể tiếp: Sau khi nhà bị sập, chính quyền không cho trở về lại căn nhà vì sợ núi tiếp tục lở. Ông cho hay đã chuyển nhiều nhà trọ và căn nhà này gia đình ông mới chuyển đến với giá thuê 2 triệu đồng/tháng, hơi chật nhưng rẻ hơn những nơi khác. Gia đình ông Hoàng thuộc diện hộ cận nghèo, bản thân ông bị bệnh tim, phổi khá nặng. Vì vậy, ông đi làm thợ hồ bữa được bữa mất. [TABLE] [TR] [TD][IMG alt="Ông Hoàng trước căn nhà của mình sau bốn năm xảy ra vụ sạt lở núi."]https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==[/IMG][/TD] [/TR] [TR] [TD] Ông Hoàng trước căn nhà của mình sau bốn năm xảy ra vụ sạt lở núi. [/TD] [/TR] [/TABLE] Cũng trong năm 2018, nhà mất, hoàn cảnh khó khăn, con trai đang học lớp 11 xin ông nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình và nuôi em ăn học. “Hiện cháu đang làm công nhân chăm sóc cây xanh, làm lao động chính của gia đình. Tôi [URL='https://plo.vn/suc-khoe/']sức khỏe[/URL] yếu, vừa phải chăm mẹ già nên chỉ đi làm loanh quanh ở gần nhà trọ. Công việc bấp bênh lắm” - ông Hoàng tâm sự. [HEADING=2][B]Mòn mỏi chờ chính quyền hồi âm[/B][/HEADING] Ông Hoàng cho hay sau vụ sạt lở núi, chính quyền và các mạnh thường quân hỗ trợ cho gia đình 20 triệu đồng. Đến năm 2020, ông được hỗ trợ hai tháng tiền nhà trọ, sau đó không nhận được bất kỳ [URL='https://plo.vn/phap-luat/chinh-sach-moi/']chính sách[/URL] nào. Ông Hoàng làm đơn cứu xét gửi khắp nơi để xây lại căn nhà nhưng chính quyền không cho vì nằm trong phương án di dời đối với các hộ dân bị sạt lở tại xã Phước Đồng và phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang, theo kết luận của Thường trực UBND tỉnh. Tuy nhiên, đã bốn năm mong chờ, ông Hoàng vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của chính quyền về việc di dời cũng như không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ chính quyền. Trở lại căn nhà cũ vẫn còn nằm trong đống đổ nát, ông Hoàng ngậm ngùi nói với chúng tôi: Chỉ mong muốn chính quyền giải quyết cho chỗ ở để ổn định... Ông cũng nhờ người làm đơn cứu xét nhưng ông đang mất dần hy vọng. [HEADING=2][B]Vẫn đang rà soát![/B][/HEADING] [URL='https://plo.vn/giao-luu-truc-tuyen/']Trao đổi[/URL] với PV, ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Trường, cho biết: TP Nha Trang đã họp và có phương án hỗ trợ cho sáu hộ bị sạt lở khu vực núi Chụt. Riêng hộ ông Hoàng, UBND TP Nha Trang giao Phòng [URL='https://plo.vn/kinh-te/quan-ly/']Quản lý[/URL] đô thị phối hợp cùng phường xem xét, đánh giá lại hiện trạng vị trí đất nhà cũ để cho phép xây dựng lại. Sau khi có kết quả, TP Nha Trang sẽ có quyết định cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay công tác rà soát, đánh giá vẫn chưa thực hiện. “Quan điểm của phường là nếu như đánh giá kết cấu đất ổn định thì nên cho người dân xây dựng lại. Người dân hiện đang rất mong muốn ổn định chỗ ở” - ông Danh nói. Chủ tịch phường Vĩnh Trường xác nhận chính quyền không cho các hộ trở về nhà cũ do lo ngại núi tiếp tục sạt lở. Mỗi lần mưa lớn, phường phải đề nghị các hộ dân ở khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển xuống trụ sở UBND phường sống tạm. Ông Danh cũng cho biết hiện chính quyền không có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân phải đi ở trọ. Chỉ một số trường hợp được hỗ trợ do nằm trong dự án của doanh nghiệp. “Qua mấy năm nên phường không thể đề xuất hỗ trợ và phường cũng không có nguồn. Đây là sự thiệt thòi cho người dân” - chủ tịch phường Vĩnh Trường thừa nhận. Không chỉ ở khu vực núi Chụt, lãnh đạo UBND xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho biết vụ sạt lở núi năm 2018 có khoảng 100 hộ dân tại thôn Thành Phát và Thành Đạt mất nhà và không được trở về. “Khoảng 100 hộ không được trở lại chỗ ở cũ. Tại thời điểm đó, chính quyền và các mạnh thường quân hỗ trợ cho người dân. Hiện chính quyền không có chính sách hỗ trợ nào” - vị này nói. [TABLE] [TR] [TD][IMG alt="Khu dân cư núi Chụt, phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang."]https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==[/IMG][/TD] [/TR] [TR] [TD] Khu dân cư núi Chụt, phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang. [/TD] [/TR] [/TABLE] Qua [URL='https://kynguyenso.plo.vn/ky-nguyen-so/']điện thoại[/URL], PV nêu vấn đề tỉnh Khánh Hòa có phương án giải quyết tái định cư và hỗ trợ cho người dân trong khi chờ tái định cư hay không? Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho hay tỉnh đã giao cho UBND TP Nha Trang xây dựng các [URL='https://plo.vn/do-thi/bat-dong-san/khong-gian-song/']chung cư[/URL] để bố trí tái định cư cho người dân. Quan trọng nhất là TP Nha Trang phải bố trí vốn. Tuy nhiên, ông Tuân cũng cho biết đối với những trường hợp mua bán, sang nhượng đất rừng sản xuất rất khó bố trí tái định cư. “Hiện anh em đang kiểm đếm. Nói chung đều đã có phương án” - ông Tuân nói. Để làm rõ hơn những phản ánh của người dân, PV liên hệ ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP Nha Trang. Ông Khánh cho biết sẽ giao các phòng ban rà soát, sau đó sẽ phản hồi chính thức. Về khu tái định cư Phước Hạ, lãnh đạo xã Phước Đồng cho biết khu tái định cư này đã thực hiện xong giai đoạn 1. UBND TP Nha Trang đang giao cho Ban quản lý các công trình xây dựng Nha Trang báo cáo UBND tỉnh để xây dựng giai đoạn 2. Giai đoạn 2 của dự án sẽ giành 3 ha xây dựng các khối nhà chung cư cho các hộ dân thuộc diện di dời từ những khu vực sạt lở núi ở phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng. “Giai đoạn 1 của khu tái định Phước Hạ chỉ bố trí cho các hộ dân giải tỏa tại chỗ và một số dự án trên địa bàn TP. Giai đoạn 2 vẫn đang báo cáo tỉnh để xin làm” - lãnh đạo xã Phước Đồng cho biết. Hiện người dân vẫn mõi mòn chờ ổn định chỗ ở.• [HEADING=3][B]Liên tục xảy ra sạt lở trước đó[/B][/HEADING] Khoảng 2 giờ ngày 20-10-2016 xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng làm bốn người chết, sáu người bị thương. Còn trong trận mưa sáng 18-11-2018, Nha Trang có tới bốn điểm sạt lở làm 20 người chết và mất tích vì các dự án tác động vào núi Cô Tiên, núi Hòn Rớ... [TABLE] [TR] [TD][IMG alt=" T.LỘC"]https://thegioimuaban.com/tin/image/gif;base64,R0lGODlhAQABAAAAACH5BAEKAAEALAAAAAABAAEAAAICTAEAOw==[/IMG][/TD] [/TR] [TR] [TD] Lực lượng chức năng đang giúp người dân san dọn lại nhà cửa, đất đá sau vụ sạt lở núi kinh hoàng năm 2016. Ảnh: T.LỘC [/TD] [/TR] [/TABLE] Tất cả vụ sạt lở đều do tác động của con người trên núi Cô Tiên, núi Hòn Rớ... Trước nguy cơ sạt lở đe dọa tính mạng, tài sản của người dân, ngày 12-5-2022, tỉnh Khánh Hòa có thông báo khẩn về kết luận của chủ tịch tỉnh về hoàn thiện đồ án điều chỉnh [URL='https://plo.vn/do-thi/']quy hoạch[/URL] chung TP Nha Trang đến năm 2040. Theo đó, những khu vực đồi núi ở TP Nha Trang có nguy cơ sạt lở sẽ giữ nguyên hiện trạng tự nhiên, bảo vệ môi trường và không xây dựng công trình. [url="https://thegioimuaban.com/tin/nguoi-dan-vung-sat-lo-nha-trang-mon-moi-cho-noi-o-6471.html"]Xem tiếp...[/url] [/QUOTE]
Chèn Trích dẫn…
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
WIKI MUA BÁN
WIKI REVIEW
Review doanh nghiệp
Người dân vùng sạt lở Nha Trang mòn mỏi chờ nơi ở
Trang web này sử dụng cookie. Tiếp tục sử dụng trang web này đồng nghĩa với việc bạn đồng ý sử dụng cookie của chúng tôi.
Accept
Tìm hiểu thêm.…
Top
Bottom