Trung tâm Nam Học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) gần đây tiếp nhận bệnh nhân nam 56 tuổi, được tuyến dưới chuyển đến khám và điều trị trong tình trạng loét rộng vùng dương vật, nhiều dịch mủ.
Bệnh nhân cho biết trước đó, ông có cấy bi vào dương vật. Tuy nhiên, bản thân và đối tác cùng cảm thấy đau rát khi ân ái nên ông quyết định tháo bi ra. Một thời gian sau, ông bị áp xe dương vật, phải đến một bệnh viện tại Hà Nội để trích rạch và điều trị.
Sau 2 tuần vết thương vẫn chưa ổn nên bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để thăm khám và điều trị.
Điều dưỡng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân (Ảnh: T.T).
Bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Nam Học với vết loét lớn, sưng nề nhiều. Hiện tại, ông được điều dưỡng chăm sóc vết thương tích cực. Là một vết thương nhiễm trùng nên thời gian điều trị mất khá nhiều thời gian.
Dự kiến người bệnh sẽ được chăm sóc làm sạch vết thương sau đó các bác sĩ sẽ xem xét vá da để che phủ vết thương.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam Học, những trường hợp áp xe nói chung và áp xe dương vật hay tinh hoàn nói riêng đều tốn khá nhiều thời gian để điều trị, đặc biệt vết áp xe càng lớn càng khó chăm sóc và thời gian càng kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, cho biết thêm, đeo bi vào dương vật giúp làm tăng kích thước "cậu nhỏ", tăng sự chà xát, vì thế tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục. Trong y học các bác sĩ không cấy bi cho bệnh nhân, nhưng với giới ăn chơi thì đây không phải là chuyện lạ.
Vật dụng nhiều người hay dùng là các viên bi trong các chai rượu ngoại (dùng để lắc tạo sủi và hạn chế tốc độ khi rót), sành điệu hơn thì gắn ngọc trai. Thậm chí có trường hợp gắn cả bi xe đạp để làm to "cậu nhỏ". Song chỉ sau một thời gian những viên bi này bị gỉ tạo thành mủ, gây nhiễm trùng dương vật.
Theo BS Dung, có bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng bìu bị tụ máu do quá trình cọ xát của dương vật. Một số vừa đeo bi được một thời gian phải phẫu thuật lấy ra vì dương vật bị cong khi cương cứng, đau khi quan hệ.
"Bên cạnh đó việc tự gắn bi đồng nghĩa với nguy cơ lây truyền HIV, viêm gan B nếu rạch da gây chảy máu, dụng cụ không đảm bảo vô trùng... Việc đeo bi trong điều kiện không hợp vệ sinh, bi không được vô trùng cũng dễ gây nhiễm trùng, gây rò tắc niệu đạo...", BS Dung cho biết thêm.
Bác sĩ khuyên mọi người không nên tùy tiện đặt những vật thể lạ không đảm bảo vào cơ thể. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường gây khó chịu đều cần đến những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu thực sự có nhu cầu, bệnh nhân có thể tìm đến các cơ sở y tế để giúp cải thiện kích cỡ dương vật. Có thể giải phẫu tạo vòng xơ, tạo nếp gấp…, độn mỡ dưới da dương vật, đặt vật giả silicon vào vật hang…
Các phương pháp này đều dựa trên giải phẫu học của dương vật vì vậy tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở uy tín để tránh biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu…
Xem tiếp...
Bệnh nhân cho biết trước đó, ông có cấy bi vào dương vật. Tuy nhiên, bản thân và đối tác cùng cảm thấy đau rát khi ân ái nên ông quyết định tháo bi ra. Một thời gian sau, ông bị áp xe dương vật, phải đến một bệnh viện tại Hà Nội để trích rạch và điều trị.
Sau 2 tuần vết thương vẫn chưa ổn nên bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để thăm khám và điều trị.
Điều dưỡng chăm sóc vết thương cho bệnh nhân (Ảnh: T.T).
Bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Nam Học với vết loét lớn, sưng nề nhiều. Hiện tại, ông được điều dưỡng chăm sóc vết thương tích cực. Là một vết thương nhiễm trùng nên thời gian điều trị mất khá nhiều thời gian.
Dự kiến người bệnh sẽ được chăm sóc làm sạch vết thương sau đó các bác sĩ sẽ xem xét vá da để che phủ vết thương.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam Học, những trường hợp áp xe nói chung và áp xe dương vật hay tinh hoàn nói riêng đều tốn khá nhiều thời gian để điều trị, đặc biệt vết áp xe càng lớn càng khó chăm sóc và thời gian càng kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, cho biết thêm, đeo bi vào dương vật giúp làm tăng kích thước "cậu nhỏ", tăng sự chà xát, vì thế tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục. Trong y học các bác sĩ không cấy bi cho bệnh nhân, nhưng với giới ăn chơi thì đây không phải là chuyện lạ.
Vật dụng nhiều người hay dùng là các viên bi trong các chai rượu ngoại (dùng để lắc tạo sủi và hạn chế tốc độ khi rót), sành điệu hơn thì gắn ngọc trai. Thậm chí có trường hợp gắn cả bi xe đạp để làm to "cậu nhỏ". Song chỉ sau một thời gian những viên bi này bị gỉ tạo thành mủ, gây nhiễm trùng dương vật.
Theo BS Dung, có bệnh nhân đến khám trong tình trạng vùng bìu bị tụ máu do quá trình cọ xát của dương vật. Một số vừa đeo bi được một thời gian phải phẫu thuật lấy ra vì dương vật bị cong khi cương cứng, đau khi quan hệ.
"Bên cạnh đó việc tự gắn bi đồng nghĩa với nguy cơ lây truyền HIV, viêm gan B nếu rạch da gây chảy máu, dụng cụ không đảm bảo vô trùng... Việc đeo bi trong điều kiện không hợp vệ sinh, bi không được vô trùng cũng dễ gây nhiễm trùng, gây rò tắc niệu đạo...", BS Dung cho biết thêm.
Bác sĩ khuyên mọi người không nên tùy tiện đặt những vật thể lạ không đảm bảo vào cơ thể. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường gây khó chịu đều cần đến những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu thực sự có nhu cầu, bệnh nhân có thể tìm đến các cơ sở y tế để giúp cải thiện kích cỡ dương vật. Có thể giải phẫu tạo vòng xơ, tạo nếp gấp…, độn mỡ dưới da dương vật, đặt vật giả silicon vào vật hang…
Các phương pháp này đều dựa trên giải phẫu học của dương vật vì vậy tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở uy tín để tránh biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu…
Xem tiếp...