Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Chuyên “đâm chọc” vào khuyết điểm và vết sẹo của người khác
Tiếng Việt có thành ngữ “Đâm bị thóc, chọc bị gạo” để ám chỉ những kẻ hay đặt điều xúi bẩy người này khích bác người kia, rồi lại đến người kia mách nước để hại lại người nọ.
Mục đích là châm chích, phá phách hại người. Hoặc trong lòng bực tức, căm phẫn người khác mà không cách gì thay đổi được nên đành đâm thọc vào khuyết điểm, vết sẹo của đối phương cho hả giận.
Điều đáng sợ của kẻ tiểu nhân là họ sẵn sàng nói những câu ác độc, gây tổn thương cho người khác nhưng lại thường ra vẻ vô tình, vô tri, hoặc vô tư thẳng thắn như bản thân họ tự nhận.
Những con người biểu hiện lòng dạ nhỏ nhen thiển cận như vậy thường không có khả năng tiết chế bản thân. Họ ôm lòng ganh ghét, đố kỵ để hành động mà không hay rằng, điều đó chỉ mang tới lợi bất cập hại, khiến người xung quanh dần dần chán ghét và xa lánh.
Sống mà không có nguyên tắc và giới hạn riêng
Một người có thể từ bỏ nguyên tắc và giới hạn của bản thân cũng đồng nghĩa với việc họ không thể phân biệt đúng sai, đen trắng, thị phi rõ ràng. Đó cũng là lý do mà họ luôn có thể bị ảnh hưởng bởi sự cám dỗ, dễ dàng vượt qua ranh giới thiện - ác, đánh mất bản thân ban đầu. Từ đó, họ không bao giờ có thể thực hiện được những gì bản thân mong muốn.
Thường xuyên dối lừa, nói chuyện không thẳng thắn
Một người chính trực thẳng thắn sẽ không bao giờ nói những lời vô trách nhiệm hoặc cố tình dối lừa người khác. Trái lại, những ai ôm lòng tiểu nhân thiển cận thường xuyên bộc lộ đặc điểm này vì muốn che đậy tính cách ích kỷ của bản thân. Mỗi câu nói của họ đều không hề thẳng thắn, chỉ cốt sao lấy được sự tin tưởng của người khác và đạt được một số mục đích riêng.
Lời nói của người khác, bạn có thể nghe, có thể tin, nhưng đừng tin tuyệt đối, bởi vì dư luận có tính lan truyền, rất nhiều khi chính họ cũng không ý thức được lời nói của mình là đúng hay sai.
Đối phó với những người lòng dạ chẳng thẳng ngay, tự tư ích kỷ, cách tốt nhất không phải là thù hận họ, cũng không phải là vạch trần họ, mà hãy tạo khoảng cách với họ, coi như không biết về những việc họ làm. Rồi đến một ngày, bên cạnh họ chẳng còn một ai, họ sẽ hiểu ra dối trá chính là con dao hai lưỡi hại người hại mình.
Luôn ngấm ngầm khiêu khích, phá hỏng mối quan hệ của người khác
Những kẻ tiểu nhân lòng dạ nhỏ nhen sẽ vô cùng ích kỷ, họ chỉ muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bản thân, và ganh ghét khi thấy mối quan hệ cá nhân của mọi người xung quanh tốt đẹp hơn mình. Do đó, họ luôn ngấm ngầm khiêu khích, kích động, nhằm tìm cách phá hỏng mối quan hệ đó.
Điều này có thể bao gồm kích động bằng ngôn ngữ, hoặc bằng một số tình huống nhất định, chẳng hạn như bịa đặt những điều không hay về đối phương, châm ngòi tranh cãi, cố tình so sánh hai người với nhau... Sau đó, họ sẽ đứng sau để lợi dụng ngay khi có cơ hội.
Ngoài xã hội, trong chốn công sở, tư sở hay trong vòng thân hữu, nói xấu, gièm pha hay đâm thọc thường tạo nhiều cảm xúc khó chịu và thiệt hại về tinh thần cho người bị hại. Chung quy cũng chỉ vì ganh ghét, tranh giành thiệt hơn, ngay cả việc hơn thua tấm áo manh quần. Kẻ mang bản tính không hiền lương, chân thiện nên hễ thấy ai hơn mình là sợ, là ganh, là có ác ý.
Đối phó với những tình huống này, cách tốt nhất là giữ im lặng, đừng vướng vào một cuộc tranh cãi bị khơi mào. Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy im lặng lắng nghe, sau đó, dành thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thấm hơn hẳn chứ đừng để kẻ xấu thừa cơ tác động.
Có thể thấy rằng, đôi khi chính những biểu hiện nhìn qua có vẻ thông thường, nhưng lại bị không ít tiểu nhân biến tướng, kích động và khiến nó trở nên bất thường, đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho chúng ta. Nhưng nếu có thể chú ý quan sát và làm rõ mục đích hành vi đối phương, chúng ta vẫn có thể nhận ra để hành xử cẩn trọng hơn.
Xem tiếp...
Tiếng Việt có thành ngữ “Đâm bị thóc, chọc bị gạo” để ám chỉ những kẻ hay đặt điều xúi bẩy người này khích bác người kia, rồi lại đến người kia mách nước để hại lại người nọ.
Đâm bị thóc, chọc bị gạo là hành động mà những người có dã tâm ngồi lê đôi mách, hay thêm thắt nói xấu, có ác ý với người khác.
Mục đích là châm chích, phá phách hại người. Hoặc trong lòng bực tức, căm phẫn người khác mà không cách gì thay đổi được nên đành đâm thọc vào khuyết điểm, vết sẹo của đối phương cho hả giận.
Điều đáng sợ của kẻ tiểu nhân là họ sẵn sàng nói những câu ác độc, gây tổn thương cho người khác nhưng lại thường ra vẻ vô tình, vô tri, hoặc vô tư thẳng thắn như bản thân họ tự nhận.
Những con người biểu hiện lòng dạ nhỏ nhen thiển cận như vậy thường không có khả năng tiết chế bản thân. Họ ôm lòng ganh ghét, đố kỵ để hành động mà không hay rằng, điều đó chỉ mang tới lợi bất cập hại, khiến người xung quanh dần dần chán ghét và xa lánh.
Sống mà không có nguyên tắc và giới hạn riêng
Một người có thể từ bỏ nguyên tắc và giới hạn của bản thân cũng đồng nghĩa với việc họ không thể phân biệt đúng sai, đen trắng, thị phi rõ ràng. Đó cũng là lý do mà họ luôn có thể bị ảnh hưởng bởi sự cám dỗ, dễ dàng vượt qua ranh giới thiện - ác, đánh mất bản thân ban đầu. Từ đó, họ không bao giờ có thể thực hiện được những gì bản thân mong muốn.
Thường xuyên dối lừa, nói chuyện không thẳng thắn
Một người chính trực thẳng thắn sẽ không bao giờ nói những lời vô trách nhiệm hoặc cố tình dối lừa người khác. Trái lại, những ai ôm lòng tiểu nhân thiển cận thường xuyên bộc lộ đặc điểm này vì muốn che đậy tính cách ích kỷ của bản thân. Mỗi câu nói của họ đều không hề thẳng thắn, chỉ cốt sao lấy được sự tin tưởng của người khác và đạt được một số mục đích riêng.
Khi người khác nói những lời dối trá, không nên lấy điều đó để mà giày vò chính mình.
Lời nói của người khác, bạn có thể nghe, có thể tin, nhưng đừng tin tuyệt đối, bởi vì dư luận có tính lan truyền, rất nhiều khi chính họ cũng không ý thức được lời nói của mình là đúng hay sai.
Đối phó với những người lòng dạ chẳng thẳng ngay, tự tư ích kỷ, cách tốt nhất không phải là thù hận họ, cũng không phải là vạch trần họ, mà hãy tạo khoảng cách với họ, coi như không biết về những việc họ làm. Rồi đến một ngày, bên cạnh họ chẳng còn một ai, họ sẽ hiểu ra dối trá chính là con dao hai lưỡi hại người hại mình.
Luôn ngấm ngầm khiêu khích, phá hỏng mối quan hệ của người khác
Những kẻ tiểu nhân lòng dạ nhỏ nhen sẽ vô cùng ích kỷ, họ chỉ muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho bản thân, và ganh ghét khi thấy mối quan hệ cá nhân của mọi người xung quanh tốt đẹp hơn mình. Do đó, họ luôn ngấm ngầm khiêu khích, kích động, nhằm tìm cách phá hỏng mối quan hệ đó.
Điều này có thể bao gồm kích động bằng ngôn ngữ, hoặc bằng một số tình huống nhất định, chẳng hạn như bịa đặt những điều không hay về đối phương, châm ngòi tranh cãi, cố tình so sánh hai người với nhau... Sau đó, họ sẽ đứng sau để lợi dụng ngay khi có cơ hội.
Ngoài xã hội, trong chốn công sở, tư sở hay trong vòng thân hữu, nói xấu, gièm pha hay đâm thọc thường tạo nhiều cảm xúc khó chịu và thiệt hại về tinh thần cho người bị hại. Chung quy cũng chỉ vì ganh ghét, tranh giành thiệt hơn, ngay cả việc hơn thua tấm áo manh quần. Kẻ mang bản tính không hiền lương, chân thiện nên hễ thấy ai hơn mình là sợ, là ganh, là có ác ý.
Đối phó với những tình huống này, cách tốt nhất là giữ im lặng, đừng vướng vào một cuộc tranh cãi bị khơi mào. Nếu cả hai cùng gân cổ lên để cãi như hai chiếc loa phát thanh, không ai nhường ai thì câu chuyện sẽ kết thúc một cách rất tồi tệ, tình cảm sẽ sứt mẻ. Hãy im lặng lắng nghe, sau đó, dành thời gian để suy nghĩ ai đúng ai sai và giải quyết mâu thuẫn êm thấm hơn hẳn chứ đừng để kẻ xấu thừa cơ tác động.
Có thể thấy rằng, đôi khi chính những biểu hiện nhìn qua có vẻ thông thường, nhưng lại bị không ít tiểu nhân biến tướng, kích động và khiến nó trở nên bất thường, đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho chúng ta. Nhưng nếu có thể chú ý quan sát và làm rõ mục đích hành vi đối phương, chúng ta vẫn có thể nhận ra để hành xử cẩn trọng hơn.
Xem tiếp...