Nguyễn Anh Thư Dinh dưỡng Đã hỏi: Ngày 03/04/2023
4.115 lượt xem
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 03/04/2023
Dinh dưỡng
Chào bạn,
Trước tiên cần lưu ý điều này, một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng sẽ có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh cũng như góp phần hỗ trợ quá trình điều trị. Theo đó, người bệnh cường giáp nên kiêng những loại thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu i-ốt
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên phải chú ý khi đề cập đến vấn đề bệnh cường giáp kiêng ăn gì. Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản…
2. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời, sử dụng đường nhiều làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh.
Do đó, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, các loại kẹo mứt hoặc khoai tây ăn liền.
3. Các loại chất béo “xấu”
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn nên tránh khi bị cường giáp.
4. Cà phê
Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng tiết hormon này. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó, đây là thức uống mà người bị cường giáp nên kiêng.
5. Rượu bia
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
6. Sữa tươi nguyên kem
Lượng chất béo trong sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì rất khó tiêu hóa. Trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp lại không tốt như người bình thường, vì vậy khi sử dụng loại sữa này bệnh nhân sẽ đầy bụng, khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng tại đường tiêu hóa của người bệnh.
Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn mỗi ngày, người bệnh cường giáp cần thực hiện chế độ thăm khám định kỳ theo chỉ thị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc thăm khám, điều trị bệnh cường giáp nói riêng và các bệnh lý tuyến giáp nói chung tại hệ thống Y tế Thu Cúc, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 5588 92 để được hướng dẫn cụ thể. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem tiếp...
Chào bác sĩ, bố tôi năm nay 58 tuổi và được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Xin hỏi, người bệnh cường giáp nên kiêng những loại thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh?
4.115 lượt xem
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 03/04/2023
Dinh dưỡng
Chào bạn,
Trước tiên cần lưu ý điều này, một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng sẽ có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh cũng như góp phần hỗ trợ quá trình điều trị. Theo đó, người bệnh cường giáp nên kiêng những loại thực phẩm sau:
1. Thực phẩm giàu i-ốt
Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên phải chú ý khi đề cập đến vấn đề bệnh cường giáp kiêng ăn gì. Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản…
2. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời, sử dụng đường nhiều làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh.
Do đó, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, các loại kẹo mứt hoặc khoai tây ăn liền.
3. Các loại chất béo “xấu”
Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn nên tránh khi bị cường giáp.
4. Cà phê
Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng tiết hormon này. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó, đây là thức uống mà người bị cường giáp nên kiêng.
5. Rượu bia
Sử dụng rượu bia hoặc các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi, làm nặng thêm tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
6. Sữa tươi nguyên kem
Lượng chất béo trong sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì rất khó tiêu hóa. Trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp lại không tốt như người bình thường, vì vậy khi sử dụng loại sữa này bệnh nhân sẽ đầy bụng, khó tiêu và làm nặng thêm triệu chứng tại đường tiêu hóa của người bệnh.
Bên cạnh những lưu ý trong chế độ ăn mỗi ngày, người bệnh cường giáp cần thực hiện chế độ thăm khám định kỳ theo chỉ thị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc thăm khám, điều trị bệnh cường giáp nói riêng và các bệnh lý tuyến giáp nói chung tại hệ thống Y tế Thu Cúc, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 5588 92 để được hướng dẫn cụ thể. Chúc bạn luôn vui khỏe!
Xem tiếp...