Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Núi có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như văn hóa Nhật Bản. Thậm chí, người Nhật còn có hẳn một ngày kỷ niệm gọi là “ngày của núi” được tổ chức vào 11/8 hàng năm.
Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến ngọn núi Phú Sĩ như một biểu tượng quốc gia. Tuy nhiên, ít người biết, bên cạnh Phú Sĩ, xứ sở Phù Tang còn có rất nhiều ngọn núi có vẻ đẹp không kém cạnh.
Dưới đây là Top ngọn núi đẹp nhất ở Nhật Bản
1
Núi Phú Sĩ hay Núi Fuji nằm trên đảo Honshu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776,24 trên mực nước biển, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối vào năm 1707-1708. Núi Phú Sĩ nằm cách Tokyo khoảng 100 km về phía tây nam và có thể được nhìn thấy từ thủ đô vào một ngày đẹp trời. Ngọn núi có cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt và được phủ tuyết khoảng 5 tháng mỗi năm, là biểu tượng của đất nước và thường được mô tả trong các sáng tác nghệ thuật cũng như được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới ghé thăm khi tới Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ là một trong “Tam linh sơn” (“ba ngọn núi linh thiêng”) của Nhật Bản cùng với Núi Haku và Núi Tate. Núi Phú Sĩ là một danh thắng đặc biệt và một di tích lịch sử của Nhật Bản. Ngọn núi được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 22 tháng 6 năm 2013 nhờ giá trị văn hóa. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ trước và nay. Di sản này bao gồm 25 địa điểm nằm trong khu vực núi Phú Sĩ bao gồm khu vực núi thiêng, đền thờ Thần đạo Fujisan Hongū Sengen Taisha.
2
Với độ cao 2.038 mét, núi Iwate là ngọn núi cao nhất ở tỉnh Iwate. Iwate thường được gọi là Nanbu Katafuji – núi Phú Sĩ của Nambu – nhờ vẻ đẹp giống với ngọn núi nổi tiếng ở một số góc độ nhất định. Một trong những điểm tốt nhất để ngắm núi Iwate là từ Kaiunbashi, một cây cầu bắc qua sông Kitakami ở trung tâm thành phố Morioka. Vào những ngày trời quang, du khách có thể thưởng ngoạn quang cảnh tuyệt đẹp của núi Iwate nhìn ra sông.
3
Sakurajima là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật Bản cũng như trên thế giới. Khói bốc nghi ngút hay những đợt phun trào nhỏ được coi là chuyện thường ngày ở đây, vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy người dân địa phương vừa cầm ô tránh tro bụi vừa ngắm cảnh.
Sakurajima từng là một hòn đảo, nhưng một vụ phun trào lớn vào năm 1914 đã tạo nên một dòng dung nham khổng lồ nối hòn đảo với bán đảo Osumi ở bờ đối diện.
4
Cao 1.729 mét, núi Daisen là ngọn núi cao nhất trong vùng Chugoku. Ngọn núi đẹp như tranh vẽ này là một núi lửa đã ngừng phun trào trong vài nghìn năm vì vậy rất an toàn để đến thăm.
Ở đây đẹp nhất là vào mùa hè và thu, những con đường mòn đi bộ ngập trong thảm lá vàng như trong truyện cổ tích. Trong nhiều thế kỷ, Daisen còn được gọi là gamiyama, có nghĩa là “ngọn núi của vị thần vĩ đại”, nó được tôn thờ vì sự uy nghiêm và linh thiêng.
5
Hàng năm vào ngày 16/8, tại Kyoto diễn ra lễ hội lửa Gozan Okuribu tôn vinh các linh hồn của tổ tiên.
Các ký tự kanji khổng lồ trên 5 ngọn núi ở khắp Kyoto được đốt cháy để chào mừng lễ hội kết thúc. Ngọn lửa hoành tráng nhất được đốt trên núi Daimonji, du khách có thể nhìn thấy nó từ nhiều nơi trong thành phố. Thời gian còn lại trong năm, ký tự kanji vẫn được khắc trên những ngọn đồi xanh tươi để đón du khách đến chiêm ngưỡng.
6
Iwaki là một ngọn núi lửa đã ngừng phun trào kể từ lần cuối cùng vào năm 1863. Sở hữu độ cao 1.652 mét, đây là ngọn núi cao nhất của Aomori và được mệnh danh là “núi Phú Sĩ của vùng Tsugaru”. Cảnh quan ngọn núi đẹp cả bốn mùa trong năm, đặc biệt vào mùa đông khi tuyết phủ trắng chóp của nó, nhìn giống hệt núi Phú Sĩ.
7
Dãy núi Hotaka trải dài qua hai tỉnh Gifu và Nagano, và có thể được nhìn thấy rõ nhất từ Kamikochi, một thung lũng cao nguyên trong Vườn quốc gia Chubu Sangaku. Ở đây có ngọn núi lớn thứ ba của Nhật Bản, Oku-Hotakadake, chỉ thấp hơn núi Phú Sĩ 600 mét.
8
Aomori được mệnh danh là một trong những địa điểm sở hữu phong cảnh đẹp nhất của Nhật Bản, đặc biệt là vào mùa thu và đông. Dãy Hakkoda bao gồm 21 ngọn núi với Odake là đỉnh núi cao nhất 1.585 mét. Du khách thường đến đây đông nhất vào khoảng đầu tháng 9 đến giữa tháng 10 khi cảnh vật được bao phủ bởi những thảm lá vàng và đỏ đẹp ngoạn mục.
9
Ngọn núi độc đáo này có hình dạng như một tách trà tuyệt sắc giữa thiên nhiên hùng vĩ, trải dài qua biên giới của hai tỉnh Miyagi và Yamagata.
Tại đỉnh núi, có một hồ miệng núi lửa tuyệt đẹp chứa đầy nước màu ngọc lục bảo. Tùy thuộc vào mùa và ánh sáng mặt trời, màu sắc của hồ thay đổi từ xanh lục sang xanh lam, chính vì vậy nó còn được gọi là goshikinuma, nghĩa là “đầm năm màu”.
Vào mùa xuân, những hàng cây anh đào dọc theo bờ sông Shiroshi nổi bật trên nền núi Zao phủ đầy tuyết đã biến nơi đây trở thành một trong những điểm ngắm hanami đẹp nhất xứ Phù Tang.
10
Là một trong “Tam thánh núi” của Nhật Bản, Haku được sánh ngang hàng với biểu tượng quốc gia Phú Sĩ. Ngọn núi cao 2.702 mét này nằm giữa tỉnh Gifu và Ishikawa. Haku có nghĩa đen là “núi trắng” vì đỉnh của nó được bao phủ bởi tuyết trắng suốt bốn mùa trong năm.
11
Aso là ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất ở Nhật Bản, lần phun trào cuối cùng là vào năm 2016. Miệng của nó là một trong những miệng núi lửa lớn nhất thế giới, trải dài với đường kính ấn tượng 25 km và chu vi hơn 100 km.
Không giống như nhiều ngọn núi khác trong danh sách này, các sườn núi của Aso được bao phủ gần như hoàn toàn bằng đồng cỏ với gia súc chăn thả trên cánh đồng với cảnh đẹp vô cùng thơ mộng.
Xem tiếp...
Nhắc đến Nhật Bản người ta nghĩ ngay đến ngọn núi Phú Sĩ như một biểu tượng quốc gia. Tuy nhiên, ít người biết, bên cạnh Phú Sĩ, xứ sở Phù Tang còn có rất nhiều ngọn núi có vẻ đẹp không kém cạnh.
Dưới đây là Top ngọn núi đẹp nhất ở Nhật Bản
1
Núi Phú Sĩ, đảo Honshu
Núi Phú Sĩ hay Núi Fuji nằm trên đảo Honshu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776,24 trên mực nước biển, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối vào năm 1707-1708. Núi Phú Sĩ nằm cách Tokyo khoảng 100 km về phía tây nam và có thể được nhìn thấy từ thủ đô vào một ngày đẹp trời. Ngọn núi có cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt và được phủ tuyết khoảng 5 tháng mỗi năm, là biểu tượng của đất nước và thường được mô tả trong các sáng tác nghệ thuật cũng như được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới ghé thăm khi tới Nhật Bản.
Núi Phú Sĩ là một trong “Tam linh sơn” (“ba ngọn núi linh thiêng”) của Nhật Bản cùng với Núi Haku và Núi Tate. Núi Phú Sĩ là một danh thắng đặc biệt và một di tích lịch sử của Nhật Bản. Ngọn núi được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 22 tháng 6 năm 2013 nhờ giá trị văn hóa. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ trước và nay. Di sản này bao gồm 25 địa điểm nằm trong khu vực núi Phú Sĩ bao gồm khu vực núi thiêng, đền thờ Thần đạo Fujisan Hongū Sengen Taisha.
2
Núi Iwate, tỉnh Iwate
Với độ cao 2.038 mét, núi Iwate là ngọn núi cao nhất ở tỉnh Iwate. Iwate thường được gọi là Nanbu Katafuji – núi Phú Sĩ của Nambu – nhờ vẻ đẹp giống với ngọn núi nổi tiếng ở một số góc độ nhất định. Một trong những điểm tốt nhất để ngắm núi Iwate là từ Kaiunbashi, một cây cầu bắc qua sông Kitakami ở trung tâm thành phố Morioka. Vào những ngày trời quang, du khách có thể thưởng ngoạn quang cảnh tuyệt đẹp của núi Iwate nhìn ra sông.
3
Núi Sakurajima, tỉnh Kagoshima
Sakurajima là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật Bản cũng như trên thế giới. Khói bốc nghi ngút hay những đợt phun trào nhỏ được coi là chuyện thường ngày ở đây, vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy người dân địa phương vừa cầm ô tránh tro bụi vừa ngắm cảnh.
Sakurajima từng là một hòn đảo, nhưng một vụ phun trào lớn vào năm 1914 đã tạo nên một dòng dung nham khổng lồ nối hòn đảo với bán đảo Osumi ở bờ đối diện.
4
Núi Daisen, tỉnh Tottori
Cao 1.729 mét, núi Daisen là ngọn núi cao nhất trong vùng Chugoku. Ngọn núi đẹp như tranh vẽ này là một núi lửa đã ngừng phun trào trong vài nghìn năm vì vậy rất an toàn để đến thăm.
Ở đây đẹp nhất là vào mùa hè và thu, những con đường mòn đi bộ ngập trong thảm lá vàng như trong truyện cổ tích. Trong nhiều thế kỷ, Daisen còn được gọi là gamiyama, có nghĩa là “ngọn núi của vị thần vĩ đại”, nó được tôn thờ vì sự uy nghiêm và linh thiêng.
5
Núi Daimonji, tỉnh Kyoto
Hàng năm vào ngày 16/8, tại Kyoto diễn ra lễ hội lửa Gozan Okuribu tôn vinh các linh hồn của tổ tiên.
Các ký tự kanji khổng lồ trên 5 ngọn núi ở khắp Kyoto được đốt cháy để chào mừng lễ hội kết thúc. Ngọn lửa hoành tráng nhất được đốt trên núi Daimonji, du khách có thể nhìn thấy nó từ nhiều nơi trong thành phố. Thời gian còn lại trong năm, ký tự kanji vẫn được khắc trên những ngọn đồi xanh tươi để đón du khách đến chiêm ngưỡng.
6
Núi Iwaki, tỉnh Aomori
Iwaki là một ngọn núi lửa đã ngừng phun trào kể từ lần cuối cùng vào năm 1863. Sở hữu độ cao 1.652 mét, đây là ngọn núi cao nhất của Aomori và được mệnh danh là “núi Phú Sĩ của vùng Tsugaru”. Cảnh quan ngọn núi đẹp cả bốn mùa trong năm, đặc biệt vào mùa đông khi tuyết phủ trắng chóp của nó, nhìn giống hệt núi Phú Sĩ.
7
Dãy núi Hotaka, tỉnh Nagano và Gifu
Dãy núi Hotaka trải dài qua hai tỉnh Gifu và Nagano, và có thể được nhìn thấy rõ nhất từ Kamikochi, một thung lũng cao nguyên trong Vườn quốc gia Chubu Sangaku. Ở đây có ngọn núi lớn thứ ba của Nhật Bản, Oku-Hotakadake, chỉ thấp hơn núi Phú Sĩ 600 mét.
8
Dãy núi Hakkoda, tỉnh Aomori
Aomori được mệnh danh là một trong những địa điểm sở hữu phong cảnh đẹp nhất của Nhật Bản, đặc biệt là vào mùa thu và đông. Dãy Hakkoda bao gồm 21 ngọn núi với Odake là đỉnh núi cao nhất 1.585 mét. Du khách thường đến đây đông nhất vào khoảng đầu tháng 9 đến giữa tháng 10 khi cảnh vật được bao phủ bởi những thảm lá vàng và đỏ đẹp ngoạn mục.
9
Núi Zao, tỉnh Yamagata và Miyagi
Ngọn núi độc đáo này có hình dạng như một tách trà tuyệt sắc giữa thiên nhiên hùng vĩ, trải dài qua biên giới của hai tỉnh Miyagi và Yamagata.
Tại đỉnh núi, có một hồ miệng núi lửa tuyệt đẹp chứa đầy nước màu ngọc lục bảo. Tùy thuộc vào mùa và ánh sáng mặt trời, màu sắc của hồ thay đổi từ xanh lục sang xanh lam, chính vì vậy nó còn được gọi là goshikinuma, nghĩa là “đầm năm màu”.
Vào mùa xuân, những hàng cây anh đào dọc theo bờ sông Shiroshi nổi bật trên nền núi Zao phủ đầy tuyết đã biến nơi đây trở thành một trong những điểm ngắm hanami đẹp nhất xứ Phù Tang.
10
Núi Haku, tỉnh Gifu và Ishikawa
Là một trong “Tam thánh núi” của Nhật Bản, Haku được sánh ngang hàng với biểu tượng quốc gia Phú Sĩ. Ngọn núi cao 2.702 mét này nằm giữa tỉnh Gifu và Ishikawa. Haku có nghĩa đen là “núi trắng” vì đỉnh của nó được bao phủ bởi tuyết trắng suốt bốn mùa trong năm.
11
Núi Aso, tỉnh Kumamoto
Aso là ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất ở Nhật Bản, lần phun trào cuối cùng là vào năm 2016. Miệng của nó là một trong những miệng núi lửa lớn nhất thế giới, trải dài với đường kính ấn tượng 25 km và chu vi hơn 100 km.
Không giống như nhiều ngọn núi khác trong danh sách này, các sườn núi của Aso được bao phủ gần như hoàn toàn bằng đồng cỏ với gia súc chăn thả trên cánh đồng với cảnh đẹp vô cùng thơ mộng.
Xem tiếp...