Thu Thủy
Nổi Tiếng
Kiến trúc sư người Nhật Bản Kengo Kuma đã sử dụng một nguyên tắc thiết kế lâu đời của khu vực Đông Á để tạo nên ngôi nhà Suteki ở Portland.
Dự án tọa lạc tại khu phố Happy Valley, phía đông nam của Downtown Portland, khu vực có dân cư khá đông đúc cùng với khí hậu thoải mái.
Thiết kế của Kuma dựa trên nguyên tắc Shakkei. Điều này liên quan đến việc sử dụng các yếu tố của cảnh quan thiên nhiên cả gần và xa nhằm phối hợp với kiến trúc ngôi nhà biến cả hai thành một tổng thể và qua đó sẽ bổ trợ, làm nổi bật lẫn nhau. Phong cách thiết kế này có từ thế kỷ 17, được các kiến trúc sư theo chủ nghĩa hiện đại áp dụng vào những năm 1960 - đặc biệt là ở Nhật Bản - như một cách để tạo ra sự liên kết không gian trong nhà và ngoài trời.
Kiến trúc sư Kuma đã sử dụng các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên như những cây sồi đại thụ và một dòng suối chảy dọc theo khu đất để làm cột mốc định hướng cho bố cục ngôi nhà.
Ông cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố cảnh quan sẽ ảnh hưởng đến tổng thể ngôi nhà như thế nào ở các góc độ khác nhau. Điển hình như việc quan sát ngôi nhà từ khu vực lân cận hay quan sát cảnh quan bên ngoài từ bên trong ngôi nhà ở các khu vực khác nhau để chọn ra cách thiết kế và bố trí cảnh quan thích hợp nhất.
Định hướng thiết kế của Suteki là “Ôm trọn môi trường xung quanh, nhấn mạnh vào sử dụng các vật liệu tự nhiên để tăng sự hòa hợp với môi trường, tạo ra một không gian mà người cư ngụ có thể trải nghiệm thiên nhiên một cách trọn vẹn và gần gũi hơn”.
Bố cục ngôi nhà có hình chữ L bao quanh khu đất nhằm tăng thêm tác động của môi trường vào ngôi nhà. Các bức tường kính cùng cửa trượt lớn được sử dụng cho toàn bộ không gian mặt tiền ngôi nhà biến ngôi nhà thành không gian mở, tăng sự hòa hợp với môi trường xung quanh.
Dọc theo mặt tiền một sàn gỗ được gọi là “engawa” kéo dài từ các không gian bên trong nhà ra ngoài trời. Mái hiên nhà gọi là “Hisashi”, che phủ hiên nhà tạo nên khu vực sinh hoạt ngoài trời cho người cư ngụ.
Một bức tường làm bằng các thanh gỗ tuyết tùng ghép lại che chắn một phần của ngôi nhà. Bức tường này được bố trí hệ thống chiếu sáng bên dưới tạo hiệu ứng ánh sáng như hành lang được thắp sáng bởi các ngọn nến. Trần nhà bên trong được sơn màu trắng với thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy “Origami”.
Diaoconline.vn – Theo Vietnamnet
Xem tiếp...
Dự án tọa lạc tại khu phố Happy Valley, phía đông nam của Downtown Portland, khu vực có dân cư khá đông đúc cùng với khí hậu thoải mái.
Thiết kế của Kuma dựa trên nguyên tắc Shakkei. Điều này liên quan đến việc sử dụng các yếu tố của cảnh quan thiên nhiên cả gần và xa nhằm phối hợp với kiến trúc ngôi nhà biến cả hai thành một tổng thể và qua đó sẽ bổ trợ, làm nổi bật lẫn nhau. Phong cách thiết kế này có từ thế kỷ 17, được các kiến trúc sư theo chủ nghĩa hiện đại áp dụng vào những năm 1960 - đặc biệt là ở Nhật Bản - như một cách để tạo ra sự liên kết không gian trong nhà và ngoài trời.
Kiến trúc sư Kuma đã sử dụng các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên như những cây sồi đại thụ và một dòng suối chảy dọc theo khu đất để làm cột mốc định hướng cho bố cục ngôi nhà.
Ông cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố cảnh quan sẽ ảnh hưởng đến tổng thể ngôi nhà như thế nào ở các góc độ khác nhau. Điển hình như việc quan sát ngôi nhà từ khu vực lân cận hay quan sát cảnh quan bên ngoài từ bên trong ngôi nhà ở các khu vực khác nhau để chọn ra cách thiết kế và bố trí cảnh quan thích hợp nhất.
Định hướng thiết kế của Suteki là “Ôm trọn môi trường xung quanh, nhấn mạnh vào sử dụng các vật liệu tự nhiên để tăng sự hòa hợp với môi trường, tạo ra một không gian mà người cư ngụ có thể trải nghiệm thiên nhiên một cách trọn vẹn và gần gũi hơn”.
Bố cục ngôi nhà có hình chữ L bao quanh khu đất nhằm tăng thêm tác động của môi trường vào ngôi nhà. Các bức tường kính cùng cửa trượt lớn được sử dụng cho toàn bộ không gian mặt tiền ngôi nhà biến ngôi nhà thành không gian mở, tăng sự hòa hợp với môi trường xung quanh.
Dọc theo mặt tiền một sàn gỗ được gọi là “engawa” kéo dài từ các không gian bên trong nhà ra ngoài trời. Mái hiên nhà gọi là “Hisashi”, che phủ hiên nhà tạo nên khu vực sinh hoạt ngoài trời cho người cư ngụ.
Một bức tường làm bằng các thanh gỗ tuyết tùng ghép lại che chắn một phần của ngôi nhà. Bức tường này được bố trí hệ thống chiếu sáng bên dưới tạo hiệu ứng ánh sáng như hành lang được thắp sáng bởi các ngọn nến. Trần nhà bên trong được sơn màu trắng với thiết kế lấy cảm hứng từ nghệ thuật xếp giấy “Origami”.
Diaoconline.vn – Theo Vietnamnet
Xem tiếp...