Phạm Phương Liên
Fan Cứng
Tây Ninh - Ngoài kiến trúc cổ, ngôi nhà còn có bộ bát bửu gồm 8 loại binh khí thời xưa rất giá trị.
Căn nhà số 39 đường Phan Châu Trinh (TP Tây Ninh) được xây dựng năm 1894 và giữ được kiến trúc nguyên bản đến ngày nay, thu hút nhiều du khách tham quan. Năm 2017, công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Bà Trần Ngọc Sương (82 tuổi) là người trông nom, giữ gìn ngôi nhà này. Bà là cháu đời thứ 4 của Đốc phủ sứ Nguyễn Tâm Kiên (1854 - 1914) - người đã xây dựng nơi này.
"Ông là người gốc miền Trung được triều đình Huế cử vào Nam làm Đốc phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. Căn nhà đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn kết cấu, cách bài trí đồ vật, đồ dùng như trăm năm trước", bà Sương cho biết.
Căn nhà rộng khoảng 240 m2 đúng theo kiểu nhà chữ Đinh xưa. Ở giữa phòng khách là bàn thờ quan Đốc phủ sứ. Nền nhà được lát bằng gạch tàu hình lục giác, mái lợp ngói âm dương.
Nhà chữ Đinh cổ thường không có gác nhưng nơi này lại có một tầng lửng khá rộng, thoáng mát. Từng chi tiết như lan can, cầu thang, vách đều chạm trổ rất cầu kỳ. "Căn gác là nơi sinh hoạt chính của gia đình. Sau này, mỗi người một ngả mưu sinh nên chỉ còn tôi và gia đình con trai ở đây", bà Sương nói.
Cửa chính ra vào đươc làm bằng gỗ, hiện còn chắc chắn. Ngoài 4 cánh cửa ở gian chính còn có 8 cánh cửa phụ chia đều 2 bên khiến ngôi nhà khi mở toang có không gian rộng thoáng. Phía trước hiên là khoảng sân rộng, với nhiều cây cảnh. Từ cột, kèo, vách, sàn cho đến bàn thờ đều được làm bằng các loại gỗ quý.
Các hoa văn chim chóc, rồng phượng, lá cành trên cánh cửa, cột nhà, lan can... được chạm trổ công phu và còn nguyên bản.
Nhiều đồ đạc trong nhà vẫn còn nguyên vẹn, giữ cách bài trí như thuở ban đầu. "Hiện, vật dụng ít hơn lúc mới xây nhà vì chiến tranh, gia đình đã mang nhiều đồ cổ đi gửi rồi bị thất lạc", bà Sương nói.
Bên cạnh các bộ trường kỷ, bàn ghế, tủ thờ, tấm phản, tranh liễn... giá trị nhất là bộ bát bửu (8 loại binh khí thời xưa) được đặt đối diện gian thờ. Những loại vũ khí này có tuổi đời còn lâu hơn căn nhà.
"Bức tranh thủy mặc này treo ở góc nhà từ khi tôi còn chưa ra đời", bà Sương nói. Trong nhà còn có máy đánh chữ, điện thoại, máy hát... thường thấy trong những gia đình khá giả thời Pháp.
Chiếc đèn cổ tuổi đời cả trăm năm ở bàn thờ ông Đốc phủ sứ.
Một bên nhà là bức tường với giàn dây leo quanh cửa sổ, mái hiên như tô đậm nét rêu phong cổ kính. "Cuối tuần căn nhà thu hút đông khách tham quan, mấy bạn trẻ chụp ảnh cưới, cũng có cả đoàn phim mượn làm trường quay. Chúng tôi luôn vui vẻ đón tiếp khi có người đến thăm", bà Sương chia sẻ.
Quỳnh Trần
Xem tiếp...
Căn nhà số 39 đường Phan Châu Trinh (TP Tây Ninh) được xây dựng năm 1894 và giữ được kiến trúc nguyên bản đến ngày nay, thu hút nhiều du khách tham quan. Năm 2017, công trình được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.
Bà Trần Ngọc Sương (82 tuổi) là người trông nom, giữ gìn ngôi nhà này. Bà là cháu đời thứ 4 của Đốc phủ sứ Nguyễn Tâm Kiên (1854 - 1914) - người đã xây dựng nơi này.
"Ông là người gốc miền Trung được triều đình Huế cử vào Nam làm Đốc phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. Căn nhà đến nay vẫn còn giữ nguyên vẹn kết cấu, cách bài trí đồ vật, đồ dùng như trăm năm trước", bà Sương cho biết.
Căn nhà rộng khoảng 240 m2 đúng theo kiểu nhà chữ Đinh xưa. Ở giữa phòng khách là bàn thờ quan Đốc phủ sứ. Nền nhà được lát bằng gạch tàu hình lục giác, mái lợp ngói âm dương.
Nhà chữ Đinh cổ thường không có gác nhưng nơi này lại có một tầng lửng khá rộng, thoáng mát. Từng chi tiết như lan can, cầu thang, vách đều chạm trổ rất cầu kỳ. "Căn gác là nơi sinh hoạt chính của gia đình. Sau này, mỗi người một ngả mưu sinh nên chỉ còn tôi và gia đình con trai ở đây", bà Sương nói.
Cửa chính ra vào đươc làm bằng gỗ, hiện còn chắc chắn. Ngoài 4 cánh cửa ở gian chính còn có 8 cánh cửa phụ chia đều 2 bên khiến ngôi nhà khi mở toang có không gian rộng thoáng. Phía trước hiên là khoảng sân rộng, với nhiều cây cảnh. Từ cột, kèo, vách, sàn cho đến bàn thờ đều được làm bằng các loại gỗ quý.
Các hoa văn chim chóc, rồng phượng, lá cành trên cánh cửa, cột nhà, lan can... được chạm trổ công phu và còn nguyên bản.
Nhiều đồ đạc trong nhà vẫn còn nguyên vẹn, giữ cách bài trí như thuở ban đầu. "Hiện, vật dụng ít hơn lúc mới xây nhà vì chiến tranh, gia đình đã mang nhiều đồ cổ đi gửi rồi bị thất lạc", bà Sương nói.
Bên cạnh các bộ trường kỷ, bàn ghế, tủ thờ, tấm phản, tranh liễn... giá trị nhất là bộ bát bửu (8 loại binh khí thời xưa) được đặt đối diện gian thờ. Những loại vũ khí này có tuổi đời còn lâu hơn căn nhà.
"Bức tranh thủy mặc này treo ở góc nhà từ khi tôi còn chưa ra đời", bà Sương nói. Trong nhà còn có máy đánh chữ, điện thoại, máy hát... thường thấy trong những gia đình khá giả thời Pháp.
Chiếc đèn cổ tuổi đời cả trăm năm ở bàn thờ ông Đốc phủ sứ.
Một bên nhà là bức tường với giàn dây leo quanh cửa sổ, mái hiên như tô đậm nét rêu phong cổ kính. "Cuối tuần căn nhà thu hút đông khách tham quan, mấy bạn trẻ chụp ảnh cưới, cũng có cả đoàn phim mượn làm trường quay. Chúng tôi luôn vui vẻ đón tiếp khi có người đến thăm", bà Sương chia sẻ.
Quỳnh Trần
Xem tiếp...