MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
693K

Ngôi đình cổ, nơi diễn ra bao trận đấu vật dữ dội


Thứ Ba, ngày 26/03/2024 01:00 AM (GMT+7)

Dịp đầu năm, du khách thập phương lại tập trung về đình làng Thủ Lễ để xem các trận đấu vật, có cả nữ tham gia. Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia này trở thành địa chỉ quen thuộc của mọi người dịp lễ hội.


Là ngôi làng cổ nằm gần phá Tam Giang, Thủ Lễ hiện nay có một phần thuộc xã Quảng Phước, một phần thuộc về thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Cách trung tâm TP Huế khoảng 15 cây số, Thủ Lễ nổi tiếng với du khách gần xa khi có lễ hội vật quy mô lớn và lâu đời diễn ra vào dịp Tết. Trong không khí tưng bừng ngày Xuân, người dân, du khách được xem các đô vật thi đấu trên tinh thần thượng võ, xung quanh khán giả reo hò cổ vũ tạo nên không khí vui nhộn ngày đầu năm.

Đình làng Thủ Lễ tọa lạc trong không gian yên bình.

Lễ hội vật hấp dẫn này diễn ra ở ngôi đình cổ kính mang tên đình làng Thủ Lễ (tọa lạc ở thị trấn Sịa). Được thành lập khá sớm, làng Thủ Lễ sau khi hình thành đã được các vị khai canh tiến hành lựa chọn vị trí trung tâm của làng để xây dựng ngôi đình.

Dù chưa rõ thời gian cụ thể xây dựng ngôi đình này, nhưng đợt trùng tu cuối cùng được khắc ở nội thất là năm Thành Thái thứ 5 (năm 1893).

Nằm trong không gian bình yên, đình làng Thủ Lễ có khuôn viên rộng khoảng 1.000m2. Có dịp về đây, đập vào mắt du khách đầu tiên chính là các trụ biểu hình khối vuông, hai trụ ở giữa cao hơn một chút. Tiếp sau trụ biểu có sự hiện diện của nhà bia, hồ bán nguyệt và bức bình phong.

Ở giữa đình có khoảng sân rộng là nơi hằng năm diễn ra lễ hội vật Thủ Lễ. Sới vật được đắp dạng hình tròn, mỗi kì hội vật xong tiến hành san bằng lại như cũ.

Ngôi đình nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống.


Ngôi đình nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống.

Đình làng Thủ Lễ có kiến trúc 5 gian 2 chái, có mái lợp ngói âm dương, giữa đỉnh nóc có gắn cặp rồng “hồi long” chầu mặt nguyệt, dọc bờ nóc, bờ quyết có hình tượng lân, quy, phụng tạo điểm nhấn. Nội thất có Hậu cung bố trí các án thờ, bên ngoài có tiền đường treo hoành phi, câu đối... Hai bên đình có nhà tăng 3 gian 2 chái.

Tạo ấn tượng với du khách là 6 cột hàng hiên ở trước mặt đình. Các cột này có chân tạo hình quả bí, thân cột đắp hình rồng mây...

Ngôi đình này nổi bật với kiểu nhà rường truyền thống có bộ rường gỗ vững chãi biểu trưng cho cư dân vùng đầm phá Tam Giang. Hiện nay, đình làng còn lưu giữ 1 khánh đá, 1 phiến đá bùa, hàng chục sắc phong...

Toàn cảnh đình làng Thủ Lễ.


Toàn cảnh đình làng Thủ Lễ.

Đình làng Thủ Lễ là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế về nhiều mặt như kiến trúc, nghệ thuật trang trí, phong thuỷ cảnh quan và triết lý dân gian về vũ trụ và nhân sinh ẩn trong công trình.

Với những giá trị này, đình làng Thủ Lễ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia vào năm 1999.

Đình nằm ở vị trí trung tâm làng.


Đình nằm ở vị trí trung tâm làng.

Không gian trong lành ở đình làng.


Không gian trong lành ở đình làng.

4 trụ biểu trước đình.


4 trụ biểu trước đình.

Xa xa phía sau trụ biểu là nhà bia.


Xa xa phía sau trụ biểu là nhà bia.

Sới vật diễn ra vật làng Thủ Lễ.


Sới vật diễn ra vật làng Thủ Lễ.

Không gian yên tĩnh.


Không gian yên tĩnh.

Nơi hằng năm diễn ra lễ hội lâu đời, có từ thời Nguyễn.


Nơi hằng năm diễn ra lễ hội lâu đời, có từ thời Nguyễn.

Các đô vật tranh tài.


Các đô vật tranh tài.

Kiến trúc độc đáo của ngôi đình.


Kiến trúc độc đáo của ngôi đình.

Đình làng Thủ Lễ là di tích cấp Quốc gia.


Đình làng Thủ Lễ là di tích cấp Quốc gia.

Nguồn: [Link nguồn]


Mùa hoa cải vàng rực ở ngôi làng bình yên xứ Huế


Trong khung cảnh bình yên với khí hậu trong lành, mùa hoa cải nở vàng rực tạo nên vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn cho ngôi làng quê xứ Huế.


Theo Nguyễn Hiệp ([Tên nguồn])

Xem tiếp...
 
Top Bottom