SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Ngộ độc ve sầu: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Ngọc Khuê

Tích Cực
Thế giới có hơn 3.000 loại ve sầu khác nhau. Ve sầu được xem là thực phẩm chứa protein nhưng ít chất béo, dồi dào dinh dưỡng. Thế nhưng vì sao trong những năm gần đây liên tiếp xuất hiện các vụ ngộ độc ve sầu? Chúng có thực sự an toàn? Bài viết sau đây chia sẻ về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị ngộ độc ve sầu.

ngộ độc ve sầu


Ngộ độc ve sầu là gì?


Ngộ độc ve sầu là tình trạng cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường như chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê… sau khi ăn ấu trùng ve sầu bị nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng có trong ve sầu sống.

Triệu chứng ngộ độc ve sầu


Các triệu chứng thường khởi phát trong vòng 60 phút kể từ sau khi ăn, như: (1)

  • Chóng mặt
  • Nôn mửa
  • Tăng tiết nước bọt
  • Giãn đồng tử
  • Cứng hàm
  • Bí tiểu
  • Co giật
  • Mê sảng kích động
  • Ảo giác
  • Buồn ngủ
  • Hôn mê

Hiện y văn chưa ghi nhận về ca bệnh bị tổn thương gan hoặc thận, tuy nhiên vẫn có trường hợp tử vong do ngộ độc ve sầu.

Cách xử trí khi có dấu hiệu ngộ độc ve sầu


Ngay khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, người bệnh nên được đưa đến khoa Cấp cứu ở bệnh viện gần nhất để nhận hỗ trợ kịp thời, tránh để tình trạng ngộ độc trở nặng, việc điều trị khó khăn, phức tạp hơn.

cấp cứu ngộ độc ve sầu
Khi có biểu hiện ngộ độc cần đưa người bệnh đến khoa Cấp cứu ở bệnh viện gần nhất ngay lập tức để nhận hỗ trợ y tế kịp thời

Nguyên nhân gây ngộ độc ve sầu


Vòng đời của ve sầu gồm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. Ve sầu cái có thể đẻ tới 400 trứng ở nhiều địa điểm khác nhau, đa số ở cành cây. Sau 6 – 10 tuần, ấu trùng ve sầu nở ra từ trứng và chui xuống đất để hút nước từ rễ cây. Chúng dành toàn bộ thời gian phát triển ở trong hang dưới lòng đất trước khi lột xác. Ve sầu trưởng thành chui lên khỏi mặt đất để phối giống và đẻ trứng. Con trưởng thành chết trong khoảng 4 – 6 tuần sau khi xuất hiện trên mặt đất.

con ve sầu
Ve sầu trưởng thành chui lên khỏi mặt đất để phối giống và đẻ trứng

Nguyên nhân khiến người dân bị ngộ độc khi ăn ve sầu và nhộng ve sầu là do ve sầu chui dưới lòng đất nên dễ mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Khi gặp nhiệt độ, độ ẩm và môi trường sinh trưởng thích hợp, các bào tử nấm lây nhiễm và ấu trùng sẽ sinh sôi nảy nở dữ dội, biến cơ thể của côn trùng và ấu trùng thành ổ chứa đầy sợi nấm độc. Ấu trùng bị các bào tử nấm độc này giết chết nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng bên ngoài nên nhiều người không nhận ra.

Ngộ độc ve sầu có nguy hiểm không? biến chứng


Dù hầu hết côn trùng ăn được thường vô hại, tuy nhiên những người dị ứng động vật có vỏ nên tránh ăn côn trùng do có khả năng xảy ra phản ứng chéo. Một số protein trong động vật có vỏ và côn trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người mẫn cảm. (2)

Phản ứng dị ứng sẽ tùy thuộc vào tình trạng thể chất của người bệnh mà tiến triển nhẹ hoặc nặng, nghiêm trọng nhất là phản vệ độ 3, 4, dễ dàng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Các triệu chứng của phản vệ bao gồm nổi mẩn ngứa, mày đay khó thở, thở khò khè, cảm thấy muốn ngất, sưng cổ họng hoặc mặt, da ẩm và nhịp tim nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng nạn nhân.

Cách chẩn đoán bệnh ngộ độc ve sầu


Theo các chuyên gia y tế, có một loại nấm với tên khoa học Gyrommitrin thường ký sinh trên ve sầu và cực độc, rất giống nấm độc vì cho dù nấu kỹ trong thời gian dài thì độc tố của chúng cũng không bị nhiệt độ cao phân hủy. Nếu ăn trúng một con nhộng ve chưa lột xác và có loại nấm đó ký sinh trên cơ thể, hậu quả sẽ rất tai hại và cực kỳ khó lường.

xác vỏ ve sầu
Hình ảnh xác vỏ ve sầu sau khi lột

Ấu trùng ve sầu nhiễm nấm có hình dạng khác thường: đầu nhỏ với đuôi hơi phình ra ở cuối. Nếu ăn phải loại thực phẩm này nhất định sẽ bị ngộ độc, tùy theo lượng ăn và độc tố của loại nấm trong nhộng mà mức độ ngộ độc sẽ nặng nhẹ khác nhau. Từng có trường hợp chỉ ăn một con ve sầu cũng bị ngộ độc. Ngộ độc cấp tính có biểu hiện buồn nôn, ói mửa, co giật, hôn mê sâu, và khi uống cùng với rượu, bia thì tình trạng càng dễ nghiêm trọng hơn nữa. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chủ yếu dựa vào tiền sử bệnh án, triệu chứng lâm sàng, cũng như tùy vào mức độ phát tác các triệu chứng ngộ độc.

Cách điều trị ngộ độc ve sầu như thế nào?


Hiện vẫn chưa tìm được thuốc giải đặc trị cho ngộ độc ve sầu, tuy nhiên các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng ngộ độc, nhanh chóng đưa người bệnh trở lại cuộc sống thường nhật. Trường hợp người bệnh phản vệ sẽ được xử trí theo phác đồ và cuối cùng các bác sĩ tiến hành rửa dạ dày.

Cách phòng ngừa ngộ độc ve sầu


Ve sầu ở rất lâu trong lòng đất, vì vậy chúng có thể hấp thụ thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và bất kỳ hóa chất nào khác ở mặt đất.

Người dân nên trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm bằng cách chế biến kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất không dùng nhộng côn trùng làm thức ăn để tránh ngộ độc. Có nhiều loại nhộng như nhộng bọ cạp, đuông dừa, dế, ve sầu,… Tất cả đều có thể dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên nguy cơ ngộ độc cũng rất lớn.

thức ăn từ ve sầu
Người dân nên trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình, chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm bằng cách chế biến kỹ trước khi sử dụng

Sau đây là những đối tượng nên tránh tiêu thụ ve sầu:

  • Người bị dị ứng động vật có vỏ: Ve sầu cũng là động vật có vỏ, vì vậy tuyệt đối không ăn nếu dị ứng với động vật có vỏ.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: động vật có vỏ tích tụ thủy ngân sinh học, do vậy có thể gây hại cho não bộ của em bé. Mặc dù bạn có thể không ăn đủ ve sầu để hấp thụ lượng thủy ngân có hại, nhưng tốt nhất nên tránh chúng hoàn toàn.
  • Trẻ em: thủy ngân ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ, vì vậy không nên để trẻ ăn ve sầu dưới mọi hình thức.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh gút: ve sầu có thể là căn nguyên khiến bệnh gút tái phát.

Khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TPHCM với đội ngũ bác sĩ tận tụy, luôn túc trực 24/7 để sẵn sàng hỗ trợ các trường hợp khẩn cấp, ứng cứu kịp thời giúp người bệnh vượt qua tình trạng nguy kịch, nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Người dân cần hạn chế ăn các món ăn từ côn trùng, đặc biệt ve sầu. Nếu sau khi ăn xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc ve sầu như chóng mặt, nôn mửa, co giật chân tay, cứng hàm, lú lẫn,… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Xem tiếp...
 
Top Bottom