MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
698K

Nghiên cứu lập Quỹ Nhà ở xã hội, thêm gói tín dụng cho người mua nhà vay 10-15 năm

Thu Thủy

Nổi Tiếng
Nội dung này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi phát biểu kết luận hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, ngày 26/3.

Sốt ruột lãi suất cho vay cao, thủ tục đầu tư lại nhiều

Theo báo cáo, nhà đầu tư, người mua nhà xã hội đang được hưởng lãi suất ưu đãi. Riêng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay với chủ đầu tư là 8%/năm trong 3 năm; người mua nhà xã hội là 7,5%, trong thời hạn 5 năm.

Ông Nguyễn Văn Thanh Huy, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex cho rằng, lãi vay cho người lao động “cao” và thời gian vay “ngắn”. Theo ông, nếu kéo dài thời gian vay cho người lao động sẽ tạo điều kiện lớn cho người lao động được sở hữu nhà ở xã hội.

Phó Chủ tịch Tập đoàn VinGroup Nguyễn Việt Quang cũng đề nghị xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay để đầu tư xây dựng, cũng như để mua, thuê nhà ở xã hội.

Trên cơ sở ngân sách thực hiện, xem xét hoặc cấp bù chênh lệch lãi suất nếu chủ đầu tư thấy khách hàng vay vốn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng và thuê, mua nhà ở xã hội, ông Quang nêu.

Lãnh đạo VinGroup còn bày tỏ sốt ruột khi số lượng thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội đang nhiều hơn so với dự án nhà ở thương mại.

Theo ông Quang, ngoài các thủ tục chung như phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư, đấu thầu lựa chọn các nhà đầu tư…; dự án nhà ở xã hội còn thêm các thủ tục về xác nhận đối tượng được mua, thuê nhà; thẩm định giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội.

“Tổng thời gian hoàn thành thủ tục dự án nhà ở xã hội từ lúc bắt đầu triển khai đến khi khởi công thường khoảng 2 năm”, lãnh đạo VinGroup nêu.

Trong khi, chính hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thương mại dịch vụ phục vụ người dân dự án nhà ở xã hội chưa rõ ràng. “Nếu chủ đầu tư thực hiện đầu tư đồng bộ các công trình này dễ dẫn đến tăng chi phí, tăng giá bán nhà ở xã hội”, theo nhận định của ông Quang.

Từ đó, ông Quang đề nghị xem xét cắt giảm tối đa thủ tục; ban hành danh mục các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được ngân sách hỗ trợ kinh phí đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất với diện tích công trình dịch vụ thương mại trong phạm vi dự án nhà ở xã hội.

Không hỗ trợ mà sách nhiễu, doanh nghiệp mất hào hứng

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra, thời gian triển khai thành công một dự án khá lâu, từ 3-5 năm, dẫn tới không hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, có khả năng triển khai.

Trong khi, nhiều địa phương chưa có sẵn quỹ đất sạch để làm nhà ở xã hội. Thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng cơ bản giống dự án đầu tư thông thường.

“Nếu các địa phương không tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ mà đòi hỏi, gây khó dễ, sách nhiễu thì doanh nghiệp cũng mất hào hứng”, Thủ tướng nói.

Để triển khai nhanh, hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”, Thủ tướng yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để giảm thời gian, chi phí thực hiện dự án.

Ông giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng quy trình rút gọn các thủ tục hành chính lựa chọn nhà đầu tư, triển khai dự án để tiết kiệm thời gian, khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại Nhà nước chung tay cùng doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5% so với cho vay thương mại.

Với gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay.

Bộ Tài chính được giao nghiên cứu thành lập Quỹ Nhà ở xã hội, chính sách thuế phù hợp.

Thủ tướng yêu cầu, trong năm 2024, các địa phương đăng ký chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội; Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phấn đấu mỗi bộ thực hiện 5 nghìn căn nhà ở xã hội; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam phấn đấu thực hiện 2 nghìn căn hộ nhà ở xã hội.

Với các địa phương, theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; tổ chức đấu giá, đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, tài chính, kinh nghiệm.

Các địa phương cũng phải có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng… để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.

Với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, tài chính, áp dụng công nghệ mới nhằm rút ngắn thời gian thi công.

“Các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm theo luật, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh để kinh doanh nhà ở xã hội phù hợp tình hình, điều kiện người dân”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tinh thần, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Sau hội nghị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến; sớm trình ban hành kết luận của Thủ tướng ngắn gọn với thông điệp, nhiệm vụ, giải pháp rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, đánh giá, kiểm tra, dễ tuyên truyền, tập trung các vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

Xem tiếp...
 
Top Bottom