Thu Thủy
Nổi Tiếng
Trong giai đoạn thị trường bất động sản gặp khó, nhiều công ty đã cắt giảm lượng lớn nhân viên và lực lượng môi giới.
Theo số liệu từ một đơn vị nghiên cứu, tính đến cuối năm 2023, số lượng môi giới bất động sản đã giảm 60-70% so với năm trước. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) thống kê đến cuối năm 2023, thị trường chỉ còn khoảng 100.000 môi giới hoạt động, giảm 70%.
Hồi đầu năm nay, bà Trịnh Thị Kim Liên - Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services - cũng thừa nhận sau giai đoạn dịch bệnh và khó khăn của ngành, các công ty môi giới đã cạn kiệt nguồn tiền tích lũy.
Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dự án không có để bán ra, nguồn tiền thu vào nhỏ giọt, chi phí phát sinh… khiến các sàn môi giới phải cân nhắc chuyện đi tiếp hay dừng lại. Nhiều đơn vị đã phải chọn dừng lại để bảo toàn lực lượng, chờ giai đoạn tiếp theo của thị trường.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực, "phá băng" so với năm trước. Trong những tháng đầu năm nay, nhiều dự án bất động sản đã được giới thiệu ra thị trường. Các đơn vị môi giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển quân để chuẩn bị cho các dự án mới.
Đơn cử như Dat Xanh Services chiêu mộ 500 nhân viên kinh doanh, Cen Land tuyển 300 người, một số sàn giao dịch cũng tuyển 20-50 người hoặc công bố chính sách tuyển dụng ưu đãi.
Thị trường bất động sản có tín hiệu hồi phục, sàn môi giới lo tuyển người (Ảnh minh họa: Trịnh Nguyễn).
Tại một sự kiện mới đây, ông Phạm Anh Khôi - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS FERI) - cho rằng tình trạng chung hiện nay là "môi giới khỏe vì không có gì để làm".
Trong 2 năm vừa qua, các công ty môi giới đã mạnh tay cắt giảm nhân sự, tình trạng chung giảm 60-80% nhân viên, một bộ phận môi giới cũng phải chuyển nghề. Thị trường không có hàng để bán khiến các công ty môi giới chạy đua trong việc cắt giảm.
Sau giai đoạn bất động sản thoát đáy, ở thời điểm hiện tại, ông Khôi không còn lo ngại chuyện thị trường giảm, nhà đầu tư cắt lỗ hay môi giới mất việc. "Cái lo bây giờ là có người để bán hàng, nếu năm 2024 chủ đầu tư ra hàng thì sợ không tuyển kịp", ông Khôi nói.
Ông lý giải nỗi lo bằng câu chuyện tại thị trường Hà Nội vừa qua, một loại dự án chung cư nhỏ lẻ được bán ra thanh khoản tốt, giá tăng nhưng nhiều đơn vị môi giới lại "đóng cửa đi chơi".
Tại TPHCM, nguồn cung eo hẹp hoặc có thì thuộc phân khúc cao cấp, nhưng thị trường vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai và sắp tới là Long An lại ngược lại, sắp tới có thể bùng nổ sản phẩm.
Ở vai trò một đơn vị môi giới, ông Khôi mong muốn sản phẩm bán ra trong thời gian tới cần đáp ứng pháp lý, giá bán phải chăng, chủ đầu tư không được phép "ngáo giá" vì sai mức giá thì đứng ngay lập tức vài năm.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm nhưng mức lãi suất thực mà khách phải thanh toán vẫn cao, ở mức 11-12%/năm nên cần giảm hơn nữa để khách hàng có khả năng mua.
Xem tiếp...
Theo số liệu từ một đơn vị nghiên cứu, tính đến cuối năm 2023, số lượng môi giới bất động sản đã giảm 60-70% so với năm trước. Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) thống kê đến cuối năm 2023, thị trường chỉ còn khoảng 100.000 môi giới hoạt động, giảm 70%.
Hồi đầu năm nay, bà Trịnh Thị Kim Liên - Giám đốc Kinh doanh Dat Xanh Services - cũng thừa nhận sau giai đoạn dịch bệnh và khó khăn của ngành, các công ty môi giới đã cạn kiệt nguồn tiền tích lũy.
Hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dự án không có để bán ra, nguồn tiền thu vào nhỏ giọt, chi phí phát sinh… khiến các sàn môi giới phải cân nhắc chuyện đi tiếp hay dừng lại. Nhiều đơn vị đã phải chọn dừng lại để bảo toàn lực lượng, chờ giai đoạn tiếp theo của thị trường.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực, "phá băng" so với năm trước. Trong những tháng đầu năm nay, nhiều dự án bất động sản đã được giới thiệu ra thị trường. Các đơn vị môi giới vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyển quân để chuẩn bị cho các dự án mới.
Đơn cử như Dat Xanh Services chiêu mộ 500 nhân viên kinh doanh, Cen Land tuyển 300 người, một số sàn giao dịch cũng tuyển 20-50 người hoặc công bố chính sách tuyển dụng ưu đãi.
Thị trường bất động sản có tín hiệu hồi phục, sàn môi giới lo tuyển người (Ảnh minh họa: Trịnh Nguyễn).
Tại một sự kiện mới đây, ông Phạm Anh Khôi - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh Tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS FERI) - cho rằng tình trạng chung hiện nay là "môi giới khỏe vì không có gì để làm".
Trong 2 năm vừa qua, các công ty môi giới đã mạnh tay cắt giảm nhân sự, tình trạng chung giảm 60-80% nhân viên, một bộ phận môi giới cũng phải chuyển nghề. Thị trường không có hàng để bán khiến các công ty môi giới chạy đua trong việc cắt giảm.
Sau giai đoạn bất động sản thoát đáy, ở thời điểm hiện tại, ông Khôi không còn lo ngại chuyện thị trường giảm, nhà đầu tư cắt lỗ hay môi giới mất việc. "Cái lo bây giờ là có người để bán hàng, nếu năm 2024 chủ đầu tư ra hàng thì sợ không tuyển kịp", ông Khôi nói.
Ông lý giải nỗi lo bằng câu chuyện tại thị trường Hà Nội vừa qua, một loại dự án chung cư nhỏ lẻ được bán ra thanh khoản tốt, giá tăng nhưng nhiều đơn vị môi giới lại "đóng cửa đi chơi".
Tại TPHCM, nguồn cung eo hẹp hoặc có thì thuộc phân khúc cao cấp, nhưng thị trường vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai và sắp tới là Long An lại ngược lại, sắp tới có thể bùng nổ sản phẩm.
Ở vai trò một đơn vị môi giới, ông Khôi mong muốn sản phẩm bán ra trong thời gian tới cần đáp ứng pháp lý, giá bán phải chăng, chủ đầu tư không được phép "ngáo giá" vì sai mức giá thì đứng ngay lập tức vài năm.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm nhưng mức lãi suất thực mà khách phải thanh toán vẫn cao, ở mức 11-12%/năm nên cần giảm hơn nữa để khách hàng có khả năng mua.
Xem tiếp...