Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Ngày Shark Thủy bị bắt cũng là thời điểm chị N., ngụ ở Gò Vấp, TPHCM chuẩn bị gom tiền để cuối tháng trả nợ ngân hàng - khoản tiền chị đã nhiều lần vay vài năm trước để đóng tiền học phí tiếng Anh cho con vào Apax Leaders.
Chị N. làm công nhân may, là mẹ đơn thân một mình nuôi con, ở phòng trọ. Chị nói về thảm cảnh của mình: "Tôi vay ngân hàng tổng hơn 80 triệu đồng để đóng học phí cho con nhưng con không được học, còn mẹ vẫn phải ròng rã trả nợ".
Nhiều phụ huynh rơi vào cảnh đóng vào Apax Leaders hàng chục, hàng trăm triệu đồng tiền học phí (Ảnh: Hoài Nam).
Cái nghèo càng như thôi thúc khát khao con được ăn học đến nơi đến chốn trong chị, nhất là cơ hội học tiếng Anh. Giữa năm 2019, chị N. dắt con nhỏ khi đó mới học lớp 2 đến Apax Leaders ở cơ sở Gò Vấp.
Tại đây, chị được nhân viên của trung tâm hướng dẫn làm hồ sơ cho vay ngân hàng 32 triệu đồng để đóng phí rồi trả góp hàng tháng.
Số tiền hàng chục triệu đồng là khoản chị N. chưa bao giờ có trong tay. Nó quá lớn so với đồng lương công nhân của chị với bao nhiêu khoản gồng gánh sinh hoạt giữa thành phố, lo cho con ăn học.
Hàng tháng, chị trích một khoản nhất định từ tiền lương của mình để trả nợ ngân hàng. Với số tiền còn lại, hai mẹ con thường nhịn ăn, nhịn tiêu và nhiều lần chị phải xoay xở vay nợ bên ngoài sống qua ngày.
Đến cuối năm đó, khi khóa học vẫn còn, chị được nhân viên tư vấn tại trung tâm Anh ngữ Apax Leaders "thủ thỉ": "Gói ưu đãi này chỉ dành riêng cho học viên đang theo học. Ưu đãi chưa từng có, không thể rẻ hơn, không nhanh tay sẽ hết…".
Chị N. 3 lần vay ngân hàng với tổng số tiền hơn 80 triệu đồng đóng học phí vào Apax Leaders cho con (Ảnh: Hoài Nam).
Trừ việc mẹ vay nợ thì khi đó, việc học của con chị N. ổn định, môi trường học tập tốt.
Nghĩ dù sao con cũng cần học đường dài, không thể ngắt việc học của con, chị N. vét hết những đồng bạc cuối cùng trong người và làm hồ sơ theo hướng dẫn vay thêm ngân hàng gần 27 triệu đồng đóng phí mới.
Trước giờ nghèo khó, giờ chị vừa nghèo lại thêm rơi vào cảnh nợ chồng nợ.
Cuộc gọi "lật kèo", người mẹ vay nợ lần 3…
Đến năm 2021, thời điểm dịch bệnh Covid-19, chị N. liên tục nhận được thông tin từ trung tâm học phí sẽ tăng rất mạnh, đi cùng đó, lại tiếp tục được giới thiệu về gói ưu đãi cho học viên cũ. Lần này, nhân viên tư vấn nói với chị, phụ huynh không phải đóng trước, chỉ cần đóng cọc một triệu đồng để giữ suất.
Ngày đó, người mẹ chở con đi nhiều cơ sở của Apax Leaders để mong con được học nhưng khắp nơi đóng cửa (Ảnh: Hoài Nam).
Hôm đó, đúng ngày chị vừa lãnh lương. Chị rút một triệu đồng giữa cọc, dự tính sau này có tiền sẽ gom góp đóng dần dần với mong muốn con có thể tiếp tục học tiếng Anh với mức giá tốt.
Vậy nhưng chỉ vài ngày sau, người mẹ nhận được cuộc gọi "lật kèo" từ trung tâm rằng nếu phụ huynh không đăng ký và làm thủ tục thanh toán ngay thì sẽ mất cọc.
Chị N. nhớ như in hôm đó, đang giãn cách xã hội, chị đeo khẩu trang, xịt khử trùng khắp người rồi ra trung tâm để… làm thủ tục tái đóng phí cho con với khoản vay ngân hàng lần 3 hơn 24 triệu đồng.
Những tưởng khi mở cửa trở lại sau dịch bệnh Covid-19, việc học sẽ ổn định thì chị liên tục nhận được thông báo từ trung tâm cho học sinh nghỉ với đủ các lý do như nghỉ đông, nghỉ hè, sửa chữa, nâng cấp…
Cho đến khi cơ sở này đóng hẳn, chị được giới thiệu đưa con đến những cơ sở khác, có nơi cách nhà cả chục cây số nhưng đi đến đâu, học được vài ngày lại đóng.
Đến đầu năm 2023 thì việc học của con phải ngưng hẳn. Từ cao điểm với hơn 40 cơ sở, trung tâm này lần lượt nối nhau đóng cửa...
Con ngưng học, chị hòa vào dòng phụ huynh cũng "mắc kẹt", nhiều người cũng vay nợ như mình để đóng tiền vào trung tâm này với hy vọng lấy lại được tiền hoặc chí ít con có chỗ học.
Tất cả trôi đi trong vô vọng. Điều chị nghe được là những hứa hẹn sẽ tái cấu trúc, sẽ mở lại các cơ sở rồi đến việc sẽ trả lại tiền…
Thuộc diện "nhà đầu tư khó khăn", chị còn có tên trong danh sách đợt thanh toán cuối năm 2023 nhưng mọi thứ chỉ ở trên giấy. Nhiều phụ huynh khác còn nằm trong đợt thanh toán trước đó nhưng nào nhận được đồng nào…
"Những điều trung tâm này đưa ra như sẽ mở lại, sẽ lần lượt thanh toán chỉ là lời nói, lời hứa. Chỉ có việc tôi và rất nhiều ông bố bà mẹ khác đến tháng phải trả nợ ngân hàng mới là sự thật", chị N. chua chát và cho hay điều chị và cũng nhiều phụ huynh mong mỏi nhất là có thể lấy lại được tiền để thoát cảnh "vừa là con nợ, vừa là chủ nợ".
Một người mẹ ở TPHCM cầm băng rôn yêu cầu Apax Leaders hoàn học phí vào giữa năm 2023 (Ảnh: PHCC).
Sau khi ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup (Shark Thủy) bị bắt, trong thông báo trưa ngày 26/3, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (công ty con của Tập đoàn giáo dục EGroup) cho biết đơn vị này tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí cho phụ huynh.
Đồng thời, Apax cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.
Đơn vị này cũng khẳng định, hoạt động vận hành và giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ đang mở cửa của Apax như Trung tâm ở Hoàng Đạo Thúy (Hà Nội), Cẩm phả, Uông Bí (Quảng Ninh), Lê Hồng Phong (Hải Phòng), Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... không bị tác động.
Xem tiếp...
Chị N. làm công nhân may, là mẹ đơn thân một mình nuôi con, ở phòng trọ. Chị nói về thảm cảnh của mình: "Tôi vay ngân hàng tổng hơn 80 triệu đồng để đóng học phí cho con nhưng con không được học, còn mẹ vẫn phải ròng rã trả nợ".
Nhiều phụ huynh rơi vào cảnh đóng vào Apax Leaders hàng chục, hàng trăm triệu đồng tiền học phí (Ảnh: Hoài Nam).
Cái nghèo càng như thôi thúc khát khao con được ăn học đến nơi đến chốn trong chị, nhất là cơ hội học tiếng Anh. Giữa năm 2019, chị N. dắt con nhỏ khi đó mới học lớp 2 đến Apax Leaders ở cơ sở Gò Vấp.
Tại đây, chị được nhân viên của trung tâm hướng dẫn làm hồ sơ cho vay ngân hàng 32 triệu đồng để đóng phí rồi trả góp hàng tháng.
Số tiền hàng chục triệu đồng là khoản chị N. chưa bao giờ có trong tay. Nó quá lớn so với đồng lương công nhân của chị với bao nhiêu khoản gồng gánh sinh hoạt giữa thành phố, lo cho con ăn học.
Hàng tháng, chị trích một khoản nhất định từ tiền lương của mình để trả nợ ngân hàng. Với số tiền còn lại, hai mẹ con thường nhịn ăn, nhịn tiêu và nhiều lần chị phải xoay xở vay nợ bên ngoài sống qua ngày.
Đến cuối năm đó, khi khóa học vẫn còn, chị được nhân viên tư vấn tại trung tâm Anh ngữ Apax Leaders "thủ thỉ": "Gói ưu đãi này chỉ dành riêng cho học viên đang theo học. Ưu đãi chưa từng có, không thể rẻ hơn, không nhanh tay sẽ hết…".
Chị N. 3 lần vay ngân hàng với tổng số tiền hơn 80 triệu đồng đóng học phí vào Apax Leaders cho con (Ảnh: Hoài Nam).
Trừ việc mẹ vay nợ thì khi đó, việc học của con chị N. ổn định, môi trường học tập tốt.
Nghĩ dù sao con cũng cần học đường dài, không thể ngắt việc học của con, chị N. vét hết những đồng bạc cuối cùng trong người và làm hồ sơ theo hướng dẫn vay thêm ngân hàng gần 27 triệu đồng đóng phí mới.
Trước giờ nghèo khó, giờ chị vừa nghèo lại thêm rơi vào cảnh nợ chồng nợ.
Cuộc gọi "lật kèo", người mẹ vay nợ lần 3…
Đến năm 2021, thời điểm dịch bệnh Covid-19, chị N. liên tục nhận được thông tin từ trung tâm học phí sẽ tăng rất mạnh, đi cùng đó, lại tiếp tục được giới thiệu về gói ưu đãi cho học viên cũ. Lần này, nhân viên tư vấn nói với chị, phụ huynh không phải đóng trước, chỉ cần đóng cọc một triệu đồng để giữ suất.
Ngày đó, người mẹ chở con đi nhiều cơ sở của Apax Leaders để mong con được học nhưng khắp nơi đóng cửa (Ảnh: Hoài Nam).
Hôm đó, đúng ngày chị vừa lãnh lương. Chị rút một triệu đồng giữa cọc, dự tính sau này có tiền sẽ gom góp đóng dần dần với mong muốn con có thể tiếp tục học tiếng Anh với mức giá tốt.
Vậy nhưng chỉ vài ngày sau, người mẹ nhận được cuộc gọi "lật kèo" từ trung tâm rằng nếu phụ huynh không đăng ký và làm thủ tục thanh toán ngay thì sẽ mất cọc.
Chị N. nhớ như in hôm đó, đang giãn cách xã hội, chị đeo khẩu trang, xịt khử trùng khắp người rồi ra trung tâm để… làm thủ tục tái đóng phí cho con với khoản vay ngân hàng lần 3 hơn 24 triệu đồng.
Những tưởng khi mở cửa trở lại sau dịch bệnh Covid-19, việc học sẽ ổn định thì chị liên tục nhận được thông báo từ trung tâm cho học sinh nghỉ với đủ các lý do như nghỉ đông, nghỉ hè, sửa chữa, nâng cấp…
Cho đến khi cơ sở này đóng hẳn, chị được giới thiệu đưa con đến những cơ sở khác, có nơi cách nhà cả chục cây số nhưng đi đến đâu, học được vài ngày lại đóng.
Đến đầu năm 2023 thì việc học của con phải ngưng hẳn. Từ cao điểm với hơn 40 cơ sở, trung tâm này lần lượt nối nhau đóng cửa...
Con ngưng học, chị hòa vào dòng phụ huynh cũng "mắc kẹt", nhiều người cũng vay nợ như mình để đóng tiền vào trung tâm này với hy vọng lấy lại được tiền hoặc chí ít con có chỗ học.
Tất cả trôi đi trong vô vọng. Điều chị nghe được là những hứa hẹn sẽ tái cấu trúc, sẽ mở lại các cơ sở rồi đến việc sẽ trả lại tiền…
Thuộc diện "nhà đầu tư khó khăn", chị còn có tên trong danh sách đợt thanh toán cuối năm 2023 nhưng mọi thứ chỉ ở trên giấy. Nhiều phụ huynh khác còn nằm trong đợt thanh toán trước đó nhưng nào nhận được đồng nào…
"Những điều trung tâm này đưa ra như sẽ mở lại, sẽ lần lượt thanh toán chỉ là lời nói, lời hứa. Chỉ có việc tôi và rất nhiều ông bố bà mẹ khác đến tháng phải trả nợ ngân hàng mới là sự thật", chị N. chua chát và cho hay điều chị và cũng nhiều phụ huynh mong mỏi nhất là có thể lấy lại được tiền để thoát cảnh "vừa là con nợ, vừa là chủ nợ".
Một người mẹ ở TPHCM cầm băng rôn yêu cầu Apax Leaders hoàn học phí vào giữa năm 2023 (Ảnh: PHCC).
Sau khi ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup (Shark Thủy) bị bắt, trong thông báo trưa ngày 26/3, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (công ty con của Tập đoàn giáo dục EGroup) cho biết đơn vị này tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí cho phụ huynh.
Đồng thời, Apax cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.
Đơn vị này cũng khẳng định, hoạt động vận hành và giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ đang mở cửa của Apax như Trung tâm ở Hoàng Đạo Thúy (Hà Nội), Cẩm phả, Uông Bí (Quảng Ninh), Lê Hồng Phong (Hải Phòng), Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... không bị tác động.
Xem tiếp...