Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng chủ động báo cho khách hàng nếu có vấn đề bất thường như thẻ không giao dịch, nợ quá hạn kéo dài.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành công văn về đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ, yêu cầu các nhà băng rà soát quy trình nội bộ về phát hành và sử dụng thẻ đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo các tổ chức tín dụng cần chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện đúng trình tự, thủ tục phát hành và sử dụng thẻ.
Bên cạnh đó, các nhà băng cần rà soát, đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi với từng loại thẻ phát hành tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật liên quan.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và có biện pháp đảm bảo khách hàng đã nắm được các thông tin về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cũng như các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi (đặc biệt là với thẻ tín dụng) và những thay đổi trong quá trình sử dụng thẻ.
Theo công văn này, nếu ngân hàng phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài..., các nhà băng cần chủ động thông tin đến khách hàng và phối hợp các bên liên quan có biện pháp xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như của tổ chức phát hành thẻ.
Gầy đây, nhiều người dùng xôn xao trước thông tin thẻ tín dụng của khách hàng Phạm Huy Anh tại Eximbank từ khoản nợ 8,5 triệu đồng thành nợ xấu 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết cách tính lãi kép với thẻ tín dụng là hợp pháp, tuy nhiên xét trên thông lệ, giới nhà băng đều cho rằng con số này là cao bất thường.
Sau sự vụ nợ thẻ tín dụng của Eximbank, nhiều chủ tài khoản đã chủ động gọi tới các ngân hàng để kiểm tra tình trạng tài khoản, thẻ để đóng, sau thời gian dài không sử dụng. Tuy nhiên, một số khách hàng cho biết dù nhiều năm không sử dụng, tài khoản tại nhiều băng như Eximbank, DongABank... đã bị "âm" tiền vì nợ phí dịch vụ tài vài trăm đến vài triệu đồng.
Xem tiếp...
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành công văn về đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ, yêu cầu các nhà băng rà soát quy trình nội bộ về phát hành và sử dụng thẻ đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo các tổ chức tín dụng cần chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện đúng trình tự, thủ tục phát hành và sử dụng thẻ.
Bên cạnh đó, các nhà băng cần rà soát, đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi với từng loại thẻ phát hành tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật liên quan.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và có biện pháp đảm bảo khách hàng đã nắm được các thông tin về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cũng như các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi (đặc biệt là với thẻ tín dụng) và những thay đổi trong quá trình sử dụng thẻ.
Theo công văn này, nếu ngân hàng phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài..., các nhà băng cần chủ động thông tin đến khách hàng và phối hợp các bên liên quan có biện pháp xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như của tổ chức phát hành thẻ.
Gầy đây, nhiều người dùng xôn xao trước thông tin thẻ tín dụng của khách hàng Phạm Huy Anh tại Eximbank từ khoản nợ 8,5 triệu đồng thành nợ xấu 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết cách tính lãi kép với thẻ tín dụng là hợp pháp, tuy nhiên xét trên thông lệ, giới nhà băng đều cho rằng con số này là cao bất thường.
Sau sự vụ nợ thẻ tín dụng của Eximbank, nhiều chủ tài khoản đã chủ động gọi tới các ngân hàng để kiểm tra tình trạng tài khoản, thẻ để đóng, sau thời gian dài không sử dụng. Tuy nhiên, một số khách hàng cho biết dù nhiều năm không sử dụng, tài khoản tại nhiều băng như Eximbank, DongABank... đã bị "âm" tiền vì nợ phí dịch vụ tài vài trăm đến vài triệu đồng.
Xem tiếp...