THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
392K

Nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được? 7 lưu ý giúp nhanh phục hồi

Sau phẫu thuật nâng ngực, nhiều người cảm thấy lo lắng về kết quả cũng như quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Chị em không biết phải làm sao để duy trì lối sống năng động, tập thể dục, thể thao như trước phẫu thuật. Để giúp chị em giảm đi phần nào sự lo lắng, bài viết dưới đây sẽ khái quát các vấn đề: nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được? Cần lưu ý gì khi tập thể dục để nhanh phục hồi? Mời bạn đọc theo dõi.

nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được


Sau phẫu thuật nâng ngực có nên tập thể dục không?


Sau phẫu thuật nâng ngực nên tập thể dục vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục trước và sau phẫu thuật hài lòng với kết quả của họ cao hơn đáng kể so với những người không tập luyện. Tập thể dục giúp bổ sung endorphin và cải thiện vóc dáng cơ thể, giúp quá trình hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật tốt hơn.

Nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được?


Nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được?” Sau nâng ngực 7-14 ngày, bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Nếu bạn có lối sống năng động, rất có thể bạn đã nghĩ đến cách quay trở lại việc tập thể dục càng sớm càng tốt sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nâng ngực là phẫu thuật phức tạp và cơ thể cần có quá trình hồi phục thích hợp trước khi luyện tập trở lại. Quan trọng là bạn cần lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ phẫu thuật và cơ thể mình để biết thời điểm thích hợp để tiếp tục các hoạt động thể chất cường độ cao một cách an toàn.

Mặc dù quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực thoạt nhìn có vẻ lâu nhưng thường diễn ra nhanh chóng. Khi tỉnh dậy sau phẫu thuật, bạn có thể cảm thấy dường như ngực của bạn sưng lên và cao hơn, nhưng phần lớn tình trạng sưng tấy sẽ giảm dần trong vòng khoảng 2 tuần.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tập thể dục sau nâng ngực


Các yếu tố ảnh hưởng đến tập thể dục sau nâng ngực, nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được, bao gồm [1]:

  • Kích thước túi độn: Túi độn càng lớn thì thời gian hồi phục sau phẫu thuật càng lâu. Bên cạnh đó, túi cũng gây nhiều áp lực hơn lên cơ bắp và da ở thời điểm ban đầu.
  • Vị trí và kích thước vết mổ: Tùy vào vị trí và kích thước vết mổ mà thời gian hồi phục sẽ kéo dài hoặc rút ngắn.
  • Loại túi độn ngực: Túi độn ngực silicon hoặc nước muối cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và tập thể dục sau nâng ngực.
  • Tình trạng da: Da đàn hồi và khỏe mạnh có thể thích nghi nhanh hơn với túi độn mới, trong khi da mỏng hơn hoặc kém đàn hồi hơn có thể cần thêm thêm thời gian hồi phục.
  • Tình trạng sức khỏe: Cơ thể cân đối và khỏe mạnh có xu hướng phục hồi nhanh hơn.
  • Mức độ tập thể dục trước khi phẫu thuật: Nếu bạn đã hoạt động và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trước khi phẫu thuật, cơ thể bạn có thể phục hồi nhanh hơn vì cơ thể đã quen với chuyển động và áp lực khi tập.
  • Hút thuốc: Hút thuốc không tốt cho quá trình phục hồi,làm chậm quá trình chữa bệnh vì hút thuốc làm giảm lưu lượng máu, khiến cơ thể bạn khó “tự sửa chữa” hơn.
tập luyện sau khi nâng ngực
Sau nâng ngực 7-14 ngày, bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng.

Thời điểm có thể tập thể dục được sau khi nâng ngực


Thời gian phục hồi của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe và tối ưu kết quả thẩm mỹ của bạn. Ngay cả những vận động viên ưu tú nhất thế giới cũng nhận ra sự cần thiết của việc duy trì trạng thái cân bằng và tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đầy đủ để phục hồi và có được sức khỏe tốt. Hãy cho cơ thể bạn đủ thời gian để tự phục hồi. Thời điểm sau nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được, cụ thể như sau:

1. Tuần đầu tiên


Thực hiện các bài tập nhẹ, phù hợp với khả năng của bản thân sau 7-14 ngày, khi cơ thể bạn đã phục hồi lại. Đi bộ nhiều hơn là một cách tuyệt vời để bắt đầu quá trình luyện tập, đặc biệt khi đi bộ ngoài trời thoáng mát. Tuy nhiên, bạn nên chú ý đừng để nhiệt độ cơ thể hoặc nhịp tim tăng quá nhiều.

Hãy coi đây là thời gian để khởi động và làm nóng cơ bắp để bạn có thể sớm trở lại tập luyện chăm chỉ hơn.

2. 2-4 tuần tiếp theo


Tập các bài cardio nhẹ nhàng sau 14-28 ngày, khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể bắt đầu đạp xe đạp tại chỗ hoặc đi bộ lâu hơn, từ từ tăng sức bền và sức mạnh. Cố gắng thực hiện các bài tập aerobic thân dưới và duy trì cường độ ở mức 50% so với cường độ luyện tập thông thường của bạn trước khi phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật có thể cho phép bạn thực hiện một số bài tập về chân, nhưng không nên tập squat và tập thân trên.

3. 4-6 tuần tiếp theo


Tăng cường độ và tập luyện sức mạnh sau 4-6 tuần, bác sĩ phẫu thuật sẽ hẹn bạn đến kiểm tra trong giai đoạn này. Bác sĩ sẽ xem xét việc phục hồi của bạn. Khi đó, bạn có thể được tư vấn thêm việc tập tạ vào các bài tập kế tiếp. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tránh các bài tập gây căng cơ ngực vào lúc này. Việc tập luyện cường độ cao hơn cho phần thân dưới và tăng cường sức bền có thể được thực hiện.

4. Tuần thứ 6 trở đi


Trở lại các bài tập bình thường sau 6 tuần, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quay lại tập luyện đầy đủ các bài tập như trước khi phẫu thuật, bao gồm cả nâng tạ và tập phần thân trên.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bài tập cơ bụng sau 6 tuần phẫu thuật nâng ngực. Đồng thời, bạn có thể tiếp tục các bài tập bụng như gập bụng. Bạn cần chắc chắn rằng những bài tập này chỉ tác động lên cơ bụng và tránh sử dụng cơ ngực.

Mỗi người có tốc độ lành vết thương sau phẫu thuật khác nhau. Vì vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể mình rồi bắt đầu tập thể dục được sau khi nâng ngực cường độ phù hợp.

nâng ngực bao lâu thì tập thể dục
Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang phẫu thuật nâng ngực cho khách hàng.

7 lưu ý quan trọng khi tập thể dục sau nâng ngực


Mặc dù không có giải pháp “phù hợp cho tất cả” để tối đa hóa quá trình hồi phục sau phẫu thuật nâng ngực, nhưng có một số bước chính bạn có thể thực hiện để đảm bảo quá trình hồi phục hiệu quả và thoải mái. Các bước tập luyện cần được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

1. Quần áo hỗ trợ


Để giúp quá trình phục hồi sau nâng ngực của bạn diễn ra suôn sẻ nhất, bạn nên mặc tất cả các loại quần áo hỗ trợ. Cho dù đó là áo ngực sau phẫu thuật hay áo ngực thể thao, những sản phẩm này giúp ngực được an toàn, thoải mái và đúng vị trí.

2. Bắt đầu chậm


Việc muốn có lối sống năng động và quay trở lại hoạt động thể chất bình thường càng sớm càng tốt là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình “nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được?” sau khi phẫu thuật, cơ thể bạn có thể gặp vấn đề với việc nâng ngực.

Nếu sử dụng cơ ngực quá sớm trước khi quá trình hồi phục hoàn tất, có thể làm hỏng túi độn hoặc khiến mô sẹo phát triển thêm. Việc tập thể dục nặng với cơ ngực cũng có thể làm rách vết khâu, gây chảy máu và buộc phải tiến hành phẫu thuật lại để chỉnh sửa.

3. Lắng nghe cơ thể


Hãy để cơ thể thoải mái trong vài ngày, điều quan trọng sau phẫu thuật nâng ngực là cơ thể bạn phải được nghỉ ngơi, đặc biệt là trong 2 ngày đầu tiên. Di chuyển cẩn thận quanh nhà để đáp ứng các nhu cầu cơ bản cũng được xem là tập thể dục và điều này là đủ trong giai đoạn này.

Trong 4 hoặc 5 ngày tiếp theo, bạn nên đi bộ nhẹ hàng ngày để thư giãn, duy trì tuần hoàn và cho phép cơ thể bạn hồi phục sau cuộc phẫu thuật.

Bạn nên nhớ rằng việc đặt túi độn ngực không yêu cầu bạn ngồi một chỗ và không di chuyển. Phẫu thuật nâng ngực có nguy cơ nhỏ trong việc hình thành cục máu đông. Nếu bạn đi bộ ở mức độ nhẹ nhàng, thư giãn với quãng đường vừa phải giúp máu lưu thông tốt hơn.

Bằng cách cho phép cơ thể có thời gian để hồi phục, bạn sẽ quay lại thói quen hàng ngày của mình một cách nhanh chóng với một diện mạo hoàn toàn mới và tràn đầy tự tin.

4. Sửa đổi bài tập


Thời gian phục hồi của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe và tối ưu kết quả thẩm mỹ của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu với những bài tập thể dục nhẹ nhàng ở thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật và nâng dần độ khó cho đến 6 tuần, lúc này bạn hoàn toàn có thể tập thể dục bình thường, với cường độ như trước khi phẫu thuật.

Ở giai đoạn tập phục hồi, cố gắng thực hiện các bài tập aerobic thân dưới, không nên tập squat và tập thân trên.

5. Khởi động và hạ nhiệt

5.1 Khởi động​


Khởi động trong 5-10 phút. Hoạt động càng cường độ cao, thời gian khởi động càng lâu. [2]

Bắt đầu các bài tập như chạy, đi bộ hoặc đạp xe với tốc độ chậm hơn (chạy bộ, đi bộ chậm).

5.2 Hạ nhiệt​


Giãn cơ sau khi tập luyện cũng quan trọng như khởi động. Sau khi hoạt động thể chất, tim của bạn vẫn đập nhanh hơn bình thường, nhiệt độ cơ thể cao hơn và các mạch máu của bạn được mở rộng. Điều này có nghĩa là nếu bạn dừng lại quá nhanh, bạn có thể cảm thấy sốc hoặc bất tỉnh.

Bạn nên kéo dài thời gian hạ nhiệt vì tay chân, cơ bắp và khớp của bạn vẫn còn ấm. Việc kéo dài có thể giúp giảm sự tích tụ axit lactic, ngăn chuột rút cơ bắp và cứng khớp.

6. Massage


Một phương pháp khác để phục hồi tối đa là sử dụng phương pháp xoa bóp lưu dẫn hệ bạch huyết trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. Phương pháp này cải thiện tuần hoàn bằng cách loại bỏ sự ứ đọng của chất dịch cơ thể và thư giãn hệ thần kinh để giảm căng thẳng, giảm đau, tạo điều kiện hồi phục, giảm sưng và sẹo sau phẫu thuật.

7. Tránh các bài tập liên quan tới cơ ngực


Cách tốt nhất để tối đa hóa khả năng phục hồi của bạn là luôn làm theo hướng dẫn sau phẫu thuật của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong quá trình phục hồi. Một số hoạt động bạn nên tránh ít nhất cho đến tuần thứ 3 hoặc 6 tuần sau phẫu thuật bao gồm:

  • Chống đẩy, ép ngực
    • Tập hít đất
    • Tập xà đơn
  • Kéo lên, kéo xuống
    • Đẩy hoặc kéo vật nặng
    • Kéo và đẩy
    • Nâng bất kỳ vật nào nặng hơn 5kg
    • Sử dụng thiết bị tập tay trên máy tập thể hình
  • Chạy, nhảy tác động mạnh
    • Chơi quần vợt hoặc chơi gôn

Bạn phải luôn mặc áo ngực sau bất kỳ quy trình nâng ngực nào, thậm chí với trường hợp thu nhỏ ngực. Một chiếc áo ngực hỗ trợ đặc biệt sẽ giúp giảm đau, sưng tấy cũng như hạn chế sự di chuyển của vết sẹo và túi độn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?


Đến gặp bác sĩ khi phát hiện xuất hiện các biến chứng sau:

2 bên ngực không đồng đềuNgực không đồng đều về hình dạng và kích thước.
Đau vúĐau ở vú hoặc núm vú.
Vôi hóa/lắng đọng canxiCác cục cứng dưới da xung quanh túi ngực.
Rò rỉRò rỉ dung dịch nước muối từ túi ngực, thường là do rò rỉ van hoặc rách. Điều này ảnh hưởng 1 phần hoặc toàn bộ kết quả phẫu thuật nâng ngực.
Vết mổ không lànhVị trí vết mổ không lành như bình thường hoặc mất nhiều thời gian hơn để lành.
Tụ máuCó thể gây sưng, bầm tím và đau.
Chấn thươngChấn thương tại vùng phẫu thuật nâng ngực.
Nhiễm trùngHầu hết các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật xuất hiện trong vòng vài ngày đến 1 tuần, nhưng nhiễm trùng có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi phẫu thuật. Nếu nhiễm trùng không thể điều trị bằng kháng sinh, túi ngực có thể cần được loại bỏ.
Viêm/kích ứngPhản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc chấn thương, bao gồm các triệu chứng như: đỏ, sưng, nóng, đau và mất chức năng.
Phù bạch huyếtCác hạch bạch huyết sưng hoặc mở rộng.
Trục trặc/ dịch chuyểnCấy ghép không ở đúng vị trí trong vú. Điều này có thể xảy ra trong khi phẫu thuật hoặc sau đó nếu cấy ghép di chuyển hoặc dịch chuyển từ vị trí ban đầu của nó. Dịch chuyển có thể được gây ra bởi các yếu tố như trọng lực, chấn thương hoặc co bóp nang.
Hoại tửDa hoặc mô xung quanh vú có dấu hiệu hoại tử. Hoại tử có thể do nhiễm trùng, sử dụng steroid trong túi vú phẫu thuật, hút thuốc…
Thay đổi cảm giác núm vú/vúCó thể tạm thời hoặc vĩnh viễn, ảnh hưởng đến phản ứng tình dục hoặc cho con bú.
Sờ thấyCấy ghép có thể cảm nhận qua da.
Đỏ, bầm tímChảy máu tại thời điểm phẫu thuật có thể khiến da thay đổi màu sắc. Triệu chứng này chỉ mang tính tạm thời.
VỡMột vết rách hoặc lỗ bên ngoài vùng cấy ghép.
Phát ban daPhát ban trên hoặc xung quanh vú.
nâng ngực có tập thể dục được
Thời gian phục hồi của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe và tối ưu kết quả thẩm mỹ của bạn.

Câu hỏi thường gặp về nâng ngực sau bao lâu thì tập thể dục được

1. Tập những bài tập ngực nào sau khi nâng ngực?


Mặc dù quá trình phục hồi có thể kéo dài và vất vả, đặc biệt là khi bạn không có thói quen tập thể dục hàng ngày, nhưng việc tập thể dục là phần quan trọng để giúp cơ thể trở lại hồi phục sau phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bắt đầu tập thể dục quá nhanh, quá trình phục hồi sẽ kéo dài hơn. Nên bạn không chỉ quan tâm đến “Nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được?” mà còn nên biết được những bài tập nào nên tập.

Một số bài tập dưới đây bạn có thể áp dụng sau phẫu thuật nâng ngực. Bạn nên tập từ động tác nhẹ và tăng dần cường độ tùy theo khả năng của mình. Mỗi động tác nên được thực hiện 5-10 lần, lặp lại sau mỗi 2-3 giờ.

  • Động tác nhún vai: Nhẹ nhàng nâng cả 2 vai lên phía tai, sau đó từ từ thả vai về vị trí bình thường. Động tác này sẽ giúp thư giãn đôi vai.
  • Động tác cuộn vai: Cuộn vai về phía trước rồi từ từ cuộn về phía sau, hít một hơi thật sâu mỗi vòng cuộn.
  • Động tác nâng vai: Đặt 2 tay lên 2 bên vai. Từ từ nâng cao khuỷu tay tới ngang vai, sau đó di chuyển tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Lúc đầu, bạn có thể không nâng được khuỷu tay tới ngang vai, nhưng nên nâng cao từ từ cho tới khi nâng được.
  • Động tác nâng cánh tay qua đầu: Ban đầu bạn cần nằm ngửa, gối đầu, dùng 1 tay nắm lấy cổ tay còn lại ở phía trước mặt bạn. Sau đó từ từ di chuyển cánh tay qua đầu, đổi tay và làm tương tự cho tay còn lại. Khi bạn có thể làm động tác này dễ dàng, bạn nên chuyển sang tư thế ngồi trên ghế và thực hiện tương tự.
  • “Ngón tay đi bộ”: Đứng đối diện bức tường, dùng các ngón tay chạm vào tường, sau đó di chuyển các ngón tay lên cao giống như đi bộ. Nếu cảm thấy đau, bạn nên ngừng tập và báo cho bác sĩ phẫu thuật biết về tình trạng của bạn.
  • Động tác hạ khuỷu tay: Bạn cần nằm ngửa, gối đầu. Sau đó, đặt các ngón tay của hai bàn tay chạm nhẹ vào tai, khuỷu tay hướng lên phía trần nhà. Từ từ hạ hai khuỷu tay xuống, cho tới khi khuỷu tay chạm xuống mặt phẳng bạn đang nằm.
  • Động tác căng ngực: Đứng thẳng, 2 tay duỗi thẳng về phía trước, sau đó, từ từ đưa 2 tay dang ngang sang 2 bên, dần dần đưa về phía sau người như thể bạn đang cố chạm 2 bàn tay vào với nhau phía sau lưng.
nâng ngực có nên tập thể dục
Đến gặp bác sĩ khi phát hiện xuất hiện các biến chứng sau khi nâng ngực.

2. Căng tức hoặc khó chịu ở vùng ngực có sao không?


Căng tức hoặc khó chịu ở vùng ngực là triệu chứng bình thường và chỉ mang tính tạm thời. Ngay sau khi thực hiện thủ thuật, ngực được cố định bằng băng y tế hoặc dây đeo ngang ngực cùng với áo ngực hỗ trợ có băng bông mềm. Chiếc áo ngực này sẽ được mặc ít nhất trong tuần đầu tiên để nhằm đảm bảo ngực được an toàn và thoải mái.

Thông thường, tuần đầu tiên là thời điểm khó chịu nhất. Ngoài đau do vết mổ, hầu hết mọi người đều cảm thấy có áp lực lên ngực, đặc biệt nếu túi độn được đặt dưới cơ. Mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau sau phẫu thuật, tùy thuộc vào vị trí đặt túi độn. Nếu bạn đặt túi độn dưới ngực (dưới cơ), bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhiều hơn vì cơ đã bị kéo căng để chứa túi độn. Mặt khác, hầu hết trường hợp cấy ghép túi độn dưới vú đều ít xảy ra về vấn đề này.

Bạn cần đứng dậy và đi lại 1 ngày sau khi phẫu thuật, đồng thời có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng mà không khiến bạn đổ mồ hôi hoặc cản trở quá trình hồi phục. Sau từ 7-10 ngày hồi phục đầu tiên, nhiều phụ nữ có thể lái xe an toàn và thoải mái và quay trở lại văn phòng làm việc. Tuy nhiên, vẫn nên tránh các hoạt động gắng sức và cử động phần trên cơ thể trong ít nhất 6 tuần sau phẫu thuật.

3. Có thể chạy bộ sau nâng ngực không?


Có thể chạy bộ sau nâng ngực nhưng bạn cần thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trước tiên, đi bộ sẽ là bước chuyển tiếp đầu tiên của bạn để thực hiện các hoạt động bình thường sau phẫu thuật nâng ngực. Bạn nên dành khoảng 1 tuần để nghỉ ngơi và thư giãn sau phẫu thuật. Trong 2 tuần đầu tiên, bạn cần giảm thiểu cử động của cánh tay, giữ cánh tay ở 2 bên và không vươn tay ra, vì điều này có thể tác động đến các cơ ngực cần được chữa lành và căng ra để phù hợp với túi độn ngực.

Sau 1 tuần nghỉ ngơi, bạn có thể bắt đầu đi lại trong thời gian dài. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình và thực hiện chậm rãi. Bạn sẽ nhận thấy mỗi ngày bạn sẽ dần lấy lại được sức bền và sự thoải mái khi cơ thể dần hồi phục.

Từ 4-6 tuần sau phẫu thuật nâng ngực, bạn có thể bắt đầu chạy bộ trở lại. Bạn phải mặc áo ngực phẫu thuật trong 4 tuần sau khi phẫu thuật nâng ngực, nhưng sau khi đã ổn định, bạn có thể bắt đầu mặc áo ngực thể thao để được hỗ trợ khi tập luyện. Bạn cần bắt đầu từ từ và cho bản thân thời gian để điều chỉnh kích thước và hình dạng bộ ngực mới của mình. Bạn cũng đừng mong đợi quay trở lại với tốc độ và thời gian chạy như cũ ngay khi bạn vừa trở lại bắt đầu chạy lại.

4. Có thể tập tạ sau khi nâng ngực không?


Có, bạn vẫn có thể thực hiện các bài tập thể dục nâng tạ sau phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên, bạn hãy kiên nhẫn đợi một vài tuần. Một số phụ nữ e ngại phẫu thuật nâng ngực vì họ nghĩ rằng sau khi phẫu thuật, họ không thể thực hiện một số hoạt động thể chất mà họ yêu thích như trước đây.

Phẫu thuật nâng ngực có liên quan đến cơ ngực nên vùng này cần thời gian để lành lại. Tuy nhiên, khi cơ, mô và da của bạn đã lành lại sau phẫu thuật, bạn có thể tự do tiếp tục tham gia các hoạt động tập luyện bình thường hoặc tham gia các hoạt động mới, kể cả các bài tập nâng tạ giúp cơ bắp, xương chắc khỏe hơn.

Một số bệnh nhân thắc mắc có mối tương quan giữa việc phát triển tình trạng co thắt bao xơ và nâng tạ nặng hay không? Nhưng thực tế không phải vậy, co thắt bao xơ có liên quan đến tình trạng nhiễm vi khuẩn ở túi độn hoặc do tụ máu và tụ dịch khi phẫu thuật nâng ngực.

Bạn cần đợi ít nhất 6 tuần trước khi thử bất kỳ hình thức tập luyện nặng nào. Bạn nên lắng nghe cơ thể, bắt đầu tập chậm, với mức tạ thấp hơn mức bạn thường sử dụng; tập các bài tập tập trung vào tay và chân trước khi tập cơ ngực. Nếu cảm thấy khó chịu thì hãy dừng lại, đừng ép buộc cơ thể.

sau nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được
Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang hướng dẫn khách hàng cách phục hồi sau nâng ngực.

5. Có thể tập yoga sau khi nâng ngực


Mặc dù yoga có tác động thấp nhưng tốt nhất bạn nên đợi ít nhất 6 tuần trước khi quay lại tập yoga sau khi nâng ngực. Bởi yoga có thể liên quan đến việc kéo căng, uốn cong cơ và chịu sức nặng ở cánh tay/ngực. Tất cả những động tác này có thể làm căng các cơ đang lành và vùng vết mổ của bạn.

Sau phẫu thuật nâng ngực và trong quá trình phục hồi, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và mong muốn quay trở lại với các bài tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cho bản thân đủ thời gian để hồi phục hoàn toàn. Sự cân bằng chính là chìa khóa, trong đó nghỉ ngơi đầy đủ là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất tốt.

6. Có nên vận động trước phẫu thuật


Mặc dù các nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tập thể dục không nhất thiết có tỷ lệ hồi phục đáng kể hơn những phụ nữ ít vận động. Tuy nhiên, vận động trước khi phẫu thuật có thể có những lợi ích nhất định, cải thiện khả năng chịu đựng của cơ thể khi thực hiện phẫu thuật và có thể giúp làm giảm nguy cơ biến chứng vì cơ thể bạn có khả năng đối phó tốt hơn với căng thẳng sinh lý do phẫu thuật.

Ưu điểm khi nâng ngực tại Khoa Ngoại Vú, BVĐK Tâm Anh TP.HCM:

  • Bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm: đội ngũ chuyên gia tại khoa có kiến thức sâu rộng về ung thư và tạo hình vú, cũng như bệnh lý tuyến vú khác. Bác sĩ sẽ trực tiếp khám, tư vấn và theo dõi tình trạng của bạn.
  • Công nghệ hiện đại: khoa sử dụng các thiết bị đời mới, nhập khẩu từ Âu – Mỹ như siêu âm Doppler tuyến vú, siêu âm đàn hồi mô vú, hệ thống chụp nhũ ảnh 3D tiên tiến nhất hiện nay (Mammomat – Siemens Đức), chụp MRI 1,5 – 3 Tesla và nhiều kỹ thuật sinh thiết tuyến vú.
  • Chụp nhũ ảnh chuyên biệt: đơn vị chụp nhũ ảnh tại khoa có nhiều máy, nhiều phòng chụp, đảm bảo riêng tư và không chờ đợi lâu.
  • Chi phí phù hợp: khoa cung cấp dịch vụ có chi phí phù hợp với hầu hết khách hàng và áp dụng BHYT.
  • Lựa chọn bác sĩ: bạn có thể lựa chọn bác sĩ theo mong muốn.

Nâng ngực bao lâu thì tập thể dục được?” Thời gian phục hồi của bạn rất quan trọng đối với sức khỏe và tối ưu kết quả thẩm mỹ của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu với những bài tập thể dục nhẹ nhàng ở thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật và nâng dần độ khó sau 6 tuần phẫu thuật, lúc này bạn hoàn toàn có thể tập thể dục bình thường, với cường độ như trước khi phẫu thuật.

Xem tiếp...
 
Top Bottom