BS An Giang
Fan Cứng
Muốn 2 bầu ngực gần nhau hơn thì phải làm sao, nâng ngực bằng túi độn có giúp ích không?
Quy tắc: Không thể thay đổi vị trí của bầu ngực trên thành ngực – Bầu ngực luôn ở vị trí cố định, không thể dịch chuyển lên, xuống, vào trong hay ra ngoài.
Một mối quan tâm chung của nhiều phụ nữ trước khi nâng ngực bằng túi độn là khoảng cách giữa hai bầu ngực hay độ rộng của khe ngực sau phẫu thuật là bao nhiêu và phương pháp này có thể khắc phục vấn đề khe ngực quá rộng không. Điều này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai bầu ngực trước khi phẫu thuật nâng ngực. Khoảng cách này của mỗi phụ nữ là khác nhau và không có cách nào thay đổi được, kể cả phẫu thuật. Đây là đặc điểm giải phẫu tự nhiên của mỗi người từ khi sinh ra. Đa phần, túi độn được đặt dưới cơ ngực lớn. Cơ này bám dọc theo xương ức (xem hình bên dưới). Điểm bám của cơ sẽ giúp xác định bờ bên trong của khoang chứa túi độn. Chính vì lý do này nên khoảng cách giữa hai túi độn chỉ có thể bằng hoặc lớn hơn khoảng cách giữa điểm bám cơ ngực lớn trái và điểm bám cơ ngực lớn phải.
Túi độn đặt dưới cơ
Kích cỡ túi độn được xác định dựa trên đường kính đáy (chiều rộng đáy) của bầu ngực. Nếu hai bên ngực vốn đã cách xa nhau trước khi phẫu thuật và chọn túi độn có kích cỡ phù hợp thì sau phẫu thuật, khoảng cách giữa hai ngực sẽ không đổi.
Nếu muốn can thiệp để tạo khe ngực đẹp đưa hai bầu ngực lại gần nhau hơn thì phải làm sao? Mặc dù đây là điều không nên thực hiện nhưng có một số lựa chọn như sau:
Ban đầu sau khi mới phẫu thuật, ngực sẽ chắc và cứng. Bầu ngực sẽ không có độ linh hoạt như trước. Trong thời gian này, hai bên ngực sẽ nằm cách xa nhau. Tuy nhiên, khi mô vú mềm hơn trong những tháng tiếp theo thì bầu ngực sẽ trở nên linh hoạt hơn và có thể tạo khe ngực như mong muốn bằng các loại áo lót. Lúc này ngực sẽ trông tự nhiên hơn. Nếu trước khi phẫu thuật mà ngực đã quá căng thì quá trình mềm mô này có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn.
Khe ngực là đường phân cách tự nhiên giữa hai bầu ngực hoặc được tạo ra bằng áo lót. Nâng ngực bằng túi độn sẽ làm tăng thể tích của bầu ngực nhưng khoảng cách ở giữa sẽ phụ thuộc vào lượng mô tự nhiên ở phần bên trong của bầu ngực, khoảng cách giữa hai túi độn và mức độ giãn mô vú tự nhiên sau phẫu thuật.
Ngực hình ống hay bầu ngực hẹp là một dạng dị tật. Trong những trường hợp này, một phần của bầu ngực kém phát triển, có thể là ở phần bên dưới hoặc xung quanh đáy bầu ngực trong khi vùng mô vú ở bên dưới quầng – núm vú vẫn bình thường. Điều này làm cho bầu ngực có hình dạng dài, hẹp thay vì tròn đều như bình thường. Do bầu ngực bị hẹp nên khoảng cách giữa hai bên ngực sẽ tăng lên và cách rất xa nhau. Những phụ nữ có dạng ngực này không chỉ có mô vú chắc mà vùng da bao xung quanh cũng rất ít nên không thể chứa được túi độn có kích cỡ/thể tích lớn như bình thường. Do đó, trong những trường hợp này sẽ phải dùng túi độn có kích cỡ nhỏ hơn và việc điều chỉnh khoảng cách giữa hai bầu ngực sẽ càng khó khăn hơn.
Hai ngực gần nhau tự nhiên
Hai ngực xa nhau tự nhiên
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...
Vị trí tự nhiên của bầu ngực
Quy tắc: Không thể thay đổi vị trí của bầu ngực trên thành ngực – Bầu ngực luôn ở vị trí cố định, không thể dịch chuyển lên, xuống, vào trong hay ra ngoài.
Một mối quan tâm chung của nhiều phụ nữ trước khi nâng ngực bằng túi độn là khoảng cách giữa hai bầu ngực hay độ rộng của khe ngực sau phẫu thuật là bao nhiêu và phương pháp này có thể khắc phục vấn đề khe ngực quá rộng không. Điều này sẽ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai bầu ngực trước khi phẫu thuật nâng ngực. Khoảng cách này của mỗi phụ nữ là khác nhau và không có cách nào thay đổi được, kể cả phẫu thuật. Đây là đặc điểm giải phẫu tự nhiên của mỗi người từ khi sinh ra. Đa phần, túi độn được đặt dưới cơ ngực lớn. Cơ này bám dọc theo xương ức (xem hình bên dưới). Điểm bám của cơ sẽ giúp xác định bờ bên trong của khoang chứa túi độn. Chính vì lý do này nên khoảng cách giữa hai túi độn chỉ có thể bằng hoặc lớn hơn khoảng cách giữa điểm bám cơ ngực lớn trái và điểm bám cơ ngực lớn phải.
Kích cỡ túi độn được xác định dựa trên đường kính đáy (chiều rộng đáy) của bầu ngực. Nếu hai bên ngực vốn đã cách xa nhau trước khi phẫu thuật và chọn túi độn có kích cỡ phù hợp thì sau phẫu thuật, khoảng cách giữa hai ngực sẽ không đổi.
Can thiệp để tạo khe ngực đẹp tiềm ẩn nhiều rủi ro
Nếu muốn can thiệp để tạo khe ngực đẹp đưa hai bầu ngực lại gần nhau hơn thì phải làm sao? Mặc dù đây là điều không nên thực hiện nhưng có một số lựa chọn như sau:
- Có thể chọn túi độn có kích cỡ lớn hơn nhiều so với bộ ngực hiện tại. Điều này sẽ làm cho bờ bên trong của bầu ngực nằm sát nhau hơn (và bờ bên ngoài của bầu ngực cũng sẽ nhô ra xa thành ngực hơn). Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là làm mỏng mô vú, tăng mức độ đau đớn, khó chịu trong quá trình hồi phục hậu phẫu, tăng nguy cơ biến dạng không thể cứu vãn, tăng nguy cơ nếp gấp chân ngực tụt xuống thấp, dẫn đến biến chứng lồi đáy vú và cần phẫu thuật lần hai để chỉnh sửa.
- Có thể sử dụng túi độn đúng kích cỡ nhưng đặt hai túi độn sát nhau hơn. Điều này có thể làm cho hai bầu ngực gần nhau hơn, nhưng sẽ không thể di chuyển núm vú. Do đó mà hai núm vú sẽ cách nhau quá xa và lệch sang phía bên ngoài trên bầu ngực. Vì thế nên túi độn luôn phải được đặt ở chính giữa bên trong bầu ngực để hai núm vú nằm cân đối.
- Còn hai cách khác để hai túi độn nằm gần nhau là đặt ở trên cơ (đây là điều rất không được khuyến khích vì nhiều lý do, ví dụ như có quá ít mô mềm để bao phủ trên túi độn nên dễ bị nhìn thấy và sờ thấy từ bên ngoài, dễ bị gợn sóng và tăng nguy cơ ngực dính liền hay không có khe ngực) hoặc cắt điểm bám của cơ ngực với xương ức, sau đó sẽ chỉ còn lớp da mỏng bao phủ bên trên túi độn, gây gợn sóng vĩnh viễn dọc theo xương ức và dễ bị ngực dính liền.
Túi độn đặt dưới cơ
Ban đầu sau khi mới phẫu thuật, ngực sẽ chắc và cứng. Bầu ngực sẽ không có độ linh hoạt như trước. Trong thời gian này, hai bên ngực sẽ nằm cách xa nhau. Tuy nhiên, khi mô vú mềm hơn trong những tháng tiếp theo thì bầu ngực sẽ trở nên linh hoạt hơn và có thể tạo khe ngực như mong muốn bằng các loại áo lót. Lúc này ngực sẽ trông tự nhiên hơn. Nếu trước khi phẫu thuật mà ngực đã quá căng thì quá trình mềm mô này có thể phải mất một năm hoặc lâu hơn.
Nâng ngực bằng túi độn có tạo khe ngực không?
Khe ngực là đường phân cách tự nhiên giữa hai bầu ngực hoặc được tạo ra bằng áo lót. Nâng ngực bằng túi độn sẽ làm tăng thể tích của bầu ngực nhưng khoảng cách ở giữa sẽ phụ thuộc vào lượng mô tự nhiên ở phần bên trong của bầu ngực, khoảng cách giữa hai túi độn và mức độ giãn mô vú tự nhiên sau phẫu thuật.
Ngực hình ống
Ngực hình ống hay bầu ngực hẹp là một dạng dị tật. Trong những trường hợp này, một phần của bầu ngực kém phát triển, có thể là ở phần bên dưới hoặc xung quanh đáy bầu ngực trong khi vùng mô vú ở bên dưới quầng – núm vú vẫn bình thường. Điều này làm cho bầu ngực có hình dạng dài, hẹp thay vì tròn đều như bình thường. Do bầu ngực bị hẹp nên khoảng cách giữa hai bên ngực sẽ tăng lên và cách rất xa nhau. Những phụ nữ có dạng ngực này không chỉ có mô vú chắc mà vùng da bao xung quanh cũng rất ít nên không thể chứa được túi độn có kích cỡ/thể tích lớn như bình thường. Do đó, trong những trường hợp này sẽ phải dùng túi độn có kích cỡ nhỏ hơn và việc điều chỉnh khoảng cách giữa hai bầu ngực sẽ càng khó khăn hơn.
Hình ảnh khe ngực trước và sau phẫu thuật
Hai ngực gần nhau tự nhiên
Hai ngực xa nhau tự nhiên
Medically reviewed by: Bác sĩ Tâm
Xem tiếp...