Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Hà Huy Công, người Nghệ An, tốt nghiệp sớm nửa năm với điểm GPA 4/4 cùng hai lần giành giải nhất Olympic Sinh viên toàn quốc - là trường hợp hiếm ở Sư phạm Hà Nội.
Công, 22 tuổi, là sinh viên lớp chất lượng cao, ngành Sư phạm Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hôm 5/2, em nhận quyết định công nhận tốt nghiệp sớm trong 3,5 năm với điểm trung bình học tập (GPA) tuyệt đối.
"Mình có chút tự hào vì bản thân đã không ngừng nỗ lực", Công nói.
Ngoài kết quả học tập, Công hai lần liên tiếp ẵm giải nhất cuộc thi Olympic Sinh học Sinh viên toàn quốc, một giải dành cho cá nhân có điểm lý thuyết cao nhất cuộc thi. Nam sinh cũng từng về nhì ở giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên cấp trường; đồng tác giả hai công trình nghiên cứu công bố tại hội nghị khoa học quốc gia và hội nghị Công nghệ Sinh học châu Á.
"Rất hiếm sinh viên đạt được thành tích như Công", đại diện Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết.
Hà Huy Công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Công là cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Có mẹ là giáo viên tiểu học, lại được truyền cảm hứng từ các thầy cô trong suốt những năm phổ thông, Công sớm xác định sẽ theo ngành Sư phạm. Công cũng nhận thấy nghề này phù hợp bởi bản thân "khá hiền và yêu trẻ con".
Với giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học trong hai năm liên tiếp, tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, Công được tuyển thẳng vào nhiều đại học nhưng vẫn quyết định chọn Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từng là học sinh chuyên, phải mày mò để tiếp cận kiến thức sâu rộng hơn trong sách giáo khoa, hỏi thầy cô mỗi khi có vướng mắc, Công nghĩ không gặp nhiều khó khăn khi vào đại học. Được tiếp xúc với một số thủ khoa khóa trên, trong đó có cựu học sinh chuyên Phan Bội Châu, nam sinh cũng đặt mục tiêu tương tự.
Thế nhưng, sau học kỳ đầu tiên, Công phải học online tới 3 kỳ do Covid-19. Việc không được gặp trực tiếp thầy cô, bạn bè khiến cậu cảm thấy khó khăn. Chưa kể, nhiều môn học thực hành chỉ được học qua mô phỏng.
Công phải tự cân bằng cảm xúc bằng thói quen nghe nhạc thường ngày. Nam sinh duy trì cách học của riêng mình. Với những môn đòi hỏi ghi nhớ nhiều, Công đọc và làm lại bài vào buổi tối, ngay hôm học bài đó trên lớp. Đến trước khi thi, Công ôn lại lần nữa.
Với các môn đòi hỏi tính toán, nam sinh tự tìm bài tập để làm thêm. Đặc biệt với các môn chuyên ngành liên quan đến Sinh học - môn khoa học thực nghiệm, Công làm thí nghiệm nhiều và quan sát các hiện tượng, hoạt động trong thực tiễn để hiểu bản chất.
Công (ngoài cùng, bên phải) cùng các bạn và giảng viên hướng dẫn nhận giải thưởng Khoa học và Công nghệ sinh viên cấp trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhờ học tốt tiếng Anh và duy trì đọc tin tức, tài liệu tiếng Anh hàng ngày, Công tiếp cận được nhiều tài liệu hay từ nước ngoài.
"Điều này giúp rất nhiều cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của mình", Công chia sẻ. Cũng nhờ đó, Công được tham gia chuyến trao đổi sinh viên tại Đại học Nữ Nara -Nhật Bản vào năm ngoái.
"Đó cũng là thời gian mình căng thẳng nhất bởi vừa phải làm đề tài nghiên cứu để báo cáo tại Nhật Bản, vừa học 10 môn ở trường, lại chuẩn bị cho kỳ thi Olympic Sinh học Sinh viên toàn quốc", Công nói. Nhiều hôm Công phải thức đến 2-3h sáng, có hôm phải xin nghỉ tiết học đầu của ngày hôm sau.
Từng dạy Công một số môn trên lớp và hướng dẫn Công làm đề tài nghiên cứu khoa học, TS Lê Thị Tươi, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ấn tượng với sự chỉn chu, cầu toàn của học trò.
Cô Tươi nhận xét Công luôn nghiêm túc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trên cả yêu cầu với bài vở trên lớp. Còn về nghiên cứu khoa học, nam sinh làm việc có kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt.
"Với sinh viên có ý định tốt nghiệp sớm như Công, lịch học rất dày nhưng bạn vẫn bố trí được thời gian lên phòng thí nghiệm. Ở bất kỳ công việc nào, bạn cũng làm hết khả năng của mình khiến thầy cô tiếp xúc luôn rất ấn tượng", cô Tươi chia sẻ.
Công (ở giữa hàng đầu) cùng học sinh khi thực tập tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Với đặc thù của sinh viên Sư phạm, Công có một đợt kiến tập hồi năm ba và một đợt thực tập vào năm cuối. Nam sinh chọn đến trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho các đợt này.
"Thực tập là khoảng thời gian thú vị và hữu ích với bất kỳ sinh viên nào", Công nói. Chàng trai nhớ kỷ niệm dạy học sinh lớp 10 ở lớp của thầy giáo cũ. Vì ra đề kiểm tra môn chuyên hơi khó, học sinh cũng chưa chịu học, điểm của lớp khá thấp. Định "mắng" học trò, nhưng thầy giáo thực tập không làm nổi vì 35 học sinh của lớp, "bạn nào cũng đáng yêu".
Ngay sau thời gian thực tập kỳ I năm cuối, Công bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp. Nhìn vào bảng điểm toàn A cùng GPA tuyệt đối, Công nói 4 năm đại học khá trọn vẹn và không có gì phải nuối tiếc.
"Sư phạm là ngành mình yêu thích nên mình đón nhận mọi thứ thoải mái và mọi thứ cũng diễn ra rất suôn sẻ", Công chia sẻ. Chàng trai Nghệ An mong được quay về trường THPT chuyên Phan Bội Châu để giảng dạy. Tương lai gần, Công dự định học cao hơn.
Dương Tâm
Xem tiếp...
Công, 22 tuổi, là sinh viên lớp chất lượng cao, ngành Sư phạm Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hôm 5/2, em nhận quyết định công nhận tốt nghiệp sớm trong 3,5 năm với điểm trung bình học tập (GPA) tuyệt đối.
"Mình có chút tự hào vì bản thân đã không ngừng nỗ lực", Công nói.
Ngoài kết quả học tập, Công hai lần liên tiếp ẵm giải nhất cuộc thi Olympic Sinh học Sinh viên toàn quốc, một giải dành cho cá nhân có điểm lý thuyết cao nhất cuộc thi. Nam sinh cũng từng về nhì ở giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên cấp trường; đồng tác giả hai công trình nghiên cứu công bố tại hội nghị khoa học quốc gia và hội nghị Công nghệ Sinh học châu Á.
"Rất hiếm sinh viên đạt được thành tích như Công", đại diện Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết.
Hà Huy Công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Công là cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Có mẹ là giáo viên tiểu học, lại được truyền cảm hứng từ các thầy cô trong suốt những năm phổ thông, Công sớm xác định sẽ theo ngành Sư phạm. Công cũng nhận thấy nghề này phù hợp bởi bản thân "khá hiền và yêu trẻ con".
Với giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học trong hai năm liên tiếp, tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế, Công được tuyển thẳng vào nhiều đại học nhưng vẫn quyết định chọn Đại học Sư phạm Hà Nội.
Từng là học sinh chuyên, phải mày mò để tiếp cận kiến thức sâu rộng hơn trong sách giáo khoa, hỏi thầy cô mỗi khi có vướng mắc, Công nghĩ không gặp nhiều khó khăn khi vào đại học. Được tiếp xúc với một số thủ khoa khóa trên, trong đó có cựu học sinh chuyên Phan Bội Châu, nam sinh cũng đặt mục tiêu tương tự.
Thế nhưng, sau học kỳ đầu tiên, Công phải học online tới 3 kỳ do Covid-19. Việc không được gặp trực tiếp thầy cô, bạn bè khiến cậu cảm thấy khó khăn. Chưa kể, nhiều môn học thực hành chỉ được học qua mô phỏng.
Công phải tự cân bằng cảm xúc bằng thói quen nghe nhạc thường ngày. Nam sinh duy trì cách học của riêng mình. Với những môn đòi hỏi ghi nhớ nhiều, Công đọc và làm lại bài vào buổi tối, ngay hôm học bài đó trên lớp. Đến trước khi thi, Công ôn lại lần nữa.
Với các môn đòi hỏi tính toán, nam sinh tự tìm bài tập để làm thêm. Đặc biệt với các môn chuyên ngành liên quan đến Sinh học - môn khoa học thực nghiệm, Công làm thí nghiệm nhiều và quan sát các hiện tượng, hoạt động trong thực tiễn để hiểu bản chất.
Công (ngoài cùng, bên phải) cùng các bạn và giảng viên hướng dẫn nhận giải thưởng Khoa học và Công nghệ sinh viên cấp trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhờ học tốt tiếng Anh và duy trì đọc tin tức, tài liệu tiếng Anh hàng ngày, Công tiếp cận được nhiều tài liệu hay từ nước ngoài.
"Điều này giúp rất nhiều cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của mình", Công chia sẻ. Cũng nhờ đó, Công được tham gia chuyến trao đổi sinh viên tại Đại học Nữ Nara -Nhật Bản vào năm ngoái.
"Đó cũng là thời gian mình căng thẳng nhất bởi vừa phải làm đề tài nghiên cứu để báo cáo tại Nhật Bản, vừa học 10 môn ở trường, lại chuẩn bị cho kỳ thi Olympic Sinh học Sinh viên toàn quốc", Công nói. Nhiều hôm Công phải thức đến 2-3h sáng, có hôm phải xin nghỉ tiết học đầu của ngày hôm sau.
Từng dạy Công một số môn trên lớp và hướng dẫn Công làm đề tài nghiên cứu khoa học, TS Lê Thị Tươi, giảng viên khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ấn tượng với sự chỉn chu, cầu toàn của học trò.
Cô Tươi nhận xét Công luôn nghiêm túc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao trên cả yêu cầu với bài vở trên lớp. Còn về nghiên cứu khoa học, nam sinh làm việc có kế hoạch và tuân thủ nghiêm ngặt.
"Với sinh viên có ý định tốt nghiệp sớm như Công, lịch học rất dày nhưng bạn vẫn bố trí được thời gian lên phòng thí nghiệm. Ở bất kỳ công việc nào, bạn cũng làm hết khả năng của mình khiến thầy cô tiếp xúc luôn rất ấn tượng", cô Tươi chia sẻ.
Công (ở giữa hàng đầu) cùng học sinh khi thực tập tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Với đặc thù của sinh viên Sư phạm, Công có một đợt kiến tập hồi năm ba và một đợt thực tập vào năm cuối. Nam sinh chọn đến trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội và chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An cho các đợt này.
"Thực tập là khoảng thời gian thú vị và hữu ích với bất kỳ sinh viên nào", Công nói. Chàng trai nhớ kỷ niệm dạy học sinh lớp 10 ở lớp của thầy giáo cũ. Vì ra đề kiểm tra môn chuyên hơi khó, học sinh cũng chưa chịu học, điểm của lớp khá thấp. Định "mắng" học trò, nhưng thầy giáo thực tập không làm nổi vì 35 học sinh của lớp, "bạn nào cũng đáng yêu".
Ngay sau thời gian thực tập kỳ I năm cuối, Công bảo vệ thành công đồ án tốt nghiệp. Nhìn vào bảng điểm toàn A cùng GPA tuyệt đối, Công nói 4 năm đại học khá trọn vẹn và không có gì phải nuối tiếc.
"Sư phạm là ngành mình yêu thích nên mình đón nhận mọi thứ thoải mái và mọi thứ cũng diễn ra rất suôn sẻ", Công chia sẻ. Chàng trai Nghệ An mong được quay về trường THPT chuyên Phan Bội Châu để giảng dạy. Tương lai gần, Công dự định học cao hơn.
Dương Tâm
Xem tiếp...