SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Nấm hậu môn (Candida): Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

BS Cần Thơ

Fan Cứng
Nhiễm nấm hậu môn là tình trạng bệnh lý thường gặp, do nấm Candida gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh không đảm bảo, thay đổi nội tiết tố, tạo điều kiện môi trường ẩm ướt cho nấm phát triển. Triệu chứng bệnh cũng rất đa dạng, có thể tái phát nhiều lần nếu điều trị và chăm sóc không đúng cách.

nấm hậu môn


Nấm hậu môn là gì?


Nấm hậu môn là tình trạng nhiễm trùng nấm men ở hậu môn và các vùng lân cận. Bệnh lý này do nấm Candida gây ra, nguyên nhân có thể do vệ sinh kém, thay đổi nội tiết tố hoặc khí hậu ẩm ướt. Nhiễm trùng có thể bắt đầu ở hậu môn, lan đến dương vật hoặc ngược lại, gây ngứa dữ dội, nổi mẩn đỏ và nóng rát. Ở những người khỏe mạnh, nhiễm nấm hậu môn thường được điều trị hiệu quả bằng cách dùng thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc theo toa.(1)

Làn da có sự cân bằng tự nhiên giữa nấm men và vi khuẩn. Vi khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm men trên da. Nếu tình trạng mất cân bằng xảy ra, Candida có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm nhập sâu xuống dưới bề mặt da, gây nhiễm trùng nấm men.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida hậu môn


Tương tự như nhiễm trùng nấm men ở nhiều vùng khác trên cơ thể, nhiễm trùng nấm hậu môn cũng do nấm Candida gây ra.(2)

Nấm là một phần hệ vi sinh vật sống tự nhiên trong và trên cơ thể con người. Nấm vô hại, đồng thời mang đến nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Tuy nhiên, nấm phát triển quá mức sẽ gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, chẳng hạn như bệnh nhiễm trùng nấm hậu môn.

Nấm men thích điều kiện ấm áp, ẩm ướt, vì vậy một số bộ phận của cơ thể như hậu môn, mông, dương vật, âm đạo… rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men cũng có thể liên quan đến các yếu tố như:

  • Sử dụng kháng sinh dẫn đến mất cân bằng các vi sinh vật này
  • Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao
  • Thay đổi nội tiết tố, ví dụ như khi mang thai, dùng thuốc tránh thai đường uống
  • Vệ sinh kém
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
nấm candida hậu môn
Nấm hậu môn lây lan sang những vùng da lân cận

Dấu hiệu bị nấm hậu môn


Triệu chứng đầu tiên của nhiễm nấm hậu môn là ngứa dữ dội, dai dẳng ở hậu môn hoặc vùng da xung quanh hậu môn. Các dấu hiệu đi kèm sau đó bao gồm

  • Đỏ hậu môn
  • Nóng rát hậu môn
  • Vùng da hậu môn trở nên nhạy cảm
  • Đau hậu môn
  • Hậu môn chảy máu hoặc dịch tiết
  • Nhiễm nấm hậu môn cũng có thể dễ dàng lây lan sang dương vật hoặc âm đạo, gây ra nhiều triệu chứng khác.
bị nấm ở hậu môn
Ngứa, đau rát và tiết dịch hậu môn do nhiễm nấm

Chẩn đoán bệnh nấm hậu môn


Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm hậu môn thông qua khám thực thể, hỏi về triệu chứng và xem xét vùng quanh hậu môn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thu thập mẫu xét nghiệm bằng cách sử dụng dụng cụ đè lưỡi hoặc dao mổ để cạo một phần da ở vùng quanh hậu môn. Mẫu da này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định nấm gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đặt mẫu vào môi trường nuôi cấy để xác định chính xác loại nấm gây bệnh.

Điều trị bệnh nấm hậu môn


Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị nhiễm nấm hậu môn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Đối với người có hệ thống miễn dịch suy yếu, quá trình điều trị thường khó khăn hơn người bình thường. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:

sub kênh tiêu hóa tâm anh

1. Phương pháp điều trị không kê đơn

  • Giữ khô hậu môn, không để hậu môn ẩm
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh gây kích ứng da hậu môn như xà bông, nước rửa phụ khoa
  • Phòng ngừa tiêu chảy, phân lỏng sẽ gây kích ứng da hậu môn

2. Phương pháp điều trị kê đơn


Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng kem hoặc thuốc mỡ (thành phần gồm kháng nấm và corticoid) để bôi lên vùng da bị tổn thương, thuốc uống kháng histamine thế hệ 1 để chống ngứa. Nếu hiệu quả không như mong đợi, người bệnh có thể dùng thuốc chống nấm đường uống. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nấm men ở mức độ nhẹ đến trung bình đều có thể được điều trị bằng một liều thuốc fluconazole.

Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc tái phát, người bệnh có thể sẽ cần sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc trong thời gian kéo dài như:

  • Sử dụng thuốc mỡ, kem hoặc thuốc đạn hàng ngày trong tối đa hai tuần, sau đó giảm tần suất còn 1 lần/ tuần, kéo dài trong vài tháng.
  • Sử dụng nhiều liều fluconazole, ibrexafungerp hoặc rezafungin.
  • Phối hợp thêm thuốc bôi Rocimus

3. Phương pháp điều trị tự nhiên


Bác sĩ cũng có thể chỉnh định người bệnh kết hợp sử dụng các phương pháp tự nhiên để hỗ trợ điều trị nấm hậu môn hiệu quả, có thể kể đến như:

  • Dầu cây trà: Dầu cây trà có thể giúp tăng cường điều trị nhiễm trùng nấm men, thường được chỉ định kết hợp với thuốc fluconazole để điều trị nhiễm trùng tái phát.
  • Dầu ô liu ozon hóa: Dầu ô liu ozon hóa cũng có thể là phương pháp điều trị tại chỗ hiệu quả đối với nhiễm trùng nấm men.
  • Tỏi và húng tây

Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị tự nhiên kể trên, người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc. Trong một số trường hợp, những phương pháp này có thể không đặc hiệu.

thuốc điều trị nấm hậu môn candida
Dùng thuốc để điều trị nấm hậu môn

Cách phòng ngừa nấm hậu môn


Nhiễm trùng nấm men hậu môn không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa hiệu quả, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí.
  • Rửa và lau khô cơ thể thật kỹ sau khi tắm
  • Thay quần áo khô sau khi tập thể dục hoặc bơi lội.
  • Tránh bôi các sản phẩm có mùi thơm, dễ gây kích ứng lên cơ thể, đặc biệt là vùng hậu môn
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, tránh thừa cân, béo phì
  • Bổ sung men vi sinh hàng ngày và ăn thực phẩm có chứa men vi sinh để phục hồi sự cân bằng của hệ vi sinh vật trên cơ thể
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và đường
phòng tránh nấm hậu môn
Tránh mặc quần áo chật và bí bách để hạn chế nguy cơ bị nấm hậu môn

Câu hỏi thường gặp nấm Candida


Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến nấm Candida, người bệnh có thể tham khảo để cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích:

1. Nhiễm nấm hậu môn kéo dài bao lâu?


Nhiễm nấm hậu môn có thể mất một thời gian để chữa khỏi. Sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống nấm, tình trạng nhiễm trùng sẽ bắt đầu khỏi trong vòng 1- 2 tuần. Nếu triệu chứng bệnh vẫn không cải thiện, người bệnh nên đi tái khám với bác sĩ để được chỉ định phương pháp tối ưu hơn.

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?


Đối với tình trạng nhiễm nấm hậu môn, người bệnh nên đi khám bác sĩ trong các trường hợp sau đây:

  • Lần đầu tiên gặp phải các triệu chứng bất thường ở hậu môn
  • Bị nhiễm nấm hậu môn thường xuyên hoặc tái phát
  • Các triệu chứng nhiễm nấm hậu môn kéo dài hơn một tuần

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) thuộc Hệ thống BVĐK Tâm Anh là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho người bệnh gặp các vấn đề về đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng.

Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Nội khoa và Ngoại khoa Tiêu hóa – Gan Mật Tụy – Hậu môn trực tràng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, các phương pháp ngoại khoa tiên tiến được áp dụng trong các lĩnh vực Nội soi và Phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, không để lại sẹo với các tên tuổi hàng đầu như TS.BS Đỗ Minh Hùng, TTƯT.TS.BS Phạm Hữu Tùng, BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, TS.BS Trần Thanh Bình, ThS.BS.CKII Trần Hiếu Nhân, BS.CKII Hồ Thị Bích Thủy, BS.CKI Đặng Lê Bích Ngọc; điều trị Gan Mật Tụy kỹ thuật hiện đại với TS.BS Phạm Công Khánh, BS.CKII Võ Ngọc Bích; thăm khám và tư vấn bệnh lý nội tiêu hóa với ThS.BS.CKII Lê Thanh Quỳnh Ngân, BS.CKI Huỳnh Văn Trung, BS.CKI Hoàng Đình Thành, ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc Bích, ThS.BS.CKI Đoàn Hoàng Long; phẫu thuật trong điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng như ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, ThS.BS Ngô Hoàng Kiến Tâm, ThS.BS Nguyễn Thanh Biên…

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp cũng dẫn đầu với các kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật nội soi ổ bụng với các tên tuổi chuyên gia như TTƯT.PGS.TS Triệu Triều Dương, ThS.BS.CKII Nguyễn Văn Trường, ThS.BS Lê Văn Lượng… Các chuyên gia thuộc lĩnh vực nội soi tiêu hóa tiêu biểu như TS.BS Vũ Trường Khanh, BSNT Đào Trần Tiến, BSNT Hoàng Nam, BS.CKII Bùi Quang Thạch…

Ngoài ra, bệnh viện còn được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng quan các thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm nấm hậu môn, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý và phương pháp chẩn đoán, điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Xem tiếp...
 
Top Bottom