Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Hiện nay, có rất nhiều người dân vẫn còn băn khoăn về quy định, mức phạt liên quan đến xe chính chủ. Liệu khi người dân tham gia giao thông bằng phương tiện mượn của người thân, bạn bè có bị phạt vi phạm hành chính?
Mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2024
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi "không làm thủ tục đăng ký sang tên xe" hay được nhiều người hiểu là lỗi "xe không chính chủ". Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người dân khi mua xe, cho hoặc biếu tặng người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe.
Trong trường hợp, người dân không sang tên, đổi chủ phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:
+ Đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức.
+ Đối với chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng khi người vi phạm là cá nhân và từ 4-8 triệu đồng đối với tổ chức.
Đi xe của người thân có bị phạt không 2024?
Theo đại diện Bộ Công an, không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Bạn trai mượn xe bạn gái đi chơi hay trong một gia đình, vợ mượn xe chồng, con cái đi xe của bố mẹ đều bình thường, chỉ cần khi đi phải cầm theo đăng ký xe. Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì bắt buộc phải sang tên theo đúng quy định nếu không sẽ bị xử phạt,
Ngoài ra, CSGT không được dừng phương tiện để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông. Ví dụ, quá trình xử lý hành vi vượt đèn đỏ, đi đường không đội mũ bảo hiểm…CSGT phát hiện phương tiện vi phạm đã được mua bán nhiều lần nhưng chưa sang tên, lúc này chủ phương tiện sẽ bị phạt thêm lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:
- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
+ Giấy phép lái xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);
+ Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung:
+ Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông;
+ Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;
- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ
Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;
- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Xem tiếp...
Mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2024
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi "không làm thủ tục đăng ký sang tên xe" hay được nhiều người hiểu là lỗi "xe không chính chủ". Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người dân khi mua xe, cho hoặc biếu tặng người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe.
Trong trường hợp, người dân không sang tên, đổi chủ phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định Nghị định 100/2019/NĐ-CP, như sau:
Mức phạt lỗi xe không chính chủ năm 2024
+ Đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng đối với cá nhân và từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với tổ chức.
+ Đối với chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản sẽ bị phạt tiền từ 2-4 triệu đồng khi người vi phạm là cá nhân và từ 4-8 triệu đồng đối với tổ chức.
Đi xe của người thân có bị phạt không 2024?
Theo đại diện Bộ Công an, không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Bạn trai mượn xe bạn gái đi chơi hay trong một gia đình, vợ mượn xe chồng, con cái đi xe của bố mẹ đều bình thường, chỉ cần khi đi phải cầm theo đăng ký xe. Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì bắt buộc phải sang tên theo đúng quy định nếu không sẽ bị xử phạt,
Ngoài ra, CSGT không được dừng phương tiện để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông. Ví dụ, quá trình xử lý hành vi vượt đèn đỏ, đi đường không đội mũ bảo hiểm…CSGT phát hiện phương tiện vi phạm đã được mua bán nhiều lần nhưng chưa sang tên, lúc này chủ phương tiện sẽ bị phạt thêm lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những gì?
Khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những gì?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:
- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
+ Giấy phép lái xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);
+ Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
+ Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.
Khi các cơ sở dữ liệu đã kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử, xác định được các thông tin về tình trạng của giấy tờ thì việc kiểm soát thông qua kiểm tra, đối chiếu thông tin của các giấy tờ đó trong tài khoản định danh điện tử có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ;
- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung:
+ Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông;
+ Điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng theo quy định;
- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vận tải đường bộ
Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hoá, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ;
- Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Xem tiếp...