MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
687K

Mực in Plastisol là gì? Ưu nhược điểm của mực Plastisol trong in ấn

Lê Hoài Thương

Tích Cực
Hiện nay, để tăng thêm chất lượng cho hình ảnh in trên các chất liệu, nhiều nhà sản xuất cho đã cho ra đời các loại mực in cao cấp. Và một trong số những loại mực in thông dụng phải kế đến là mực in Plastisol. Đây là một loại mực khá thân thiện với người tiêu dùng, nên hiện nay độ an toàn của nó được xếp ở mức cao. Để hiểu rõ hơn về mực in Plastisol là gì? Xưởng In Lụa Hải Triều sẽ giới thiệu chi tiết đến bạn đọc, những thông tin hữu ích liên quan đến loại mực in này nhé.


muc in lua plastisol 1


1. Mực in plastisol là gì?​


Mực plastisol là loại mực được dùng trong các phương pháp in ấn hiện đại như: in lụa hoặc in chuyển nhiệt. Mực dùng để in hình ảnh lên các chất liệu khác nhau, nhằm giúp cho sản phẩm được tạo ra có độ chính xác cao nhất. Mực đạt hiệu quả cao khi được in trên vải. Để mực được khô sau mỗi lần in, sản phẩm cần được sấy ở nhiệt độ từ 130 độ C cho đến 160 độ C. Mực in plastisol không tan trong nước.

muc in plastisol la gi


Mực plastisol là một loại mực có gốc dầu, nhưng lại có mùi dầu nhẹ hơn các loại mực gốc dầu khác. Mực có thành phần chính là PVC và chất làm dẻo. Mực plastisol thường được dùng để in trên các loại vải có chất liệu như: Vải denim, vải cotton 100%, vải spandex, vải cotton CVC. Ngoài ra, khi sử dụng loại mực này, có thể thực hiện một số hiệu ứng đặc biệt khi in như: Glitter, Foil, Clear gel, Flat print, Metallic.

2. Đặc điểm mực plastisol​


Chất liệu tuy là một loại mực cao cấp và được sử dụng khá phổ biến, nhưng vẫn có một số ưu điểm, nhược điểm nhất định.

a. Ưu điểm​

  • In được nhiều bề mặt khác nhau: Đối với mưc plastisol, việc in hình ảnh không chỉ được in trên vải, mà chất liệu còn in được trên nhiều bề mặt khác nữa, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng in khá tốt.
  • Tạo ra sản phẩm có bề mặt đẹp: Các sản phẩm hoàn thiện sử dụng loại mực này có bề mặt rất đẹp, sắc sảo, bóng bẩy và có vẻ đẹp tự nhiên.

uu diem cua muc in plastisol


  • Có độ bền cao: Sau khi in, hình ảnh có độ bám khá tốt. Nên những vật liệu sử dụng loại mực này có thể bền lâu với thời gian, và có thể sử dụng được trong một thời gian dài nhưng không hề bị bong tróc hay nổ hình ảnh.
  • Tạo được nhiều hiệu ứng: Vì mực không khô ngay lập tức, nên có thể tạo được nhiều hiệu ứng khác nhau trên hình ảnh. Trong quá trình làm khô ảnh, thợ in có thể tạo được nhiều kiểu hơn, nhờ vào độ ướt của mực. Nên đây là một ưu điểm khá nổi bật của mực in plastisol.
  • Không làm tắc lưới: Nhưng loại mực gốc dầu khác khi sử dụng sẽ rất nhanh khô. Riêng đối với mực in plastisol, thì trong quá trình mực không bị khô nếu như không được sấy, nên nó sẽ không làm tắc lưới in.
  • Không chứa chì: Trong loại mực in này, không có chì, nên rất an toàn đối với người sử dụng. Đối với những người có làn da nhạy cảm, đặc biệt với em bé, thì mực plastisol không gây ảnh hưởng, làm tổn thương đến nhưng loại da yếu ớt này.
  • Có thể in trong mọi điều kiện thời tiết: Không nhất thiết thời tiết phải quá nóng, hay quá lạnh thì mực plastisol mới phát huy được công dụng. Trong bất kỳ thời điểm nào trong năm, loại mực này vẫn đáp ứng tốt cho công việc. Nên những người thợ thực hiện công việc chọn loại mực này nhiều hơn, cũng vì lý do này.

dac diem muc in plastisol


  • Hòa trộn nhiều màu mực khác nhau: Đối với loại mực đặc biệt này, để có một màu mực đúng theo ý đồ thiết kế, bạn có thể hòa lẫn những màu sắc cơ bản để tạo ra được một màu sắc hoàn toàn mới. Mặc dù các màu được trộn lẫn lại với nhau, nhưng tính chất và đặc điểm của mực vẫn không hề thay đổi.

b. Nhược điểm​

  • Có mùi nồng: Mặc dù mực không có nhiều mùi dầu như những loại mực khác, nhưng nhiều người vẫn cho rằng mực có mùi nồng khá khó chịu. Vì vậy, những ai bị các bệnh về đường hô hấp, cần đeo khẩu trang khi sử dụng mực.
  • Mực không thể tự khô: Đây vừa là một ưu điểm, nhưng cũng là một nhược điểm. Khi mực cần có quá trình sấy mới có thể khô được, đồng thời đã kéo khoảng thời gian làm việc ra dài hơn, giảm đi năng suất của công việc đang tiến hành.
  • Mực có độ dính cao: Khi in, vì mực bám khá nhạy, nên mực chảy trên vật liệu dường như không được đều. Đây là một nhược điểm làm cho sản phẩm hoàn thiện bị giảm đi tính thẩm mỹ vốn có.

nhuoc diem cua muc in plastisol


  • Tạo ra cảm giác nặng nề: Các sản phẩm sau khi in vì bám mực quá nhiều, nên hình ảnh bị cộm dày, tạo ra cảm giác nặng nề cho người sử dụng.
  • Giá thành cao: Đươc đánh giá là một trong những loại mực tốt nhất, nên mực có giá thành khá cao. Nhưng để đảm bảo các sản phẩm được sử dụng trong một thời gian dài, thì nên chọn mực in plastisol để tăng đồ bền cho sản phẩm.

3. Một số lưu ý khi sử dụng mực in plastisol​

  • Chịu nhiệt khá kém: Chất liệu dễ bị nóng chảy khi gặp nhiệt độ cao, chính vì vậy không ủi áo hoặc phơi trang phục có sử dụng mực plastisol dưới nhiệt độ quá cao. Trời nắng nóng sẽ làm cho các hình in dễ bị hỏng và bong tróc.
  • Không in lên thủy tinh hoặc kim loại: Mực đạt hiệu quả cao nhất khi được in trên các loại vải. Tuy nhiên, đối với các bề mặt như kim loại hay thủy tinh, mực sẽ không phát huy tác dụng.
  • Không in được trên đường nối chỉ: Tại các đường chỉ may trên áo, khi in hình ảnh, mực sẽ dễ bị bó lại. Vì vậy, chỉ nên in mực trên bề mặt phẳng, không gấp khúc để tăng độ thẩm mỹ cho trang phục.
  • Kém thoáng khí: Khi in hình ảnh sử dụng mực plastisol, những nơi có mực sẽ làm cho áo bị kém thoáng khí. Chính vì vậy, để đảm bảo được độ thông thoáng cho trang phục, bạn cần cân nhắc vấn đề này trước khi in.

4. So sánh giữa mực in plastisol và mực in gốc nước​

a. Giống nhau​


Mực in plastisol và mực in gốc nước đều có thể được dùng để in trên vải. Cả hai đều cho ra chất lượng sản phẩm sắc nét và có độ chính xác cao. Cả hai loại mực đều khá thân thiện với người sử dụng, khi không gây ra các phản ứng gây ảnh hưởng cho làn da.

b. Khác nhau​


Thành phần cấu tạo

  • Mực in gốc nước: Được tạo thành từ nước và các nhiều chất phụ gia khác như Acrylic, bột màu và các chất tổng hợp. Mực in gốc nước không chứa dầu.
  • Mực in plastisol: Là loại mực gốc dầu nhẹ, và được chế biến từ dầu mỏ.

Đặc điểm

  • Mực in gốc nước: Có thể tan trong nước, nhanh khô khi in và không có độ bóng. Mực nước không mềm dẻo, và độ bám dính không cao. Sau khi in không cần phải xử lý nhiệt. Mực nước không có dầu nên không bị hôi dầu. Mực chỉ phát huy tốt khi được in trên nền vải trắng hoặc sáng màu.
  • Mực in plastisol: Mực không tan được trong nước. Mực sẽ không thể khô nếu như không trải qua quá trình xử lý nhiệt. Mực gốc dầu mềm dẻo và có độ bám dính cao hơn. Vì mực được chế tạo từ dầu mỏ, nên khi sử dụng, ta sẽ ngửi thấy mùi dầu bốc lên. Mực có thể in được trên vải màu mà không làm xấu hình ảnh in.

Sản phầm hoàn thiện

  • Mực in gốc nước: Các sản phẩm được in bằng mực nước sẽ có hình ảnh siêu mềm, nhưng có thời gian sử dụng ngắn. Sản phẩm sau khi in khoảng vài tháng sẽ dễ bị hỏng, do có độ bám dính không cao. Bản in tuy mềm mại nhưng lại không sáng, và màu sắc cũng không chính xác bằng mực gốc dầu. Sau khi in, sản phẩm có độ thoáng khí cao hơn, vì lớp mực in không bao phủ toàn bộ bề mặt của vải.

so sanh muc in plastisol va muc in goc nuoc


  • Mực in plastisol: Các sản phẩm in loại mực này sẽ có độ dày lớn hơn. Hình ảnh sẽ cứng hơn, nhưng bù lại chúng sẽ sáng hơn và có độ bền cao hơn nhiều so với mực nước. Màu sắc được in bằng loại mực này sẽ giúp hình ảnh được sống động hơn. Và cũng như tạo ra được màu sắc chính xác cao hơn. Tuy nhiên, sau khi in, lớp nhựa phủ trên áo sẽ khiến cho chúng có độ thoáng khi thấp hơn, dễ gây ra cảm giác nóng nực cho người mặc.

Vệ sinh

  • Mực in gốc nước: Sau khi hoàn thành công việc, lưới in có thể được làm sạch bằng nước.
  • Mực in Plastisol: Cần phải có chất tẩy rửa gốc dầu thì lưới in mới có thể được làm sạch. Vì mực không tan trong nước, nên cần phải có chất tẩy rửa thì mới có thể làm sạch được.

Xem thêm: Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay

Mực in plastisol hiện nay đang là một loại mực khá được ưa chuộng, và sử dụng nhiều tại các xưởng in. Để sản phẩm luôn đạt chất lượng cao, cũng như đảm bảo được nhu cầu sử dụng của khách hàng, thì mực plastisol luôn được ưu tiên cho việc in ấn. Và qua sự so sánh giữa hai loại mực in, chúng ta cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về công dụng của mực plastisol. Từ đó có thể ứng dụng vào thực tiễn, và tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao hơn.


Có thể bạn quan tâm:


tieu chuan phuong phap danh gia do ben mau vai


theu vi tinh la gi 1

Xem tiếp...
 
Top Bottom