Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Ý nghĩa của múa lân
Múa lân là hình thức nghệ thuật biểu diễn kết hợp võ. Đây là một loại hình biểu diễn phổ biến thường gặp ở các dịp khai trương, Tết, lễ hội, Trung thu, cưới hỏi... Theo truyền thuyết, múa kỳ lân Trung thu có nguồn gốc từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự kỳ lân để bảo vệ dân làng.
Trước đây lân là một con vật hung dữ tới phá hoại dân làng, đặc biệt dịp trăng sáng Trung thu. Phật Di lặc đã hóa thân thành ông Địa bụng phệ, tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sơ xuống cho lân ăn cỏ linh chi. Nhờ đó mà lân bị thu phục, người dân không còn cảnh hoảng sợ kinh khiếp vì bị lân ăn thịt phá phách nữa. Từ đó lân cũng trở thành loại thần thú hiền lành, chỉ ăn thực vật không gây hại.
Múa lân dịp Trung thu là để tưởng nhớ công ơn Phật Di Lặc và ăn mừng lân đã bị thu phục, vận hạn qua đi, phước lành tới. Thế nên trong múa lân thì không thể thiếu hình ảnh ông Địa đầu hói, bụng phệ, trên tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sỡ, đeo mặt nạ cười toe toét thường đi theo đùa giỡn với lân và những người xem múa. Đoàn múa lân thường có thêm thần thú sư tử và rồng, là những linh vật thiêng liêng trong văn hóa tâm linh.
Múa lân mang ý nghĩa đem theo may mắn, phước lành, ấm no đến mọi nơi. Mỗi nơi Lân xuất hiện thì đất đai đều trở nên màu mỡ, người dân hạnh phúc, tà ma bị loại trừ.
Những dịp múa lân đặc trưng
Múa lân lúc đầu là một loại hình dịp Tết trung thu xua đuổi tà ma đón mùa mang bội thu. Nhưng sau đó múa lân được cho là mang lại may mắn và có không khí lễ hội vui vẻ, giúp thu hút sự chú ý nên múa lân được dùng trong cưới hỏi, khai trương như đuổi vận xui và mang tới lời cầu chúc may mắn, thuận lợi...
Về sau múa lân trở thành một loại hình biểu diễn nghệ thuật có tính nghệ thuật cao nên thường diễn ra thêm vào dịp lễ hội văn hóa.
Múa lân thể hiện niềm vui và mang ý nghãi tâm linh sâu sắc nên đã trở thành nghi lễ quan trọng trong những ngày lễ truyền thống.
Múa lân sau đó còn được nhiều gia đình sử dụng để xua đuổi tà ma, chào mừng nhà mới, thanh tẩy không gian sống...
Bởi vậy ngày nay bất cứ dịp gì cần sự vui vẻ, xua đuổi tà khí, cầu mong may mắn, phúc lộc dồi dào thì đều có thể biểu diễn múa lân.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Xem tiếp...
Múa lân là hình thức nghệ thuật biểu diễn kết hợp võ. Đây là một loại hình biểu diễn phổ biến thường gặp ở các dịp khai trương, Tết, lễ hội, Trung thu, cưới hỏi... Theo truyền thuyết, múa kỳ lân Trung thu có nguồn gốc từ sự tích Phật Di Lặc hạ trần chế ngự kỳ lân để bảo vệ dân làng.
Trước đây lân là một con vật hung dữ tới phá hoại dân làng, đặc biệt dịp trăng sáng Trung thu. Phật Di lặc đã hóa thân thành ông Địa bụng phệ, tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sơ xuống cho lân ăn cỏ linh chi. Nhờ đó mà lân bị thu phục, người dân không còn cảnh hoảng sợ kinh khiếp vì bị lân ăn thịt phá phách nữa. Từ đó lân cũng trở thành loại thần thú hiền lành, chỉ ăn thực vật không gây hại.
Múa lân mang lại không khí lễ hội, xua đuổi tà khí rước vận may
Múa lân dịp Trung thu là để tưởng nhớ công ơn Phật Di Lặc và ăn mừng lân đã bị thu phục, vận hạn qua đi, phước lành tới. Thế nên trong múa lân thì không thể thiếu hình ảnh ông Địa đầu hói, bụng phệ, trên tay cầm quạt mo, mặc áo sặc sỡ, đeo mặt nạ cười toe toét thường đi theo đùa giỡn với lân và những người xem múa. Đoàn múa lân thường có thêm thần thú sư tử và rồng, là những linh vật thiêng liêng trong văn hóa tâm linh.
Múa lân mang ý nghĩa đem theo may mắn, phước lành, ấm no đến mọi nơi. Mỗi nơi Lân xuất hiện thì đất đai đều trở nên màu mỡ, người dân hạnh phúc, tà ma bị loại trừ.
Những dịp múa lân đặc trưng
Múa lân lúc đầu là một loại hình dịp Tết trung thu xua đuổi tà ma đón mùa mang bội thu. Nhưng sau đó múa lân được cho là mang lại may mắn và có không khí lễ hội vui vẻ, giúp thu hút sự chú ý nên múa lân được dùng trong cưới hỏi, khai trương như đuổi vận xui và mang tới lời cầu chúc may mắn, thuận lợi...
Về sau múa lân trở thành một loại hình biểu diễn nghệ thuật có tính nghệ thuật cao nên thường diễn ra thêm vào dịp lễ hội văn hóa.
Múa lân thể hiện niềm vui và mang ý nghãi tâm linh sâu sắc nên đã trở thành nghi lễ quan trọng trong những ngày lễ truyền thống.
Múa lân sau đó còn được nhiều gia đình sử dụng để xua đuổi tà ma, chào mừng nhà mới, thanh tẩy không gian sống...
Bởi vậy ngày nay bất cứ dịp gì cần sự vui vẻ, xua đuổi tà khí, cầu mong may mắn, phúc lộc dồi dào thì đều có thể biểu diễn múa lân.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Xem tiếp...