1. MỤN TRÊN TRÁN
Khi nào bạn bắt đầu phát hiện vùng trán, phía gần chân tóc xuất hiện nhiều nốt mụn đó có thể là do ăn uống không điều độ, hoặc nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo hay thức ăn nhanh. Lúc này, bạn nên cân nhắc chế độ ăn uống của mình để giảm mụn và bảo vệ sức khoẻ.
Ngoài ra, bạn cũng nên điều trị mụn bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm thiểu uống các loại sữa chứa nhiều chất béo và thay bằng sữa cung cấp đạm từ thực vật như sữa đậu nành, đậu xanh,… Ngoài ra, da đầu bị gàu hay dầu quá mức cũng khiến khu vực phía trên trán, gần với chân tóc bị mụn. Đến bác sĩ da liễu để xin lời khuyên và chọn cho mình dầu gội phù hợp nhé!
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc xem mình có bị stress không và điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi của bản thân.
2. MỤN Ở MŨI
Mũi là vùng chữ T đổ dầu nhiều nên việc lên mụn là thường gặp, đặc biệt là mụn cám và đầu đen. Tuy nhiên, nếu ở khu vực này, bạn thường xuyên thấy mụn bọc hay mụn mủ thì hãy cẩn thận, vì đó là dấu hiệu tim bạn đang không được khỏe, có thể là do vấn đề huyết áp. Một nguyên nhân khác phổ biến hơn là stress.
Hãy ghi nhớ việc tập thể dục thể thao hằng ngày, vì đây là một cách hay để điều trị mụn hiệu quả, vừa giúp tim khỏe mạnh, dẻo dai, vừa giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress hiệu quả.
3. TAI
Nếu bạn bị mọc mụn ở hai bên lỗ tai, đó là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang hoạt động không tốt. Và bạn đang không cung cấp đủ nước để thận giúp bạn thải độc tố vì vậy cách tốt nhất để điều trị mụn đó là uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy bắt đầu tránh xa các loại thức ăn không tốt với thân như các chất cồn hay các loại thức ăn chưa nhiều kali đi nhé.
4. MỤN Ở 2 BÊN MÁ
Nổi mụn nhiều hai bên má là do phổi. Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ dễ bị mọc mụn ở khu vực này. Ngoài ra sống trong môi trường nhiều khói xe, bụi bẩn cũng là nguyên nhân chính gây mụn trên má. Đừng bao giờ ra đường, tiếp xúc với khói bụi mà không trang bị cho mình 1 chiếc khẩu trang.
Thường xuyên vệ sinh các vật dụng hay tiếp xúc với phần má như điện thoại di động, gối ngủ, khăn mặt, khẩu trang giúp hạn chế các vi khuẩn gây mụn.
5. MỤN MỌC Ở CẰM
Các bạn gái thường thấy mụn xuất hiện ở cằm một vài ngày mỗi tháng trước hoặc sau kì kinh nguyệt thì đây là tình trạng bình thường. Trong giai đoạn này, hormone và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ tăng cao nên làm xuất hiện vài nốt mụn nhỏ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì cơ thể bạn đang bị mất cân bằng hormone do ăn uống không đúng cách hoặc đang chịu nhiều áp lực. Hoặc bạn ít khi quan tâm hay vệ sinh đúng cách khu vực này sau khi trang điểm hay lúc rửa mặt. Để khắc phục tình trạng này thì ngoài việc sinh hoạt điều độ, bạn nên vệ sinh kĩ hơn vùng cằm, khi bị mụn thì tuyệt đối không dùng tay cậy hay nặn mụn tùy tiện.
6. MỤN LƯNG VÀ CÁNH TAY
Sự thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực này. Nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, đây cũng là yếu tố quan trọng làm nên vẻ ngoài và tính cách đặc trưng của phái nữ. Mất cân bằng nội tiết tố gây nhiều hậu quả không chỉ với thần kinh, chu kì kinh nguyêt, khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng nhiều đến da như gây sạm da, mụn nổi ở lưng, cánh tay và những vùng kín.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung chế phẩm từ đậu nành ăn các loại rau củ giàu vitamin A,E… Bên cạnh đó, luôn giữ vệ sinh quần áo khi mặc chính là những cách tốt nhất để lưng được mịn màng không bị mụn.
Tất nhiên, nếu gặp các vấn đề về mụn kể trên, hãy đến ngay bác sĩ tại Lux Beauty để được khám và tư vấn miễn phí nhé.
Xem tiếp...