SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
332K

Một số lưu ý cần biết khi Bệnh nhân được đặt stent JJ? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

BS Cần Thơ

Fan Cứng

I. Stent JJ là gì?​

  • JJ stent là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Niệu quản là ống tự nhiên dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang.
  • Chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm. Có nhiều kiểu stent, và một số những khác biệt giữa chúng giúp các stent có thể đem lại những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng.

II. Tại sao phải đặt stent JJ?​


Có nhiều trường hợp cần phải đặt JJ stent.

  • Stent JJ giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang ngay cả khi ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn do bất kỳ nguyên nhân nào. Bằng cách này, thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn, đồng thời tránh những cơn đau quặn dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt. Nguy cơ nhiễm trùng cũng giảm đáng kể.
  • Stent còn bảo vệ niệu quản, giúp niệu quản lành vết thương ngay cả khi đã bị thương tổn. Nếu không đặt stent khi niệu quản bị tổn thương vì một lý do nào đó, lúc vết thương lành, niệu quản có thể bị chít hẹp. Đặt stent đề phòng được điều này, giúp niệu quản phục hồi lại chức năng hoạt động bình thường về sau.
  • Trong một số trường hợp, đặt stent vì nó có thể giúp niệu quản dãn rộng ra sau một thời gian. Việc này quan trọng khi cần đưa dụng cụ thông qua lòng niệu quản hoặc khi lấy sỏi. Đặt stent giúp các tiếp cận vào niệu quản sau này dễ thành công hơn.

III. Chỉ Định đặt Stent JJ.​


Đặt stent JJ khi có tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận. Các nguyên nhân điển hình gây tắc nghẽn là:

  • Sỏi niệu quản: Sỏi thường được hình thành ở thận, sau đó di chuyển xuống niệu quản và gây tắc nghẽn. Nhiều sỏi có thể tự thoát ra ngoài theo đường tiểu, nhưng một số khác bị kẹt lại, gây ra tắc nghẽn cần được giải quyết. Khi tắc nghẽn đi kèm với biến chứng nhiễm trùng thì cần phải khẩn trương giải quyết
  • Stent sau phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật, stent thường được đặt để giảm thiểu phù nề ở niệu quản, dự phòng nguy cơ tắc nghẽn hoặc đau. Cũng thường đặt stent sau khi tán sỏi ở thận hoặc niệu quản để giúp các sỏi vụn thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Chít hẹp: Chít hẹp có thể do sẹo gây hẹp và tắc nghẽn lòng niệu quản
  • U bướu: Cả bướu lành lẫn u ác tính đều có thể gây tắc nghẽn lòng niệu quản, cần phải đặt stent để giải quyết tắc nghẽn ở thận. Stent được đặt để giúp cải thiện chức năng thận trước khi thực hiện các biện pháp điều trị khác như hóa trị hoặc phẫu thuật triệt để cắt bỏ khối u. Trong một số bệnh lý khác như bệnh Ormond (xơ cứng khoang sau phúc mạc), stent giúp dẫn lưu thận trong lúc điều trị nội khoa giảm bớt tình trạng sưng phù đã gây tắc nghẽn trước đó.
  • Tổn thương niệu quản: Tổn thương có thể xảy ra khi nội soi niệu quản, đặc biệt trong những trường hợp điều trị sỏi hoặc thực hiện sinh thiết, khi phẫu thuật ở ruột, khi thực hiện các thủ thuật sản phụ khoa, hoặc khi có các tổn thương trực tiếp đến niệu quản do vết thương xuyên thấu. Các tình huống kể trên sẽ dẫn đến phù nề như một đáp ứng sau tổn thương, và hậu quả sẽ là tắc nghẽn. Nếu có vết rách rất nhỏ ở niệu quản, stent JJ có thể giúp lành vết thương chung quanh nó, dù rằng trong một số trường hợp vẫn phải cần đến mổ hở để sửa chữa lại.

IV. Những bất tiện của việc đặt JJ stent?​

  • Không thể dự báo được các tác dụng phụ của việc đặt stent sẽ xảy ra đối với bệnh nhân nào. Một số người dung nạp stent dễ dàng. Số khác lại gặp các vấn đề như sẽ mô tả sau đây.
  • Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent. Một số bệnh nhân khác lại cho biết các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian stent hiện diện trong cơ thể họ.
  • Stent JJ có thể gây tiểu máu ở nhiều thời điểm khác nhau. Thông thường, vận động thể lực khiến stent di chuyển trong cơ thể và nước tiểu có thể có máu. Người bệnh cảm thấy đau ở vùng hông lưng, vùng bàng quang, vùng bẹn, dương vật ở nam hoặc niệu đạo ở nữ, đôi khi đau lan xuống hai tinh hoàn.
  • Stent có thể gây kích thích bàng quang và khiến bệnh nhân phải đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả nhu cầu phải thức dậy ban đêm để đi tiểu. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc. Stent hiếm khi gây són tiểu ở phụ nữ.

Các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi rút stent.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn


Xem tiếp...
 
Top Bottom