SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
334K

Mổ tim từ đường ngực trái tiếp cận mạch máu tim

Ngọc Khuê

Tích Cực
Bệnh nhân có đường mở khí quản gần xương ức nên không thể mổ tim theo cách thông thường, bác sĩ phải mở đường ngực bên trái để tiếp cận mạch máu tim.

mổ đường ngực trái


Ngày 26/5, ông Trung (63 tuổi, Q. 2 TP HCM) tỉnh táo, thở đều và không còn đau ngực, chỉ hai ngày sau ca mổ bắc cầu mạch vành phức tạp. Người đàn ông không thể thở, không thể nói qua đường mũi, miệng hơn 10 năm qua tưởng như không thể chiến thắng cơn tắc hẹp mạch vành nghiêm trọng. Nhưng nhờ gặp êkip bác sĩ giỏi, ông được áp dụng kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn và phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP), giúp giảm đau và hồi phục nhanh như những bệnh nhân không có bệnh nền nặng.

Ông Trung có tiền căn ung thư tuyến giáp, ung thư thanh quản đã cắt trọn và xạ trị hơn 10 năm nay. Suốt thời gian đó, ông phải thở qua một lỗ mở khí quản ở ngay phần dưới cổ, cách bờ trên xương ức 2cm. Ông cũng không thể nói bình thường mà phải dùng dụng cụ đặc biệt giúp phát ra âm thanh.

Từ đầu tháng 5/2023, ông Trung bắt đầu có triệu chứng đau nặng ngực, khó thở khi gắng sức. Thăm khám tại bệnh viện Tâm Anh, bác sĩ nghi ngờ ông bị bệnh lý tim mạch nên chỉ định chụp mạch vành. Kết quả cho thấy hai nhánh mạch máu lớn nuôi tim (động mạch liên thất trước và động mạch vành phải) tắc hoàn toàn, nhánh còn lại (động mạch mũ) hẹp tới 80%. Không chỉ vậy, chức năng tim cũng bị ảnh hưởng gây suy tim.

Cuộc hội chẩn liên chuyên khoa Nội tim mạch – Ngoại tim mạch – Can thiệp mạch diễn ra. Các bác sĩ thống nhất trường hợp này không thể nong mạch đặt stent do bệnh nhân tắc hẹp nhiều nhánh, lại mở khí quản và có nhiều bệnh lý nặng như K giáp, suy giáp, đái tháo đường, suy tim… đi kèm. Do đó, phương pháp điều trị phù hợp nhất là phẫu thuật bắc cầu.

ThS.BS.CKII Hồ Thị Xuân Nga, bác sĩ khoa Gây mê hồi sức BVĐK Tâm Anh TP HCM cho hay, vùng da cổ của bệnh nhân rất dày, đòi hỏi bác sĩ gây mê phải dùng sức để đâm kim khâu ống thở xuyên qua da. Nếu đâm không kim không chuẩn xác, kim sẽ bị sút trong lúc mổ. Bên cạnh đó, lỗ thở nằm ngay giữa cổ nên không thể đặt catheter CVP (ống thông tĩnh mạch trung tâm) ở vị trí bình thường. Một thách thức nữa là phải gây mê đặt nội khí quản sao cho hạn chế nở phổi bên trái, tạo điều kiện cho phẫu thuật viên thao tác ở lồng ngực trái dễ dàng. Để làm được tất cả những điều này, đòi hỏi bác sĩ gây mê dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn vững khi xử lý các ca mổ khó.

TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, một ca phẫu thuật bắc cầu mạch vành thường không quá phức tạp. Nhưng ông Trung có bệnh cảnh đặc biệt với nhiều bệnh nền nặng, lại mở khí quản gần ngay xương ức. Nếu rạch đường mổ dọc xương ức như những ca mổ tim thông thường sẽ dễ gây viêm xương ức, thậm chí nhiễm trùng trung thất dẫn đến tử vong. Vì vậy trong tình huống này, êkip tiếp cận tim bằng đường mổ từ ngực bên trái.

Đây là kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn (không mở xương ức, không làm liệt tim) rất khó, đòi hỏi trình độ cao của phẫu thuật viên cũng như phải có đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ. Cụ thể, nếu mở đường qua xương ức thì bác sĩ sẽ tiếp cận trực diện với các mạch máu nuôi tim, giúp thao tác dễ dàng và chính xác. Nhưng khi mổ qua đường ngực, khoảng cách đến tim xa hơn, buộc phải có dụng cụ nâng trái tim lên để giúp bác sĩ tiếp cận mạch vành dễ hơn. Song song đó, hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể cũng được thực hiện qua các cannula đặt ở đường tĩnh mạch và động mạch đùi nhằm hỗ trợ cho tim.

ekip phẫu thuật viên tiến hành mổ tim
Êkip phẫu thuật viên tiến hành mổ tim ít xâm lấn, bắc 3 cầu nối mạch vành cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

TS.BS Nguyễn Anh Dũng chia sẻ: “Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng tôi thực hiện ca phẫu thuật này. Đầu tiên là khả năng không tiếp cận được mạch vành để khâu nối. Khi đó, buộc phải chuyển qua phương pháp mổ thông thường là mở đường xương ức, khiến tình trạng của bệnh nhân diễn biến nặng hơn. Thứ hai, các thao tác trên mạch vành rất khó khăn, khiến việc khâu nối không thực sự tốt dễ gây tắc mạch nối. Thứ ba là nguy cơ chảy máu, rối loạn nhịp tim. Cuối cùng, bệnh nhân từng xạ trị vùng cổ, bị tắc động mạch cảnh trái nên suốt quá trình mổ phải kiểm soát tốt huyết áp, huyết động nhằm đảm bảo chức năng tim, tránh nguy cơ đột quỵ”.

Nhờ vạch ra chiến lược mổ hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ giữa êkip gây mê – phẫu thuật cùng kỹ năng cao của các bác sĩ, ca mổ diễn ra thuận lợi trong vòng 4 giờ. Bác sĩ bắc được 3 cầu động mạch vành, khôi phục dòng máu nuôi tim. Đặc biệt, vì mở đường ngực bên nên bệnh nhân ít chảy máu, không bị nhiễm trùng xương ức, giữ được độ cứng thành ngực. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, có thể tập thở một cách dễ dàng hơn. Năm ngày sau, ông Trung đủ điều kiện xuất viện.

Bác sĩ Dũng thông tin, phương pháp mổ ít xâm lấn với đường mổ bên ngực được áp dụng tại các bệnh viện lớn với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ phẫu thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm mổ tim – mạch máu. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao, tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường cần đi khám sớm để được giải quyết kịp thời.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Xem tiếp...
 
Top Bottom