SỨC KHỎE - GIA ĐÌNH

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm phòng ngừa bệnh, Kinh nghiệm vàng khám phụ khoa, Kinh nghiệm vàng khi quan hệ tình dục, Review kinh nghiệm khám nam khoa nhanh chóng, Hướng dẫn theo dõi chăm sóc sức khỏe trẻ em, Chia sẽ kinh nghiệm bà bầu

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
SỨC KHỎE
Tổng thành viên
59
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
10K
Tổng lượt xem
331K

Mổ Phaco cườm mắt: Chỉ định, quy trình và chăm sóc phục hồi

Mổ Phaco là kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiện nay. Vậy mổ Phaco cườm mắt là gì? Người bệnh nào được chỉ định mổ phaco? Quy trình và chăm sóc phục hồi như thế nào?

Mổ Phaco


Mổ Phaco là gì?


Mổ Phaco là dùng sóng siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể thành những mảnh nhỏ. Sau đó, bác sĩ hút những mảnh nhỏ ra khỏi mắt. Cuối cùng, thủy tinh thể nhân tạo sẽ thay thể thủy tinh bị hỏng. Mổ Phaco giúp phục hồi thị lực cho người bệnh bị đục thủy tinh thể hoặc thủy tinh thể bị mờ. [1]

Mổ Phaco được thực hiện bằng thiết bị tinh vi gọi là máy Phaco. Máy gồm một tay khoan, bàn đạp chân, hệ thống tưới và hút, nhiều đầu khác nhau được uốn cong ở các góc khác nhau để truyền năng lượng siêu âm một cách chính xác.

Tại sao cần mổ Phaco?


Hiện có 3 loại phẫu thuật chính được dùng để điều trị đục thủy tinh thể, gồm:

  • Mổ Phaco
  • Phẫu thuật ngoài bao (ECCE)
  • Phẫu thuật khúc xạ không sử dụng dao có hỗ trợ laser Femtosecond (FLACS).

Năm 1967, tiến sĩ Charles Kelman – chuyên gia nhãn khoa người Mỹ đã phát minh ra kỹ thuật phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện đại Phaco ngày nay. Trước khi mổ Phaco ra đời, để điều trị đục thủy tinh thể, các bác sĩ loại bỏ toàn bộ thủy tinh thể và bao. Tuy nhiên, lúc này phẫu thuật còn khó khăn trong việc lắp chính xác thủy tinh thể thay thế. Vì vậy, người bệnh buộc đeo kính dày và nặng để điều chỉnh tật viễn thị.

Với phương pháp mổ Phaco, các bác sĩ đã khắc phục được khuyết điểm này. Mổ Phaco toàn bộ vỏ thấu kính được giữ lại, đảm bảo nền tảng ổn định cho thấu kính thay thế. Hơn nữa, kỹ thuật mổ Phaco đơn giản hơn mổ FLACS. Bác sĩ mổ FLACS yêu cầu tay nghề chuyên môn cao.

Riêng kỹ thuật mổ ECCE cũng ít được lựa chọn mà dần thay thế bởi các kỹ thuật mới hơn. Hầu hết các trường hợp, thị lực được điều chỉnh ngay lập tức và thủy tinh thể thay thế trở thành một bộ phận ổn định và lâu dài của mắt.

Hiện nay, mổ Phaco là loại phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến nhất được thực hiện ở các nước trên thế giới. Thế nhưng, không phải người bệnh nào cũng được chỉ định mổ Phaco. Bởi với một số người lớn tuổi, kỹ thuật ECCE thường được lựa chọn nếu thủy tinh thể không thể phá vỡ bằng sóng âm thanh tần số cao hoặc thủy tinh thể bị hỏng do chấn thương. Chưa kể, ở những người bệnh có thu nhập thấp thường lựa chọn mổ bằng phương pháp ECCE nhờ chi phí rẻ hơn.

Tương tự, FLACS phù hợp điều trị một số bệnh đục thủy tinh thể tiến triển hoặc phức tạp vì quy trình thường chính xác hơn.

Tại sao cần mổ Phaco
Cấu tạo mắt.

Đối tượng chỉ định mổ Phaco?


Đối tượng chỉ định mổ Phaco gồm:

  • Người bệnh đục thủy tinh thể và có chỉ định phẫu thuật.
  • Người đã bị đục thủy tinh thể thời gian dài trước khi thị lực bị ảnh hưởng và trở nặng đến mức phải phẫu thuật.
  • Không bị nhiễm trùng cấp tính ở mắt.

Những ưu điểm mổ mắt Phaco

  • Vết rạch nhỏ, ít xâm lấn: chỉ một vết rạch nhỏ, không cần khâu để hút thủy tinh thể ra ngoài và giảm hiện tượng loạn thị. [2]
  • Thời gian phẫu thuật nhanh: mổ Phaco thực hiện nhanh hơn nhiều so với ECCE và tương đương với FLACS, chỉ từ 5-10 phút/ca.
  • Thị lực phục hồi sớm: người mổ Phaco thường cải thiện thị lực ngay lập tức và sau 4 – 5 tuần sẽ đạt thị lực tối ưu. Thậm chí, nhiều người bệnh vừa rời bàn mổ đã thấy mắt sáng rõ, dù trước đó nhìn rất mờ như có màn sương trước mặt.
  • Ít biến chứng: mổ Phaco thực hiện gây tê tại chỗ, hạn chế rủi ro khi dùng thuốc gây mê toàn thân như những phương pháp khác. Kỹ thuật này không gây đau, không chảy máu, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Mổ Phaco có nguy hiểm không?


Mổ Phaco là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu và an toàn với nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên, giống với các ca phẫu thuật khác, mổ Phaco vẫn có một số rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương giác mạc và các bộ phận khác của mắt. Những rủi ro này tương đối thấp, tỷ lệ nhiễm trùng ước tính dưới 1% và hầu hết các biến chứng nhỏ và có thể được điều trị hiệu quả. Ngoài ra, thời gian phục hồi tương đối ngắn và người bệnh chỉ cần vài ngày là có thể hoạt động bình thường. [3]

Mổ Phaco có nguy hiểm không?
Mổ Phaco là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu và an toàn với nguy cơ biến chứng thấp.

Quy trình mổ Phaco

Thăm khám và tư vấn trước phẫu thuật


Mổ Phaco tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh đục thủy tinh thể và các yếu tố khác mà bác sĩ dùng 1 hoặc nhiều loại thuốc gây mê để giảm đau và khó chịu cho người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật. Các việc chuẩn bị trước phẫu thuật gồm:

  • Gây tê tại chỗ như lidocain nhỏ trực tiếp lên mắt.
  • Gây tê dây thần kinh mặt như dùng Marcaine và Lidocain để ngăn chuyển động mí mắt.
  • Gây mê toàn thân cho trẻ em, người bị chấn thương mắt hoặc những người không chịu đau được.

Tiến hành phẫu thuật


Sau khi thuốc mê truyền và bắt đầu có hiệu lực. Người bệnh được đặt lên bàn mổ có phủ nhựa và mí mắt giữ mở bằng một thiết bị gọi là mỏ vịt.

Các bước mổ Phaco bao gồm:

  1. Bác sĩ phẫu thuật rạch một hoặc hai vết rạch nhỏ ở rìa giác mạc.
  2. Sau đó, bác sĩ tạo một lỗ trên màng bao quanh thủy tinh thể.
  3. Tiêm nước muối vào bao để tách thủy tinh thể ra khỏi bao xung quanh.
  4. Bác sĩ sẽ phá vỡ thủy tinh thể bằng một loạt các đầu siêu âm phát xung (dao động) ở các tốc độ khác nhau. Tốc độ dao động được bác sĩ điều khiển bằng cách đạp chân trên bàn đạp của thiết bị.
  5. Khi các sợi thủy tinh vỡ ra (cắt nhỏ) thì hệ thống tưới và hút đồng thời các mảnh hút ra ngoài.
  6. Một thấu kính nội nhãn (IOL) làm bằng silicone hoặc acrylic được đưa vào viên nang để thay thế thấu kính bị hỏng.
  7. Vết rạch mổ Phaco nhỏ hơn so với phẫu thuật đục thủy tinh thể truyền thống nên cần khâu ít hoặc không cần.

Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật


Sau phẫu thuật, người bệnh được đưa đến phòng hồi sức và theo dõi cho đến khi hết tác dụng của thuốc tê/mê (thường trong vòng 30 phút).

Sau khi xuất viện, cần có người đi cùng người bệnh đưa về nhà vì tầm nhìn người bệnh có thể bị mở trong một thời gian.

Tại nhà, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nếu người bệnh thấy các mạch máu nổi lên hoặc vết bầm tím quanh mắt, hãy yên tâm vì đây là tác dụng phụ bình thường và biến mất trong vài ngày.

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật


Hầu hết, người bệnh đã phục hồi thị lực sau phẫu thuật và một số người bệnh đạt thị lực ở mức tốt nhất sau khi đặt IOL. Một số người bệnh không cần dùng kính mắt hoặc kính áp tròng sau khi mổ Phaco. Người bệnh nhận thức được màu sắc và độ sâu tốt hơn và tiếp tục hoạt động như thường ngày. [4]

Quy trình mổ Phaco
Thấu kính nội nhãn (IOL) được đưa vào viên nang để thay thế thấu kính bị hỏng trong mổ Phaco.

Chăm sóc và phục hồi sau mổ Phaco

  • Các cuộc hẹn tái khám: người bệnh tái khám vào ngày hôm sau sau phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tháo tấm che mắt và kê thuốc nhỏ mắt để ngăn nhiễm trùng và kiểm soát áp lực nội nhãn. Các lần kiểm tra tiếp theo thường gồm 1 tuần, 3 tuần và 6 – 8 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên, lịch khám có thể thay đổi tùy thuộc vào bất kỳ biến chứng hoặc triệu chứng nào đó sau mổ Phaco.
  • Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật: Người bệnh cần dùng đúng liều thuốc nhỏ mắt kháng sinh mà bác sĩ kê dù thị lực đã trở nên tốt hơn. Hầu hết các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh thường kê đơn từ 7 – 10 ngày.

Biến chứng sau mổ Phaco


Mổ Phaco có một số biến chứng như:

  • Tổn thương mắt: mổ Phaco có thể gây tổn thương mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực bao gồm mù lòa.
  • Nhiễm trùng: phẫu thuật cũng bị nhiễm trùng. Trường hợp nặng phải ở lại bệnh viện một thời gian.
  • Để lại sẹo: vết sẹo sau phẫu thuật rất dễ thấy và mất một thời gian để vết sẹo lành lại.
  • Đục bao sau: một biến chứng phổ biến của phẫu thuật và cần điều trị bổ sung để loại bỏ nó.
  • Tăng nhãn áp: cần kiểm tra mắt thường xuyên sau phẫu thuật để theo dõi các triệu chứng bệnh tăng nhãn áp.

Các thắc mắc thường gặp về mổ Phaco

1. Đục thủy tinh thể cần mổ Phaco không?


Đục thủy tinh thể ngày nay thường mổ Phaco. Đây là phẫu thuật được thực hiện phổ biến nhất trên thế giới. Hơn nữa, những cải tiến gần đây trong công nghệ cũng khiến mổ Phaco trở thành ca phẫu thuật được thực hiện thành công và giảm sự phụ thuộc vào kính.

2. Mổ Phaco bao lâu làm việc bình thường?


Trung bình một người bệnh mất khoảng hai tuần để hồi phục hoàn toàn sau mổ Phaco. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau nhẹ và khó chịu nhưng phần lớn hết trong vài ngày. Người bệnh vẫn tiếp tục các hoạt động thường ngày khi có thể. Nếu thắc mắc hay có vấn đề gì hãy liên hệ ngay với bác sĩ. [5]

3. Mổ Phaco có phải kiêng gì không?


Mổ Phaco người bệnh cần kiêng:

  • Tắm ngoài bể bơi và bồn tắm nước nóng ít nhất 1 tuần.
  • Nấu ăn vì dầu mỡ bắn vào mắt.
  • Hoạt động hoặc vận động.
  • Ra đường ngày nhiều gió. Nếu phải đi thì cần đeo kính chắn ở cả hai 2 bên mắt.

Sau khi ổn định, người bệnh có thể xem TV, tắm vòi sen, tắm bồn và làm việc trên máy tính bình thường.

4. Mổ Phaco có tái phát không?


Mổ Phaco không tái phát vì thủy tinh thể bị đục đã được loại bỏ và thay thế. [6]

Mổ Phaco có tái phát không?
Mổ Phaco là một cuộc phẫu thuật an toàn và không đau.

Mổ Phaco là một cuộc phẫu thuật an toàn và không đau. Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao giúp quá trình khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp cho người bệnh.

Mổ Phaco là loại bỏ toàn bộ thủy tinh thể của mắt. Thông qua bài viết “Mổ Phaco cườm mắt: Chỉ định, quy trình và chăm sóc phục hồi”. Người bệnh hiểu hơn và phương pháp điều trị này và lựa chọn được cách điều trị phù hợp dành cho đôi mắt mình.

Xem tiếp...
 
Top Bottom