Theo kinh nghiệm dân gian, mẹo trị lang ben bằng củ riềng là một trong những phương pháp chữa bệnh an toàn, lành tính và được nhiều người áp dụng bởi những đặc tính hữu hiệu. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, vì vậy người bệnh cần tránh phụ thuộc vào phương pháp này hoàn toàn.
Củ riềng là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng làm thành các gia vị để chế biến và làm tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời củ riềng còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.
Củ riềng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Theo Đông y, củ riềng có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm, dược liệu này có tác dụng bổ Tỳ, Vị, giảm đau, ôn trung và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, củ riềng còn được áp dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đau dạ dày, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng, phong thấp, eczema và bệnh lang ben.
Theo Y học hiện đại, trong riềng có chứa 0.5 – 1% tinh dầu cùng một số thành phần có lợi như Xineola, Galangola, Alpine, Metylxinnamat và Kaemferol có công dụng điều trị các bệnh về da, phong thấp, hắc lào,… được nhiều người tin dùng.
Sử dụng củ riềng để trị lang ben là bởi vì trong thành phần của củ này thường có tác dụng kháng viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khả năng tự diệt khuẩn tự nhiên chỉ áp dụng được cho những vùng lang ben nhỏ và chưa lan rộng ra cơ thể.
Một số tác dụng khi sử dụng củ riềng để trị lang ben cụ thể như:
Dùng củ riềng để trị lang ben là mẹo dân gian được truyền đạt lại bằng nhiều cách, bạn có thể bôi trực tiếp bằng củ riềng hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác để mang đến hiệu quả tốt hơn. Một số mẹo được dùng phổ biến mà bạn có thể áp dụng như sau:
Sử dụng riềng tươi nguyên chất sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lang ben hiệu quả, làm thuyên giảm những triệu chứng về ngứa, rát và khó chịu do bệnh lang ben gây ra.
Nguyên liệu: 1 củ riềng tươi
Cách thực hiện:
Kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp ức chế được sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh và làm giảm nhanh các triệu chứng về ngứa, rát do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
Củ riềng ngâm rượu trắng hỗ trợ chữa bệnh lang ben hiệu quả
Cách thực hiện:
Trong chanh có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của 2 loại thảo dược này.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Trong cồn có chứa thành phần Ethanol, có khả năng sát trùng mạnh và thường được sử dụng trong y tế để ngăn chặn sự nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn gây ra. Vì vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp đẩy nhanh được hiệu quả.
Nguyên liệu:
Kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng về ngứa, rát, khó chịu do bệnh gây ra
Cách thực hiện:
Củ riềng nói riêng và một số loại thảo dược nói chung đều có chung đặc điểm bởi đặc tính công hiệu, lành tính và an toàn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây trước khi áp dụng:
Trên đây là những thông tin về chữa bệnh lang ben bằng củ riềng, phương pháp điều trị này được đánh giá là có khoa học. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo qua những mẹo chữa trị này và cần phải lưu ý trước khi áp dụng để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm:
Xem tiếp...
Công dụng của củ riềng dùng để trị lang ben
Củ riềng là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng làm thành các gia vị để chế biến và làm tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời củ riềng còn mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.
Theo Đông y, củ riềng có tính ấm, vị cay nồng và có mùi thơm, dược liệu này có tác dụng bổ Tỳ, Vị, giảm đau, ôn trung và kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, củ riềng còn được áp dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đau dạ dày, ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng, phong thấp, eczema và bệnh lang ben.
Theo Y học hiện đại, trong riềng có chứa 0.5 – 1% tinh dầu cùng một số thành phần có lợi như Xineola, Galangola, Alpine, Metylxinnamat và Kaemferol có công dụng điều trị các bệnh về da, phong thấp, hắc lào,… được nhiều người tin dùng.
Sử dụng củ riềng để trị lang ben là bởi vì trong thành phần của củ này thường có tác dụng kháng viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khả năng tự diệt khuẩn tự nhiên chỉ áp dụng được cho những vùng lang ben nhỏ và chưa lan rộng ra cơ thể.
Một số tác dụng khi sử dụng củ riềng để trị lang ben cụ thể như:
- Chữa bệnh hắc lào: Các hoạt chất có trong riềng có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng gây ngứa rát trên da, giúp chữa hắc lào hiệu quả.
- Trị bệnh lang ben: Các tinh chất có trong riềng có thể giúp tiêu viêm, ức chế được sự phát triển và lây lan của các vi khuẩn nấm.
- Chữa tỳ vị hư hàn: Có tác dụng làm cân bằng âm dương, thải độc tố và giúp bổ sung các loại dưỡng chất cho cơ thể.
- Trị bệnh phong thấp: Có thể sử dụng làm thành các bài thuốc xoa bóp để giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau mỏi.
Mẹo dùng củ riềng trị lang ben
Dùng củ riềng để trị lang ben là mẹo dân gian được truyền đạt lại bằng nhiều cách, bạn có thể bôi trực tiếp bằng củ riềng hoặc kết hợp với những nguyên liệu khác để mang đến hiệu quả tốt hơn. Một số mẹo được dùng phổ biến mà bạn có thể áp dụng như sau:
1. Trị lang ben bằng nước cốt riềng
Sử dụng riềng tươi nguyên chất sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh lang ben hiệu quả, làm thuyên giảm những triệu chứng về ngứa, rát và khó chịu do bệnh lang ben gây ra.
Nguyên liệu: 1 củ riềng tươi
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ riềng đem rửa sạch rồi cạo vỏ và giã nhuyễn.
- Bước 2: Trước khi tiến hành, bạn cần vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước sạch và lau khô.
- Bước 3: Chắt lấy nước cốt và bôi trực tiếp vào vùng da bị lang ben, thực hiện bôi từ ngoài vào trong hoặc có thể lấy cả bã đắp trực tiếp vào.
- Bước 4: Thực hiện bài thuốc này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, kiên trì thực hiện trong vòng từ 5 – 7 ngày để đạt kết quả tốt.
2. Trị lang ben bằng củ riềng ngâm rượu
Kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp ức chế được sự lây lan của các loại vi khuẩn gây bệnh và làm giảm nhanh các triệu chứng về ngứa, rát do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
- 200g riềng
- 500ml rượu trắng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch củ riềng, cạo sạch vỏ và đem giã nát.
- Bước 2: Cho phần riềng đã được giã nát vào một lọ thủy tinh, sau đó đổ 500ml rượu trắng vào. Ngâm hỗn hợp từ 2 – 3 ngày rồi đem ra sử dụng.
- Bước 3: Dùng hỗn hợp bôi vào vùng da bị bệnh mỗi ngày từ 2 – 3 lần, kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần để thấy được công hiệu.
3. Trị lang ben bằng riềng với nước cốt chanh
Trong chanh có chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng của 2 loại thảo dược này.
Nguyên liệu:
- 1 củ riềng già
- 1 quả chanh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Củ riềng rửa sạch, cạo sạch vỏ và giã nát.
- Bước 2: Cắt nước cốt chanh và trộn đều 2 hỗn hợp này lại.
- Bước 3: Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 5 phút rồi để nguội. Sau đó dùng tăm bông hoặc bông y tế thấm vào hỗn hợp và thoa đều lên các vùng da bị lang ben.
- Bước 4: Sau khi thoa nên để yên trong khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Áp dụng cách này mỗi ngày 2 lần và duy trì thực hiện từ 5 – 7 ngày để đạt kết quả như mong muốn.
4. Trị lang ben bằng củ riềng và cồn
Trong cồn có chứa thành phần Ethanol, có khả năng sát trùng mạnh và thường được sử dụng trong y tế để ngăn chặn sự nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn gây ra. Vì vậy, khi kết hợp 2 nguyên liệu này với nhau sẽ giúp đẩy nhanh được hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 100g củ riềng già
- 200ml dung dịch cồn 60 độ
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch củ riềng, cạo sạch vỏ rồi đem giã nát.
- Bước 2: Đổ riềng vừa giã nát vào một lọ thủy tinh, sau đó đổ cồn vào. Ngâm hỗn hợp này trong khoảng 2 – 3 ngày rồi đem ra sử dụng.
- Bước 3: Chiết nước ra và sử dụng một miếng bông gòn hoặc tăm bông thấm vào dung dịch và thoa lên vùng da bị lang ben. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh giảm và hết hẳn.
Lưu ý khi trị lang ben bằng củ riềng
Củ riềng nói riêng và một số loại thảo dược nói chung đều có chung đặc điểm bởi đặc tính công hiệu, lành tính và an toàn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây trước khi áp dụng:
- Đây là nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng hiệu quả sẽ chậm hơn so với sử dụng thuốc tây. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và chịu khó thực hiện thường xuyên. Nếu trong vòng 1 tuần mà tình trạng vẫn không khởi sắc thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
- Thông thường, các mẹo chữa dân gian chỉ áp dụng cho các trường hợp cho bệnh nhẹ, mới khởi phát. Đối với làn da bị vết lang ben lan rộng thì nên đi thăm khám và điều trị bằng thuốc.
- Hiệu quả tương đối chậm vì còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, vùng lang ben rộng hay hẹp của mỗi người.
- Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần kiêng cữ các loại thực phẩm cay nóng vì sẽ làm kích thích và tạo điều kiện khiến cho vi khuẩn lan rộng sang các vùng da khác, khi đó việc bôi thuốc sẽ không mang lại tác dụng.
- Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học để nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, giúp đẩy lùi các vết lang ben nhanh chóng.
- Trong quá trình sử dụng củ riềng trị lang ben, nếu như xuất hiện triệu chứng làn da bị kích ứng trong quá trình sử dụng thì nên ngưng lập tức và cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
- Không nên sử dụng phương thuốc điều trị lang ben ở khu vực vùng kín.
- Trong riềng có tính cay nóng, vì vậy không nên áp dụng phương pháp này cho phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có vùng da nhạy cảm.
- Mặc các loại trang phục rộng rãi và thoải mái để tránh cọ xát vào khu vực da bị tổn thương. Không nên gãi mạnh hoặc gãi nhiều lần vào vùng da bị lang ben.
Trên đây là những thông tin về chữa bệnh lang ben bằng củ riềng, phương pháp điều trị này được đánh giá là có khoa học. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo qua những mẹo chữa trị này và cần phải lưu ý trước khi áp dụng để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm:
Lang ben ở mặt – Cách chăm sóc, điều trị (tại nhà + thuốc)
- Dùng sữa tắm trị lang ben được không, loại nào tốt?
Thuốc Asa trị lang beng có khỏi không và cách dùng?
Xem tiếp...