THẨM MỸ LÀM ĐẸP

Chuyên đề: Chia sẽ kinh nghiệm nâng mũi, đặt túi nâng ngực, cắt mắt hai mí, hút mỡ, hút mỡ, làm đẹp vùng kín, nâng mông, căng da mặt, tiêm filler, botox, làm đẹp da, phun xăm, nha khoa, trang điểm, mỹ phẩm, đào tạo làm đẹp

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
LÀM ĐẸP
Tổng thành viên
90
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
7K
Tổng lượt xem
394K

Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian lưu truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có thể cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị. Áp dụng đồng thời mẹo chữa này với chế độ chăm sóc khoa học và các biện pháp chuyên sâu giúp rút ngắn thời gian điều trị, giảm tổn thương da và hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Tìm hiểu 7 mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian – Ưu điểm & Hạn chế​


Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là bệnh viêm da mãn tính, thường gây nổi mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy dữ dội. Bệnh lý này phát triển theo từng giai đoạn, có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát.

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm chàm tổ đỉa. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên áp dụng đồng thời với một số biện pháp cải thiện tại nhà nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng các phương pháp dân gian được khá nhiều người áp dụng. Phương pháp này tận dụng thảo dược từ thiên nhiên có đặc tính sát trùng, giảm ngứa và chống viêm nhằm cải thiện các triệu chứng của chàm tổ đỉa, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Mẹo chữa dân gian có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và hạn chế lạm dụng thuốc bôi

Trước khi áp dụng, bạn có thể cân nhắc giữa ưu điểm và mặt hạn chế của mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ tìm và khá an toàn
  • Thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng
  • Áp dụng thường xuyên có thể giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc bôi

Hạn chế:

  • Hiệu quả chậm và có chỉ có tác dụng hỗ trợ
  • Tác dụng phụ thuộc vào cơ địa nên có một số trường hợp không nhận thấy cải thiện khi áp dụng
  • Không được dùng cho trường hợp tổ đỉa có nhiễm khuẩn (tổ đỉa bội nhiễm)

Mặc dù vậy các mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian vẫn được áp dụng khá phổ biến. Nếu thực hiện đồng thời mẹo chữa dân gian kết hợp với việc sử dụng thuốc đều đặn và chăm sóc hợp lý, triệu chứng trên da có thể thuyên giảm sau khoảng vài tuần.

7 Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian​


Dưới đây một số mẹo chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian được áp dụng rộng rãi, bao gồm:

1. Lá trầu không chữa chàm tổ đỉa​


Trầu không là vị thuốc nam quý, có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng chống ngứa, chỉ thống (giảm đau), khu phong, tán hàn và hành khí. Ngoài ra một số nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, tinh dầu trong lá trầu có tác dụng kháng sinh mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn và vi khuẩn subtillis.

Vì vậy dùng trầu không chữa bệnh tổ đỉa có thể giảm ngứa da, chống viêm và ngăn ngừa bội nhiễm ở các mụn nước. Thực hiện mẹo chữa này thường xuyên giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa có tác dụng giảm ngứa và ngăn ngừa bội nhiễm da

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá trầu không và vò nát
  • Sau đó cho vào nồi nước đun trong khoảng 10 phút
  • Để nước ra thau và cho thêm 1 thìa muối biển vào
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa lòng bàn tay và bàn chân

2. Chữa bệnh tổ đỉa với lá lốt​


Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, tác dụng chỉ thống (giảm đau), tán hàn và sát khuẩn. Nhân dân thường dùng lá lốt để tắm hoặc ngâm rửa nhằm giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Biện pháp chữa bệnh tổ đỉa với lá lốt được khá nhiều người áp dụng vì có thể cải thiện mức độ ngứa và giảm sưng viêm đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Ngâm rửa lá lốt với nước muối
  • Sau đó vò xát và cho vào nồi nước
  • Đun sôi trong khoảng 5 phút thì tắt bếp
  • Dùng nước để ngâm rửa tay chân nhằm giảm ngứa và viêm đỏ

Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá lốt và chườm đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương. Cách này có thể tận dụng tối ưu dược tính của thảo dược và giúp tổn thương da nhanh lành.

3. Dùng tỏi giảm ngứa do bệnh tổ đỉa​


Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh, thảo dược này còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm hiện tượng sưng đỏ da.

Bên cạnh đó hoạt chất Allicin từ tỏi còn có tác dụng ức chế vi nấm gây nấm da và nấm kẽ – một trong những yếu tố thuận lợi gây bùng phát các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Dùng rượu tỏi là mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian được áp dụng khá phổ biến

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bóc vỏ 2 củ tỏi tươi và cho vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu vào sao cho ngập phần tỏi trong bình
  • Ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày là dùng được
  • Sau đó, lấy một ít dịch rượu thoa lên vùng da tổn thương
  • Để trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch

Lưu ý: Cách chữa này chỉ được thực hiện khi mụn nước chưa vỡ và chưa có bội nhiễm. Rượu tỏi chứa axit và cồn có thể gây đau rát và xót ở vùng da tổn thương.

4. Giảm ngứa da do tổ đỉa bằng muối biển​


Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình của bệnh chàm tổ đỉa. Triệu chứng này thường có xu hướng nghiêm trọng và dữ dội hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ.

Để phòng ngừa triệu chứng bùng phát vào ban đêm, nhân dân thường áp dụng mẹo chữa bằng muối biển. Muối biển có đặc tính sát trùng, giảm ngứa, kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Tận dụng dược liệu này có thể kiểm soát triệu chứng ngứa, giảm viêm sưng và hạn chế nguy cơ bội nhiễm da.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Chườm đắp hoặc ngâm muối biển giúp làm sạch vùng da tổn thương, giảm viêm và ngứa ngáy

Cách thực hiện:

  • Rang nóng 2 – 3 thìa muối hạt
  • Sau đó đợi muối nguội bớt rồi cho vào túi vải
  • Chườm trực tiếp lên lòng bàn tay và bàn chân để giảm ngứa
  • Nên áp dụng từ 1 – 2 lần/ ngày
  • Hoặc có thể ngâm chân với nước muối để làm sạch vùng da tổn thương và cải thiện các triệu chứng khó chịu

Theo giải thích từ y học hiện đại, nhiệt độ nóng từ muối biển có thể khiến dây thần kinh cảm giác bị đánh lạc hướng và không nhận biết được tín hiệu ngứa từ tổn thương da. Từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh chàm tổ đỉa gây ra.

5. Dùng chanh trị bệnh tổ đỉa​


Dùng chanh trị bệnh tổ đỉa cũng là một trong những mẹo chữa bệnh được áp dụng khá phổ biến. Mẹo chữa này có tác dụng giảm ngứa, làm thông thoáng vùng da tổn thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cách chữa từ chanh thích hợp với người bị bệnh tổ đỉa do tăng tiết tuyến mồ hôi ở bàn tay và bàn chân. Không chỉ gây bùng phát bệnh, hiện tượng tăng tiết mồ hôi còn kích thích da ngứa ngáy, sưng viêm nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da cần điều trị
  • Sau đó vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với 1 ít nước ấm theo tỷ lệ 1:1
  • Thoa hỗn dịch lên da và để trong 10 phút
  • Rửa lại với ấm và dưỡng ẩm cho da

Chanh chứa axit citric có thể gây cảm giác xót, rát và khó chịu khi áp dụng. Vì vậy bạn chỉ nên áp dụng mẹo chữa này khi mụn nước chưa vỡ và lở loét.

6. Điều trị bệnh tổ đỉa bằng gừng tươi​


Ngoài các thảo dược trên, bạn cũng có thể tận dụng gừng tươi để giảm ngứa và chống viêm ở vùng da bị tổ đỉa. Theo y học cổ truyền, gừng tươi có tác dụng giải độc, tán phong hàn và khử mùi hôi, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, hô hấp và da liễu.

Ngoài ra theo nghiên cứu từ dược lý hiện đại, dịch ngâm từ gừng tươi có thể kìm hãm một số vi khuẩn và vi nấm có hại. Bên cạnh đó, hoạt chất Zingerone và Gingerol trong thảo dược còn ức chế sản sinh prostaglandin – thành phần trung gian trong phản ứng viêm. Do đó áp dụng mẹo chữa tổ đỉa từ gừng có thể giảm viêm đỏ và ngứa ở vùng da bị tổ đỉa.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Hoạt chất trong gừng tươi có tác dụng chống viêm và giảm ngứa do bệnh tổ đỉa gây ra

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 2 củ gừng tươi và cắt thành lát
  • Đun sôi 2 lít nước và thả gừng vào
  • Để trong khoảng 2 phút thì tắt bếp
  • Đổ nước vào thau và cho thêm nước lạnh vào
  • Dùng nước gừng ngâm rửa chân tay để giảm ngứa

7. Dùng lá đào trị bệnh tổ đỉa​


Dùng lá đào là mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian ít phổ biến. Theo lý giải từ y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm và kháng khuẩn. Do đó dùng thảo dược này có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh chàm tổ đỉa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá đào tươi
  • Vò nát và cho vào nồi đun sôi
  • Sau đó đổ nước ra thau rồi đợi nước nguội bớt
  • Dùng nước lá đào ngâm rửa chân và tay

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện​


Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có ưu điểm lành tính, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên trên thực tế, một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng dị ứng, mẫn cảm và nhiễm trùng do thực hiện không đúng cách.

chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Nên phối hợp mẹo chữa dân gian với việc sử dụng thuốc bôi và thuốc uống theo hướng dẫn của bác sĩ

Vì vậy khi áp dụng mẹo chữa từ dân gian, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Chỉ áp dụng cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian khi không có bội nhiễm. Với trường hợp tổ đỉa có bội nhiễm (kèm mụn mủ), bạn nên thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Mẹo chữa dân gian chủ yếu là tận dụng thảo dược tự nhiên nên tác dụng khá chậm. Vì vậy bạn nên áp dụng đều đặn trong một thời gian dài để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
  • Tổ đỉa là bệnh mãn tính và dễ tái phát. Vì vậy ngoài cách chữa dân gian, bạn nên phối hợp với việc sử dụng thuốc, quang trị liệu và xây dựng chế độ chăm sóc khoa học.
  • Trong thời gian điều trị, cần giữ vệ sinh da và giữ vùng da bị bệnh thông thoáng nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm và ngứa ngáy dữ dội.
  • Tránh mang giày chật, thay vào đó nên mang giày có chất liệu thông thoáng, thấm hút và vừa kích cỡ.
  • Tuyệt đối không dùng rượu bia, hút thuốc lá, thực phẩm cay nóng và tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, dung dịch tẩy rửa.
  • Nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp dân gian có độ an toàn cao, dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, không thể điều trị và kiểm soát hoàn toàn tiến triển của bệnh. Do đó bạn nên kết hợp mẹo chữa dân gian với các biện pháp chuyên sâu được bác sĩ chỉ định để đạt được kết quả điều trị tối ưu.

Xem tiếp...
 
Top Bottom