Võ Thị Yến Linh
Fan Cứng
Người phụ nữ khiếm thị Diệp Thiên vừa thổi sáo vừa bán bút bi ở công viên (Thực hiện: Mộc Khải).
18h, đối lập với tiếng xe cộ ồn ào ngoài đường vào lúc tan tầm là tiếng sáo du dương, trầm bổng phát ra từ công viên Tao Đàn. Người thổi sáo là một phụ nữ trẻ, dáng dấp thong dong, 2 mắt không nhìn thấy đường. Chị cho biết mình tên Diệp Trần Ngọc Trâm, nhưng nhiều người vẫn quen gọi chị với cái tên Diệp Thiên.
Những ngày qua, chị Thiên nhận được nhiều sự chú ý của công chúng, khi mạng xã hội lan truyền đoạn clip ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng dù chống gậy do bị thương ở chân vẫn ra công viên tìm gặp và tặng chị 5 triệu đồng để động viên tinh thần.
Chị nói bản thân thường nghe nhạc Đàm Vĩnh Hưng, nên vừa được trò chuyện với nam ca sĩ, chị nhận ra ngay. Chị cũng từng nghe qua báo đài, biết chuyện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng giúp người đàn ông khiếm thị tên Phạm Bá Hồng điều trị mắt, nên khi Mr Đàm đến, chị cũng thấy vui.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đến công viên Tao Đàn để gặp gỡ chị Diệp Thiên (Ảnh: LM.Hạ).
Chị Thiên quê ở Cà Mau. Hồi 14 tuổi, trên đường đi chơi cùng bạn bè, chị bị xe tải tông, mắt bị va đập mạnh. Khi nhập viện, mắt trái của chị Thiên bị hỏng hoàn toàn, phải loại bỏ thay bằng mắt giả.
"Còn mắt phải của tôi thì bị tụ máu bầm, cũng chẳng thấy gì. Một thời gian sau, cha tôi nghe lời người ta nhỏ mật gấu vào mắt tôi, từ đó mắt phải của tôi bị teo võng mạc", chị Thiên kể.
14 năm qua, chị Thiên chấp nhận số phận "sống trong bóng tối". Dẫu vậy, chị vẫn lạc quan, yêu đời. Vừa trò chuyện, chị Thiên vừa đưa tay chỉnh nhạc hoặc sắp xếp lại bút bi trên quầy một cách nhanh nhẹn.
"Tôi quen rồi. Thêm nữa, điện thoại di động có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho người khiếm thị nên cuộc sống cũng không gặp quá nhiều khó khăn. May mắn là tôi cũng từng nhìn thấy, biết cuộc sống này ra sao chứ không phải mù bẩm sinh, nên tôi cũng nhớ được đường đi nước bước", chị Thiên bày tỏ.
Hơn 2 năm qua, chị Thiên bán bút bi để mưu sinh. Ngày trước, khi chưa biết thổi sáo, chị bán không được nhiều. Giờ đây, nhờ tiếng sáo, người ta cũng chú ý tới chị nhiều hơn. Hôm đắt khách, chị bán được 500.000-600.000 đồng, còn khi khách lưa thưa, chị bán cũng được 200.000-300.000 đồng.
"Có hôm tôi chỉ bán được 1-2 cây, nhưng người ta thấy hoàn cảnh của tôi đặc biệt, nên vừa mua lại vừa ủng hộ, có khi trả 50.000 đồng nhưng chỉ lấy có 1-2 cây bút. Tôi thấy vừa thổi sáo vừa bán bút rất hay, nên cũng đang học nâng cao thêm", chị cho hay.
Chị Thiên kể trước đây, chị được người quen giới thiệu làm việc tại các điểm xoa bóp cho người khiếm thị. Một hôm, tình cờ nghe tiếng sáo trên YouTube, chị thấy thích thú. Vốn yêu thích âm nhạc từ nhỏ, chị quyết định học thổi sáo.
Chị nói mình cũng thích hát, thích đàn, nhưng thấy bản thân hát không hay còn đàn thì hơi khó, nên chị chọn sáo. Thế là chỉ sau 6 tháng nỗ lực tập luyện, chị đã có thể "ra nghề" được hơn 1 năm nay.
Hiện tại, chị Thiên sống ở quận 10 (TPHCM). Mỗi ngày, chị bắt xe ôm công nghệ đi bán bút. Ngoài ra, chị còn tranh thủ thời gian trong tuần để học thổi sáo nâng cao. Chị mong muốn có thể mang đến tiếng sáo du dương hơn, bay bổng hơn đến người nghe. Đây cũng là cách để chị có thể lo cho người em trai sinh năm 2004 và con trai vừa tròn 8 tuổi của mình.
"Tôi không muốn làm gánh nặng cho ai nên tự nuôi con bao năm qua. Hiện tôi gửi con trai vào trường nội trú học, khoảng 10-15 ngày tôi mới đến thăm con một lần. Con ở xa cũng nhớ mẹ nhưng con hiểu hoàn cảnh của mẹ nên rất ngoan. Khi nào ổn định hơn, tôi sẽ đưa con về ở với mình", chị Thiên chia sẻ.
Em trai của chị Thiên thì đang theo học tại một trường cao đẳng ở TPHCM. Dù ở riêng để tiện việc di chuyển học hành và làm việc nhưng chị Thiên và em trai vẫn thường xuyên quan tâm và nương tựa nhau.
Với chị Thiên, em trai và con trai là niềm hy vọng, là ánh sáng của cuộc đời chị. Thế nên mỗi lần nhắc đến, chị không khỏi tự hào.
Thông thường, mỗi ngày chị Thiên di chuyển hết điểm này đến điểm khác ở TPHCM để vừa thổi sáo vừa bán bút. Chị mới đến công viên Tao Đàn bán được vài hôm và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người qua đường. Nhiều người đi ngang phải dừng lại để thưởng thức tiếng sáo, khen chị thổi sáo hay.
Chị kể: "Mới đến đây bán bút bi được 2 hôm, tôi gặp được một anh. Anh ấy viết bài chia sẻ hoàn cảnh của tôi lên Facebook nên mấy hôm nay, mọi người đến đây ủng hộ tôi nhiều hơn".
Chị Thiên nói thêm, nhờ thông tin lan tỏa, có đơn vị từ thiện đã đưa chị đi khám mắt cũng như xin thông tin của chị để hỗ trợ về sau. Tuy nhiên, chị Thiên cho biết theo chẩn đoán của bác sĩ, mắt chị bị tổn thương và đã qua một thời gian dài, nên cũng khó lòng chữa trị.
"Tôi mới đi khám mắt, bác sĩ nói không thể phẫu thuật nhưng hiện tại có một loại máy, cấy vào mắt có thể hỗ trợ nhìn, khi nào có thông tin bác sĩ sẽ báo cho tôi biết", chị Thiên chia sẻ.
Chị Diệp Thiên lạc quan, nỗ lực mưu sinh dù cơ thể khiếm khuyết (Ảnh: Mộc Khải).
Chị cũng nói thêm, cách đây mấy năm, chị nghe nói ở Thụy Điển có bác sĩ có thể chữa trị teo võng mạc, thoái hóa võng mạc bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc và đã thành công vài ca nên chị cũng ôm hy vọng rồi dành dụm tiền để mong có cơ hội sáng mắt.
"Tôi vẫn mong một ngày nào đó mình có thể nhìn thấy mọi thứ. Thế nhưng thực tế Thụy Điển rất xa, chi phí, khoảng cách đều là cái khó nên tôi cũng không dám hy vọng quá nhiều", chị Thiên bộc bạch.
Xem tiếp...
Biến cố năm 14 tuổi
18h, đối lập với tiếng xe cộ ồn ào ngoài đường vào lúc tan tầm là tiếng sáo du dương, trầm bổng phát ra từ công viên Tao Đàn. Người thổi sáo là một phụ nữ trẻ, dáng dấp thong dong, 2 mắt không nhìn thấy đường. Chị cho biết mình tên Diệp Trần Ngọc Trâm, nhưng nhiều người vẫn quen gọi chị với cái tên Diệp Thiên.
Những ngày qua, chị Thiên nhận được nhiều sự chú ý của công chúng, khi mạng xã hội lan truyền đoạn clip ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng dù chống gậy do bị thương ở chân vẫn ra công viên tìm gặp và tặng chị 5 triệu đồng để động viên tinh thần.
Chị nói bản thân thường nghe nhạc Đàm Vĩnh Hưng, nên vừa được trò chuyện với nam ca sĩ, chị nhận ra ngay. Chị cũng từng nghe qua báo đài, biết chuyện ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng từng giúp người đàn ông khiếm thị tên Phạm Bá Hồng điều trị mắt, nên khi Mr Đàm đến, chị cũng thấy vui.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đến công viên Tao Đàn để gặp gỡ chị Diệp Thiên (Ảnh: LM.Hạ).
Chị Thiên quê ở Cà Mau. Hồi 14 tuổi, trên đường đi chơi cùng bạn bè, chị bị xe tải tông, mắt bị va đập mạnh. Khi nhập viện, mắt trái của chị Thiên bị hỏng hoàn toàn, phải loại bỏ thay bằng mắt giả.
"Còn mắt phải của tôi thì bị tụ máu bầm, cũng chẳng thấy gì. Một thời gian sau, cha tôi nghe lời người ta nhỏ mật gấu vào mắt tôi, từ đó mắt phải của tôi bị teo võng mạc", chị Thiên kể.
14 năm qua, chị Thiên chấp nhận số phận "sống trong bóng tối". Dẫu vậy, chị vẫn lạc quan, yêu đời. Vừa trò chuyện, chị Thiên vừa đưa tay chỉnh nhạc hoặc sắp xếp lại bút bi trên quầy một cách nhanh nhẹn.
"Tôi quen rồi. Thêm nữa, điện thoại di động có nhiều ứng dụng hỗ trợ cho người khiếm thị nên cuộc sống cũng không gặp quá nhiều khó khăn. May mắn là tôi cũng từng nhìn thấy, biết cuộc sống này ra sao chứ không phải mù bẩm sinh, nên tôi cũng nhớ được đường đi nước bước", chị Thiên bày tỏ.
Làm mẹ đơn thân, nuôi em trai và con trai ăn học
Hơn 2 năm qua, chị Thiên bán bút bi để mưu sinh. Ngày trước, khi chưa biết thổi sáo, chị bán không được nhiều. Giờ đây, nhờ tiếng sáo, người ta cũng chú ý tới chị nhiều hơn. Hôm đắt khách, chị bán được 500.000-600.000 đồng, còn khi khách lưa thưa, chị bán cũng được 200.000-300.000 đồng.
"Có hôm tôi chỉ bán được 1-2 cây, nhưng người ta thấy hoàn cảnh của tôi đặc biệt, nên vừa mua lại vừa ủng hộ, có khi trả 50.000 đồng nhưng chỉ lấy có 1-2 cây bút. Tôi thấy vừa thổi sáo vừa bán bút rất hay, nên cũng đang học nâng cao thêm", chị cho hay.
Chị Thiên kể trước đây, chị được người quen giới thiệu làm việc tại các điểm xoa bóp cho người khiếm thị. Một hôm, tình cờ nghe tiếng sáo trên YouTube, chị thấy thích thú. Vốn yêu thích âm nhạc từ nhỏ, chị quyết định học thổi sáo.
Chị nói mình cũng thích hát, thích đàn, nhưng thấy bản thân hát không hay còn đàn thì hơi khó, nên chị chọn sáo. Thế là chỉ sau 6 tháng nỗ lực tập luyện, chị đã có thể "ra nghề" được hơn 1 năm nay.
Hiện tại, chị Thiên sống ở quận 10 (TPHCM). Mỗi ngày, chị bắt xe ôm công nghệ đi bán bút. Ngoài ra, chị còn tranh thủ thời gian trong tuần để học thổi sáo nâng cao. Chị mong muốn có thể mang đến tiếng sáo du dương hơn, bay bổng hơn đến người nghe. Đây cũng là cách để chị có thể lo cho người em trai sinh năm 2004 và con trai vừa tròn 8 tuổi của mình.
"Tôi không muốn làm gánh nặng cho ai nên tự nuôi con bao năm qua. Hiện tôi gửi con trai vào trường nội trú học, khoảng 10-15 ngày tôi mới đến thăm con một lần. Con ở xa cũng nhớ mẹ nhưng con hiểu hoàn cảnh của mẹ nên rất ngoan. Khi nào ổn định hơn, tôi sẽ đưa con về ở với mình", chị Thiên chia sẻ.
Em trai của chị Thiên thì đang theo học tại một trường cao đẳng ở TPHCM. Dù ở riêng để tiện việc di chuyển học hành và làm việc nhưng chị Thiên và em trai vẫn thường xuyên quan tâm và nương tựa nhau.
Với chị Thiên, em trai và con trai là niềm hy vọng, là ánh sáng của cuộc đời chị. Thế nên mỗi lần nhắc đến, chị không khỏi tự hào.
Cũng mong sáng mắt, nhưng không hy vọng quá nhiều
Thông thường, mỗi ngày chị Thiên di chuyển hết điểm này đến điểm khác ở TPHCM để vừa thổi sáo vừa bán bút. Chị mới đến công viên Tao Đàn bán được vài hôm và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người qua đường. Nhiều người đi ngang phải dừng lại để thưởng thức tiếng sáo, khen chị thổi sáo hay.
Chị kể: "Mới đến đây bán bút bi được 2 hôm, tôi gặp được một anh. Anh ấy viết bài chia sẻ hoàn cảnh của tôi lên Facebook nên mấy hôm nay, mọi người đến đây ủng hộ tôi nhiều hơn".
Chị Thiên nói thêm, nhờ thông tin lan tỏa, có đơn vị từ thiện đã đưa chị đi khám mắt cũng như xin thông tin của chị để hỗ trợ về sau. Tuy nhiên, chị Thiên cho biết theo chẩn đoán của bác sĩ, mắt chị bị tổn thương và đã qua một thời gian dài, nên cũng khó lòng chữa trị.
"Tôi mới đi khám mắt, bác sĩ nói không thể phẫu thuật nhưng hiện tại có một loại máy, cấy vào mắt có thể hỗ trợ nhìn, khi nào có thông tin bác sĩ sẽ báo cho tôi biết", chị Thiên chia sẻ.
Chị Diệp Thiên lạc quan, nỗ lực mưu sinh dù cơ thể khiếm khuyết (Ảnh: Mộc Khải).
Chị cũng nói thêm, cách đây mấy năm, chị nghe nói ở Thụy Điển có bác sĩ có thể chữa trị teo võng mạc, thoái hóa võng mạc bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc và đã thành công vài ca nên chị cũng ôm hy vọng rồi dành dụm tiền để mong có cơ hội sáng mắt.
"Tôi vẫn mong một ngày nào đó mình có thể nhìn thấy mọi thứ. Thế nhưng thực tế Thụy Điển rất xa, chi phí, khoảng cách đều là cái khó nên tôi cũng không dám hy vọng quá nhiều", chị Thiên bộc bạch.
Xem tiếp...