MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
695K

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới

"Nóc nhà" bỏ việc chăm con

Khi còn là học sinh tiểu học, em Bùi Khôi Nguyên (học sinh lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM) tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ phổ thông quốc tế Pearson Edexcel 2023 và đạt điểm toán cao nhất thế giới.

Điều ngạc nhiên là trước đó, ở kỳ thi này năm 2022, anh trai của em Bùi Khôi Nguyên là Bùi Trọng Nguyên cũng lập kỳ tích đạt điểm toán cao nhất thế giới mà em trai vừa giành được.

Từ nhỏ đến thời điểm hiện tại, hai anh em đều không đi học thêm nhưng cùng thi đậu vào lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 1

Hai anh em Bùi Trọng Nguyên (bên trái) và Bùi Khôi Nguyên đạt điểm toán cao nhất thế giới (Ảnh: NVCC).


Dù rằng hai con đạt kỳ tích đáng nể nhưng chia sẻ của vợ chồng anh Bùi Đức Nguyện và chị Mai Lê Anh Thi, bố mẹ hai cháu, không phải là câu chuyện về thành tích mà ở việc đồng hành cùng con trong những khoảnh khắc, trải nghiệm.

Anh Bùi Đức Nguyện tiết lộ, người đồng hành chính, gần gũi nhất với các con trong việc học và cuộc sống là... công của vợ, còn anh chủ yếu góp vai trò về mặt tinh thần.

Anh Nguyện và vợ - chị Mai Lê Anh Thi - cùng học Trường Đại học Bách khoa TPHCM. Khi hai con đến tuổi đi học, chỉ riêng việc các cháu tan trường lúc 3h30 chiều, việc bố mẹ đi làm theo giờ hành chính đã không thể đưa đón, chăm sóc con.

Họ đã bàn với nhau về việc quan trọng nhất lúc này là quán xuyến việc nhà, chăm sóc, đồng hành với con gái. Cả hai cùng trả lời câu hỏi: "Ai tin rằng mình có thể làm việc này tốt nhất?".

"Nóc nhà" đã đưa ra quyết định sẽ nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái khi cô ấy cho rằng đó là mình có thể làm tốt nhất. Đây là một quyết định mà thật sự tôi không thể làm được", anh Nguyện nói về sự cảm phục dành cho vợ.

Không có dò bài, học thêm

Ông bố hai con cho biết, vợ chồng anh quan điểm rõ ràng việc học là việc của con, trách nhiệm của bố mẹ nằm ở định hướng giúp con hiểu tầm quan trọng của học hành cũng như việc thiết lập kỷ luật. Anh chị chỉ đưa ra khung kỷ luật, còn sắp xếp, bố trí việc học hàng ngày thuộc về hai cháu.

Kể cả khi các con tham dự kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế nói trên, vợ anh cũng chỉ hỗ trợ bằng cách... đi xin các dạng đề về rồi con tự học, tự ôn tập.

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 2

Đến nay, trong gia đình anh Nguyện, chị Thi không có dò bài, chưa có học thêm (Ảnh: NVCC).


Trong gia đình anh không có khái niệm dò bài hay kiểm tra bài vở của con. Việc học đã có thời khóa biểu rõ ràng, các con có tránh nhiệm thực hiện nghiêm túc điều đó.

"Mỗi tuần các con sẽ có 2 tiếng để chơi trò chơi điện tử. Thời gian chơi vào ngày nào, mỗi buổi chơi bao nhiêu phút là việc các con tự sắp xếp, quản lý, bố mẹ không can thiệp, không kiểm soát. Chỉ khi con vi phạm nguyên tắc thì sẽ bị trừ thời gian vào tuần sau", anh Nguyện dẫn chứng về tình huống trao quyền cho con và kỷ luật từ bố mẹ.

Mối tương quan giữa bố mẹ và con cái trong gia đình anh Nguyện nghiêng về "bạn với tôi" nhiều hơn là "bố mẹ và con".

"Vì sao?" là câu hỏi được sử dụng nhiều trong gia đình. Vợ chồng anh khuyến khích con hỏi, chất vấn, trao đổi, tranh luận... và chính bố mẹ cũng luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để giải đáp cùng con. Điều này xuất phát từ việc anh chị cho rằng các con có quyền được biết vì sao con phải làm hay không làm việc này hay việc kia

Đến nay, cả khi hai cháu đều đậu vào lớp 6, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, anh Nguyện cho biết, trước đây hai cháu không học chữ trước khi vào lớp 1, chưa từng học thêm bên ngoài, trừ có học vẽ, học nhạc...

Trước đây, vợ chồng anh Nguyện cũng nghĩ, khi lớn hơn một chút, biết đâu con cần đi học thêm. Vậy nhưng đến nay, điều đó vẫn chưa đến, họ vẫn không thấy có nhu cầu cho con học thêm. Và hai con rất hạnh phúc với lựa chọn này.

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 3

Em Bùi Khôi Nguyên thích chơi đàn và hát những bài hát tự chế lời (Ảnh: NVCC).


Nói về việc con không học thêm, anh Nguyện lý giải, điều này xuất phát từ định hướng gia đình quan tâm nhiều hơn đến cách ứng xử, cảm xúc và trải nghiệm của các con trong cuộc sống.

Hai việc vợ chồng anh chăm chút và đầu tư nhất cho con là những chuyến đi và sách. Gia đình anh thường có những chuyến "phượt" cùng nhau như đi leo núi, khám phá tự nhiên, hang động... Suốt những tháng hè, các cháu không học hành, chỉ dành thời gian để đi và nghỉ ngơi.

Còn việc đọc sách của các con, anh Nguyện cười: "Nhà mình không tốn tiền học thêm nhưng rất tốn tiền sách".

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 4

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 5

Chị Anh Thi chọn nghỉ việc ở nhà để có nhiều thời gian đồng hành cùng con (Ảnh: NVCC).


Buổi tối, gia đình anh tắt điện đi ngủ lúc 21h30. Điều anh quan sát thấy là vợ anh luôn duy trì việc dành thời gian khoảng nửa tiếng mỗi ngày trước giờ ngủ để trò chuyện, thủ thỉ, lắng nghe các con.

Muốn con có tuổi thơ đẹp như tuổi thơ của mình

Nói về quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con, chị Mai Lê Anh Thi cho biết điều này xuất phát từ thôi thúc mong con có tuổi thơ đẹp như mình khi xưa.

Quan điểm của chị Thi, giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất. Nếu cái gì mình dạy được thì chính mình sẽ làm cùng con chứ không tập trung vào việc đẩy con ra bên ngoài học thêm.

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 6

Trọng Nguyên trong chuyến leo núi Bà Đen (Ảnh: NVCC).

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 7

Trọng Nguyên và Khôi Nguyên trong một chuyến thám hiểm ở Quảng Bình (Ảnh: NVCC).


Người mẹ không bị vội vàng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài. Chị chọn cách từng bước giúp con có mục tiêu cụ thể, biết mình muốn gì và tập trung vào đó.

Khi con còn nhỏ, điều chị ưu tiên nhất là tận dụng mọi cơ hội để con tiếp xúc với thiên nhiên, để con dầm mưa, đội nắng, trèo đèo, lội suối... bất kể lúc nào có thể.

Chị chia sẻ: "Bệnh đã có bác sĩ lo, còn trải nghiệm trong độ tuổi đó của con qua đi thì không cách nào lấy lại được. Mình ít khi để con ngồi không lắm!".

Hai con chị, lúc nào nhìn cũng đen nhem nhẻm, nhất là sau những ngày hè về quê ngoại chơi biển, cào nghêu cùng người dân địa phương, đi câu tôm tít, nghịch cát... Còn ở phố, vợ chồng chị cũng dành thời gian đưa con đi công viên, khu vui chơi, leo núi, cắm trại.

Thói quen đọc sách, chị Thi xây dựng từ khi các con chỉ mới vài tháng tuổi. Chị thừa nhận mình là người kiên trì, khi con chưa biết chữ, người mẹ vẫn mải mê đọc sách cho con nghe mỗi ngày một chút, đọc trước khi con đi ngủ... Khi các con đã tự đọc sách, chị lại đọc cùng con.

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 8

Mẹ bỏ việc ở nhà, hai con cùng lập kỳ tích điểm toán cao nhất thế giới - 9

Điều anh chị quan tâm nhiều nhất là cách ứng xử và trải nghiệm của con (Ảnh: NVCC).


Chị tự đánh giá mình là người kiên nhẫn trong việc trả lời các câu hỏi của con. Chị không nghĩ, con còn nhỏ không biết gì mà xác định con hỏi gì mẹ sẽ cố gắng để trả lời, nếu không biết chị sẽ tìm sự hỗ trợ từ sách, internet, từ chồng, từ mọi người...

Quá trình nuôi dạy con, chị Mai Thi trải lòng, cũng như mọi người mẹ, chị cũng gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng đến dồn dập, nhất là khi con còn bé, hai bé lại sinh sát nhau. Với chị, trong việc nuôi dạy con khó nhất là quản lý cảm xúc của bản thân.

Những lúc khủng hoảng, chị cũng thoáng trải qua suy nghĩ mình phải đánh đổi, hy sinh khi chọn nghỉ việc ở nhà chăm con. Nhưng với sự đồng hành, chia sẻ từ chồng và chính chị nhắc để mình nhớ về mong muốn được ở bên con của bản thân thì suy nghĩ phải đánh đổi đó đã không còn xuất hiện.

Xem tiếp...
 
Top Bottom