MUA BÁN

Chuyên đề: Kinh nghiệm pháp lý, mua bán, sang nhượng nhà đất, Kinh nghiệm thiết kế thi công, trang trí, Kinh nghiệm chọn sản phẩm giá tốt, Kinh nghiệm về ô tô, xe máy, xe điện, Kinh nghiệm ăn uống, khu nghỉ dưỡng, Kinh nghiệm bảo quản, chế biến món ăn

Chia sẻ nhóm

Tổng Quan

Loại
KINH DOANH - MUA BÁN
Tổng thành viên
86
Tổng sự kiện
0
Tổng số thảo luận
22K
Tổng lượt xem
693K

Mất mạng vì con nợ!

Không khéo léo đòi lại số tiền người vay còn thiếu, chủ hiệu cầm đồ vô cớ mất mạng dưới tay “con nợ”.

Đòi nợ không đúng cách

Trong sự việc này, người cho vay tiền là anh Đỗ Tiến H. (ở thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) vừa không lấy lại được tiền lại còn mất mạng chỉ vì cách đòi tiền sặc mùi “xã hội đen”.

Con nợ - người gây ra cái chết cho anh H. là Kiều Văn Tuấn (SN 1989, trú ở thôn Đại Đồng, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) thừa nhận: Do cần tiền để chi tiêu cá nhân, khoảng tháng 12/2015, Kiều Văn Tuấn đã đến cửa hiệu cầm đồ của anh Đỗ Tiến H. ở thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội để vay 20 triệu đồng dưới hình thức “bốc họ” và hứa hẹn trả dần trong 50 ngày.


mat


“Con nợ” Kiều Văn Tuấn (ngoài cùng, bên phải) mang án giết người cùng hai bị cáo liên quan trong vụ án.


Gần hết thời hạn trả nợ như giao kết nhưng Tuấn mới trả được 12 triệu đồng nên anh H. nhiều lần gọi điện thúc giục. Để cho chắc ăn, trước khi hẹn gặp Tuấn ra quán nước ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội nói chuyện, chủ quán cầm đồ cũng đã cho một vài “đàn em” gọi điện gây sức ép, buộc Tuấn sợ mà phải trả nợ đúng hạn cho mình.

Theo hẹn, Tuấn đến gặp anh H., nhưng đề phòng nhóm anh H. đi đông người nên Tuấn mang theo một chiếc kéo để phòng thân, đồng thời gọi điện thông báo tình hình tới “anh em” và rủ đi cùng, phòng trường hợp có ẩu đả.

Tới nơi, Tuấn bảo các bạn ngồi trên xe đợi rồi một mình đi vào quán nước thì thấy anh H. cùng Đỗ Hữu Đức (SN 1992) và Nguyễn Văn Quyết (SN 1994), đều trú ở huyện Quốc Oai đã ngồi đợi sẵn. Chưa kể, ở quán nước bên kia đường cũng có một tốp đàn em của anh H. đã ngồi chờ sẵn, nếu thấy “biến” ngay lập tức chạy sang ứng cứu đàn anh.

Tại quán nước, khi anh H. và Tuấn đang nói chuyện về việc vay nợ của Tuấn thì bất ngờ đối tượng này bị Quyết và Đức đánh từ phía sau bằng tay và điếu cày làm Tuấn bị chảy máu đầu.

Một tay bịt vết thương, tay còn lại Tuấn rút từ trong túi áo khoác ra chiếc kéo chuẩn bị sẵn từ trước, đâm liên tiếp nhiều nhát về phía đối phương, trong đó đâm trúng một nhát vào mạn sườn bên trái anh H.

Ngay lập tức, hai nhóm côn đồ lao vào nhau huyết chiến. Cuộc ẩu đả chỉ dừng lại khi có lực lượng chức năng vào cuộc. Anh H. được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong.

“Đừng để tiền mất, tật mang”

Luật sư Trương Công Đức (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đánh giá vụ án trên là đặc biệt nguy hiểm; hành vi của cả bên cho vay và bên vay đều hết sức côn đồ, coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe, tính mạng của người khác và chính bản thân mình.


no


Luật sư Trương Công Đức (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).


Trong vụ án, chủ nợ không may mất mạng, con nợ phải chấp hành hình phạt 20 năm tù về tội giết người là điều mà không một ai mong muốn.

Ở đây, Luật sư Trương Công Đức muốn nhấn mạnh, ngay từ đầu, anh Đỗ Tiến H. – chủ hiệu cầm đồ cũng đã tạo điều kiện cho Kiều Văn Tuấn vay tiền. Giao dịch giữa hai bên là hoàn toàn tự nguyện. Đặt địa vị vào người cho vay tiền, khi thấy gần hết hạn, “con nợ” không có khả năng trả nợ nên việc chủ nợ gọi điện thúc giục là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Tuy nhiên, anh H. không lường trước được rằng, khi áp dụng biện pháp đòi nợ trái pháp luật như đe dọa, dùng anh em xã hội áp chế thì đang từ đúng, người cho vay sẽ lại là người sai; tiền có khi không lấy được, bản thân lại vướng vòng lao lý; nghiêm trọng hơn là mất mạng như trong vụ án này…

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đức cho rằng: Trong trường hợp hai bên có quan hệ vay nợ lẫn nhau nên giải quyết thông qua thỏa thuận hoặc thông qua con đường tòa án thay vì đơn phương thực hiện hành vi lấy đi tài sản của người vay để trừ nợ.

“Không thiếu gì cách để đòi lại số tiền đã cho vay. Song dù bằng cách gì cũng nên mềm mỏng, đúng pháp luật. Pháp luật tố tụng dân sự quy định rằng, trong trường hợp hai bên có quan hệ vay nợ lẫn nhau và các bên không thỏa thuận được thời gian, thời hạn trả nợ cũng như số nợ phải trả, số lãi phải trả thì bên cho vay có thể yêu cầu tòa án giải quyết”, Luật sư Đức cho biết.

Xem tiếp...
 
Top Bottom